Tin các đơn vị
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin các đơn vị  >  
Nhóm giảng viên xây dựng hệ thống cảnh báo ô nhiễm âm thanh tại trường học
Các giảng viên của Khoa Công nghệ giáo dục, Khoa Sư phạm, khoa các khoa học giáo dục, khoa Quản trị chất lượng, khoa Quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục cùng tham gia nhóm nghiên cứu triển khai dự án xây dựng: “Hệ thống cảnh báo ô nhiễm âm thanh PNI (pollution noise index) tại các trường phổ thông theo thời gian thực”. Đây là dự án nghiên cứu vì cộng đồng của nhóm giảng viên Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Các giảng viên của Khoa Công nghệ giáo dục, Khoa Sư phạm, khoa các khoa học giáo dục, khoa Quản trị chất lượng, khoa Quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục cùng tham gia nhóm nghiên cứu triển khai dự án xây dựng: “Hệ thống cảnh báo ô nhiễm âm thanh PNI (pollution noise index) tại các trường phổ thông theo thời gian thực”.

Hệ thống này đã ghi nhận dữ liệu khảo sát thực tế tại các thời điểm: trước giờ vào lớp, trong giờ học, giờ ra chơi ở cổng trường, sân trường và trong lớp học của 400 trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đem đến cảnh báo bước đầu cho các trường học được đặt trạm nghiên cứu.

Tiếng ồn (noise) là những âm thanh không mong muốn. Gây khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng tới quá trình làm việc và nghỉ ngơi.

Tiếng ồn vật lý là những dao động sóng âm với cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự và được lan truyền trong môi trường đàn hồi, đơn vị đo là dB (đề-xi-ben).

Kết quả từ nhóm nghiên cứu của trường Đại học Giáo dục nghiên cứu trên 400 trường phổ thông (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) ở cổng trường, hành lang lớp học và trong lớp học đã chỉ ra rằng, 100% các trường nghiên cứu đều bị ảnh hưởng ô nhiễm tiếng ồn từ môi trường bên ngoài với mức độ ồn từ 55-85Db, trong đó có trên 50% số trường có mức ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng (trên 85 Db).

Một số nguồn chính của tiếng ồn bước đầu được ghi nhận chủ yếu từ giao thông công cộng (gần trục quốc lộ, đường vành đai), từ công trình xây dựng, từ hoạt động của học sinh, giáo viên, các hoạt động chung của nhà trường...

Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu, các giảng viên nhà trường nhận được nhiều hỗ trợ từ các cấp quản lý giáo dục trong toàn ngành, các giáo viên phổ thông giúp nhóm nghiên cứu hoàn thành được nhiệm vụ.

Nhóm giảng viên đã lựa chọn và đặt 46 trạm sensors ghi nhận dữ liệu độ ồn theo thời gian thực.

Hệ thống tích hợp các phần mềm: App PNI trên điện thoại theo dõi thực trang ô nhiễm âm thanh tại vị trí của người sử dụng điện thoại và nhận các thông tin cảnh báo ô nhiễm, nguy hiểm đến sức khỏe qua email hoặc tin nhắn.

Hệ thống lưu trữ dữ liệu lớn, tích hợp với GIS cho kết quả là hệ thống các bản đồ thực trạng ô nhiễm âm thanh và hệ thống bản đồ heatmap biểu thị biến động ô nhiễm âm thanh theo thời gian thực của các trường phổ thông có đặt sensor nghiên cứu.

Hệ thống đã được triển khai thử nghiệm trong 3 tháng và đang tiếp tục hoàn thiện. Với hướng tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu khoa học giáo dục, nhóm nghiên cứu – các giảng viên của Trường Đại học Giáo dục không chỉ dừng lại ở nghiên cứu giải pháp công nghệ mà còn tìm kiếm, đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm âm thanh để bảo vệ sức khỏe học sinh và giáo viên trong bối cảnh ô nhiễm âm thanh ở môi trường học đường.

Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu liên ngành trong bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo các ngành mới như: Quản trị Công nghệ giáo dục, Quản trị trường học, Tham vấn học đường, Quản trị chất lượng giáo dục và Cử nhân khoa học giáo dục.

 Thu Hồng
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :