TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Tin tức chung 11:19:47 Ngày 15/03/2011 GMT+7
Hoàn thiện chương trình đào tạo phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ
Đó là chủ đề thảo luận chính trong phiên họp thường kỳ của Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQGHN ngày 14/3/2011.

Hội nghị đã bàn các nội dung cụ thế: nhận diện những điểm chưa phù hợp của chương trình đào tạo hiện nay với nhu cầu thực tiễn; xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra; giải pháp và lộ trình hoàn thiện chương trình đào tạo đại học phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ ở ĐHQGHN.

Kết thúc phiên họp, GS.TSKH Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Đào tạo có một số kết luận quan trọng:

ĐHQGHN đã có quá trình triển khai đào tạo tín chỉ trong thực tiễn, mà giai đoạn đầu tập trung áp dụng các yếu tố tích cực của phương thức đào tạo mới với kết quả đạt được rất đáng khích lệ. Đã đến lúc chuyển sang giai đoạn áp dụng toàn diện các yếu tố của đào tạo tín chỉ, đồng nghĩa với việc phải điều chỉnh rất nhiều vấn đề, ở nhiều khâu liên quan đến hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, cơ sở vật chất... Trong đó, việc đổi mới, điều chỉnh chương trình đào tạo là khâu quan trọng, then chốt để nâng hoạt động đào tạo tín chỉ phát triển lên một bước mới.

Các chương trình đào tạo sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng cường sự liên thông trong một khối ngành nói riêng và trong toàn ĐHQGHN nói chung. Việc hợp lý hoá nội dung, khối lượng cho từng môn học để cho từng đơn vị điều tiết nhưng trên cơ sở có quy định chung. Điều đó sẽ giúp hạn chế hiện tượng có quá nhiều môn trong một chương trình đào tạo, nhiều môn có số lượng tín chỉ ít khiến sinh viên phải thi cử quá nhiều, không đảm bảo thời lượng cho môn học... Sự điều chỉnh này sẽ bao gồm cả việc chú trọng tập trung hơn cho giảng dạy ngoại ngữ, kỹ năng mềm, thực tập thực tế... Cần thay đổi quyết liệt về nhận thức trong việc xây dựng chương trình đào tạo phải theo chuẩn đầu ra. Để làm được điều đó, cần có các nghiên cứu cụ thể để các chương trình đào tạo được tổ hợp theo nhu cầu xã hội, bên cạnh đó cần chú ý đến sự liên thông chặt chẽ giữa các cấp học.

Không thí điểm mà triển khai đồng bộ việc điều chỉnh chương trình đào tạo, nhưng trên cơ sở có tổ chức, đầu tư, kế hoạch cụ thể, chú trọng đến kinh nghiệm quốc tế. Điều chỉnh, xây dựng lại các chương trình cần tránh lắp ghép theo kiểu cơ học, tránh đầu tư dàn trải theo đầu chương trình. Ban Đào tạo sẽ có phương án rà soát và kiến nghị xem môn nào phải xây dựng lại và những nội dung điều chỉnh cụ thể của từng chương trình.

Thành lập hội đồng chuyên môn khối ngành đề điều phối giữa các môđun trong chương trình đào tạo.

Về kế hoạch thực hiện, không đưa ra thời hạn cứng cho từng đầu mục công việc áp dụng chung cho các đơn vị. Các đơn vị chủ động các công việc: rà soát lại chương trình đào tạo, tổ chức hội đồng chuyên môn đánh giá các chương trình đào tạo... để đến tháng 9/2012 có thể triển khai đào tạo theo chương trình mới.

Giao cho Ban Đào tạo lập phương án triển khai hướng dẫn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ này.

Tại phiên họp, các đại biểu đã nghe công bố quyết định bổ sung 7 uỷ viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQGHN nhiệm kỳ 2006-2011, gồm:

- PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ

- PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế

- GS.TS Hoàng Văn Vân - Chủ nhiệm Khoa Sau đại học

- TS. Nguyễn Ái Việt - Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin

- GS.TSKH Đào Triết - Chủ tịch Hội đồng ngành Luật

- GS.TS Bạch Thành Công - Chủ tịch Hội đồng liên ngành Vật lý - Điện tử viễn thông

- PGS.TS Phí Mạnh Hồng - Chủ tịch Hội đồng liên ngành Giáo dục học - Chính trị và Quản lý

 
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ