Tin các đơn vị
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin các đơn vị  >  
12 Chương trình đào tạo tiến sĩ của Trường ĐHKHXH&NV được phê duyệt tham gia đề án 89
Vừa qua, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN có 12 chương trình đào tạo tiến sĩ được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý cho phép tham gia đào tạo theo đề án 89 của Chính phủ.

Thông tin này được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố trong Quyết định số 1667/QĐ-BGDĐT ngày 1/6/2021 về việc “Ban hành danh sách các cơ sở đào tạo tham gia đào tạo và các ngành đào tạo (đợt tháng 6/2021) theo Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 (đề án 89). Theo đó, trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN là đơn vị có số lượng CTĐT tiến sĩ được Bộ GD&ĐT tin tưởng giao nhiệm vụ nhiều nhất, cụ thể gồm các chuyên ngành: Báo chí học, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Đông Nam Á học, Khảo cổ học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam, Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu, Quan hệ quốc tế, Quản lí khoa học và công nghệ, Tâm lí học, Xã hội học.

Ngày 18/1/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 89/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 (Đề án 89).

Theo Đề án 89, mục tiêu cụ thể của đề án là đào tạo trình độ tiến sĩ cho khoảng 10% giảng viên đại học, bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, trong đó 7% giảng viên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài; 3% giảng viên được đào tạo trong nước và phối hợp giữa các trường đại học Việt Nam với các trường đại học nước ngoài; phấn đấu 80% giảng viên các trường thuộc khối văn hoá, nghệ thuật và thể dục, thể thao đạt trình độ thạc sĩ trở lên, được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài và trong nước đạt chuẩn chất lượng khu vực và thế giới, cơ cấu hợp lý.

Theo tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để thực hiện mục tiêu đề án đặt ra, dự kiến trong 10 năm tới cần đào tạo khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hoá, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ.

 

 

 

 

 Thanh Hà
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :