TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Tin tức chung 09:19:12 Ngày 19/10/2022 GMT+7
Kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc 2022: Sự chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế hướng tới nền kinh tế xanh và sáng tạo
Là chủ đề của “Diễn đàn kinh tế và thương mại Việt Nam – Hàn Quốc 2022” (VIKOEF 2022), do Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc, Đại học Quốc gia Pusan (Hàn Quốc), Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KORCHAM) tổ chức ngày 18/10/2022 tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc và 77 năm Quốc khánh Hàn Quốc.

Tham dự diễn đàn có, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế Nguyễn Trúc Lê; Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Lê Trung Thành; ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc (VIKOFA), Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; ông Hong Sun, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM); Ông Min Moonki, Tùy phái viên Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam; ông Ko Sang Goo, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Hàn Quốc - Việt Nam (KOVIFA); các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức phát triển; các hiệp hội và hội nghề nghiệp; các giảng viên và nhà khoa học đến từ các đại học trong và ngoài ĐHQGHN.

Diễn đàn bao gồm 04 phiên chuyên đề, phiên tổng thể và các phiên thảo luận chính sách.

Tại phiên toàn thể, các diễn giả thảo luận về chủ đề: “Bức tranh kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc: từ kỳ tích sông Hàn và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. Cũng trong phiên này, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN giới thiệu Ấn phẩm tiếng Anh “Sự chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam và Hàn Quốc trong thế kỷ XXI hướng tới nền kinh tế xanh và sáng tạo” do Nhà xuất bản ĐHQGHN phát hành. Nội dung cuốn sách gồm 21 chương được cấu trúc theo 4 nhóm chủ đề: Hợp tác kinh tế và thương mại tại Việt Nam và Hàn Quốc (phần 1); Quan hệ đầu tư và kinh doanh giữa Việt Nam và Hàn Quốc (phần 2); tăng trưởng xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam và Hàn Quốc (phần 3); chuyển đổi văn hóa – xã hội và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam và Hàn Quốc (phần 4). Điểm nổi bật của cuốn sách là cung cấp cho người đọc thông tin tổng hợp về thực trạng, bài học kinh nghiệm và những hàm ý chính sách của Việt Nam và Hàn Quốc trong tất cả các lĩnh vực hợp tác phát triển, đặc biệt là những cơ hội thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam – Hàn Quốc đi vào chiều sâu, hiệu quả trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA).

Các đồng chủ biên của cuốn sách bao gồm: PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê, TS. Vũ Tiến Lộc, PGS.TS. Nguyễn An Thịnh (Trưởng Khoa Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN) và GS.TS. Lee Keunjae (Trưởng Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc).

Phiên chuyên đề và phiên thảo luận tập trung vào mối quan hệ kinh tế và thương mại Việt Nam – Hàn Quốc hướng tới nền kinh tế xanh và sáng tạo và những khuyến nghị chính sách cho Việt Nam. Ý kiến tham luận của các đại biểu tập trung vào bốn vấn đề lớn, đó là: quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc; phát triển xanh, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu tại Việt Nam và Hàn Quốc; hợp tác kinh tế giáo dục, văn hóa và thể thao giữa Việt Nam và Hàn Quốc; chuyển đổi số, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc.

TS. Vũ Tiến Lộc - Đại biểu Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế VN (VIAC), Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc (VIKOFA)

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN chia sẻ trong lễ khai mạc diễn đàn

 “Diễn đàn kinh tế và thương mại Việt Nam – Hàn Quốc 2022” (VIKOEF 2022) được tổ chức hướng tới các mục tiêu làm rõ những thành tựu của mô hình nhà nước kiến tạo phát triển của Hàn Quốc và những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể vận dụng trong bối cảnh phát triển hiện nay; thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế và thương mại gắn với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu giữa hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc; kết nối các đối tác thương mại, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam và Hàn Quốc; đánh giá thực trạng và tìm kiếm giải pháp tháo gỡ các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế; cung cấp những luận cứ khoa học, các giải pháp chính sách, tài chính, kĩ thuật và xã hội hướng tới mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và phát triển bền vững tại Việt Nam và Hàn Quốc.

Phiên thảo luận chung với chủ đề “Bức tranh kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc: Từ kỳ tích sông Hàn và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”do PGS.TS Lê Trung Thành – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐQHGHN chủ trì

VIKOEF 2022 được kỳ vọng sẽ mở ra những hợp tác mới trong nghiên cứu học thuật ứng dụng vào thực tiễn giữa các trường đại học thuộc ĐHQGHN với các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức phát triển, các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam và Hàn Quốc, hướng tới giải quyết các vấn đề lớn về phát triển kinh tế, xã hội bền vững của hai quốc gia.

Các tin liên quan:

Sinh viên ĐHQGHN được trao đổi tín chỉ tại ĐH Adelaide, Australia – nhóm 100 thế giới

Giám đốc ĐHQGHN công nhận Chủ tịch Hội đồng Trường và Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế với ông Nguyễn Trúc Lê và Lê Trung Thành

 VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ