
Đối tượng Người đã có trình độ cử nhân Hán Nôm hoặc tương đương, có nguyện vọng muốn tham gia Dự án Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông hoặc có nguyện vọng muốn nâng cao năng lực cá nhân trong việc dịch thuật kinh điển Phật giáo. Mục đích Chương trình Bồi dưỡng năng lực dịch thuật kinh điển phương Đông cung cấp tri thức Phật học cơ bản, bồi dưỡng kỹ năng phiên dịch kinh điển Phật giáo từ cổ Hán tự sang tiếng Việt hiện đại cùng các kỹ năng biên tập, thể lệ, quy cách phiên dịch và giải nghĩa các tác phẩm kinh điển phương Đông. Chương trình hướng đến mục đích đào tạo đội ngũ chuyên môn chính thức tham gia và đội ngũ cộng tác viên tham gia việc phiên dịch và biên tập các tác phẩm kinh điển phương Đông. Chương trình đào tạo TT HỌC PHẦN I Phật học cơ bản: 10 1. Phật học đại cương: 3 2. Lịch sử tư tưởng Phật giáo Ấn Độ: 3 3. Mười tông phái Phật giáo: 2 4. Thiền tông và lịch sử Phật giáo Việt Nam: 2 II Thực hành dịch (dịch một số kinh – luận tiêu biểu): 16 5. Kinh tiêu biểu cho Phật giáo nguyên thủy: 2 6. Kinh tiêu biểu cho Phật giáo Đại thừa thời sơ kỳ: 2 7. Kinh tiêu biểu cho Phật giáo Đại thừa thời trung kỳ: 2 8. Kinh tiêu biểu cho Phật giáo Đại thừa thời vãn kỳ: 2 9. Luận cơ bản: 2 10. Luận cơ bản: 2 11. Duy thức học: 2 12. Phật giáo Nam Trung Hoa: 2 III Kỹ năng phiên dịch: 7 13. Lý thuyết phiên dịch Phật điển: 1 14. Ngữ pháp Hán cổ nâng cao: 2 15. Tình hình dịch Đại tạng kinh tiếng Hán (Trung Quốc), Việt Nam (đầu thế kỷ XX) và vấn đề đặt ra:1 16. Các hệ văn của kinh điển Phật giáo: 1 17. Kỹ năng phiên dịch: 2 IV Nghiệp vụ biên tập: 2 18. Nghiệp vụ biên tập: 2 V Các nội dung bổ trợ 19. Điền dã thực tế: 1 ngày 20. Điền dã thực tế: 1 ngày 21. Giới thiệu về Giáo hội Phật giáo Việt Nam: 1 ngày 22. Giới thiệu về Viện Trần Nhân Tông: định hướng phát triển và hoạt động khoa học: 1 ngày Giảng viên Chương trình đào tạo lớp Bồi dưỡng năng lực phiên dịch và biên tập kinh điển phương Đông của Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN dự kiến mời những giảng viên có trình độ kiến thức chuyên môn sâu: TT.TS. Thích Đức Thiện; TT.TS. Thích Nguyên Đạt; TS. Thích Quang Định; TS. Thích Quảng Đại; TT.TS. Thích Vạn Lợi; TS. Đinh Thanh Hiếu; TS. Mai Thị Thơm và nhiều chuyên gia khác. Công nhận kết quả học tập Học viên được cấp chứng nhận tốt nghiệp khi hoàn thành khóa học theo yêu cầu của chương trình. Hồ sơ đăng ký Phiếu đăng ký tham gia khóa học (mẫu kèm theo) Thời hạn đăng ký tham dự lớp: Tất cả các ngày trong tuần, có thể nộp đơn qua mạng (địa chỉ email: kinhdien@tnti.edu.vn; hoặc gửi đơn trực tiếp tại Viện Trần Nhân Tông, tầng 8, C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, hoặc cơ sở Mỹ Đình, ngõ 33 Lưu Hữu Phước, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội Thời gian và địa điểm học tập Dự kiến khai giảng: 15/10/2020 Thời gian học: 4 buổi 1 tuần, từ 17h30 đến 21h00 Địa điểm học tập – Viện Trần Nhân Tông, tầng 8, tòa C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. – Viện Trần Nhân Tông, Cơ sở Mỹ Đình, ngõ 33 Lưu Hữu Phước, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội. – Địa điểm thực hành tại Chùa Long Hưng, thôn Phương Trạch, xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội. Tài chính cho khóa học Miễn phí. Thông tin liên hệ Văn phòng Viện Trần Nhân Tông, Tầng 8 Tòa C1T, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Thường trực hỗ trợ và tư vấn tuyển sinh: Lê Tuấn Hùng 0902008898; Email: hunglt.tnti@gmail.com Phụ trách lớp học: Hoàng Ngọc Hiếu 0945773323. |