Ngày 07/03/2025, Đảng ủy Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã ban hành văn bản số 130-KH/ĐU về Kế hoạch tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2025 cấp ĐHQGHN. Để Cuộc thi trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, giảng viên, nhà khoa học, học sinh, sinh viên, học viên sau đại học trong ĐHQGHN, đem lại hiệu quả, kết quả thiết thực, bảo đảm được yêu cầu đề ra theo công văn số 2960-CV/BTGTU, ngày 25/2/2025 của Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội và Kế hoạch số 130-KH/ĐU ngày 07/03/2025 của Ban Thường vụ Đảng ủy ĐHQGHN, Ban Tuyên giáo Đảng ủy ĐHQGHN định hướng các cấp ủy trực thuộc Đảng bộ ĐHQGHN, Công đoàn ĐHQGHN, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên ĐHQGHN và các tập thể, cá nhân thực hiện một số nội dung sau: 1. Định hướng chủ đề trọng tâm đối với Cuộc thi Chính luận năm 2025 Trên cơ sở 03 Nhóm định hướng chủ đề chung, Ban Tổ chức Cuộc thi gợi mở định hướng một số chủ đề trọng tâm mang tính thời sự để các tổ chức, đơn vị quan tâm tập trung nghiên cứu, xây dựng bài viết cụ thể như sau: Nhóm 1: - Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị. - Những chuyển đổi mang tính cách mạng, các quyết sách chiến lược của Đảng, Nhà nước (tinh gọn bộ máy tổ chức hệ thống chính trị, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, tăng trưởng kinh tế hai con số...) để đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên phát triển mới gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch. Nhóm 2: - Nhận diện, đấu tranh với những luận điệu chống phá mới về công tác chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (tập trung vào phản bác những luận điệu chống phá liên quan đến văn kiện, công tác nhân sự, công tác tổ chức Đại hội...). - Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. - Chuyển đổi số và những yêu cầu đặt ra với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng. Nhóm 3: - Tháo gỡ những “điểm nghẽn”, “nút thắt” trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay. - Lan tỏa những kinh nghiệm hay, những cách làm sáng tạo, hiệu quả trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và đề xuất các giải pháp, kiến nghị. - Đổi mới nội dung, phương thức, hình thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Nhóm 4: - Phát huy vai trò sức mạnh nội sinh, động lực, nguồn lực của văn hóa để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, gắn với phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn hóa hiện nay. - Nhận diện, đấu tranh phản bác luận điệu mới của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”, “xã hội dân sự”, “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí”, “tự do internet”, “an sinh xã hội”, “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”, “lập hội” để chống Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang. 2. Thông tin tác giả và Hình thức tác phẩm - Với tác giả/ nhóm tác giả: + Cung cấp thông tin cá nhân gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, bút danh (nếu có), chức danh khoa học, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, địa chỉ email, số Căn cước/Căn cước công dân, số tài khoản cá nhân, ngân hàng, mã số thuế. + Thông tin cá nhân được trình bày ở một trang riêng và đính kèm vào trang cuối của tác phẩm (đối với các thể loại viết) hoặc kịch bản (đối với thể loại Phát thanh, Truyền hình, Video clip). - Về hình thức tác phẩm: + Không đóng bìa cứng, không đóng gáy xoắn; không in trên giấy ảnh, giấy màu; không gắn thông tin cá nhân của tác giả/nhóm tác giả vào bất cứ nội dung nào của tác phẩm. + Tất cả các tác phẩm dự thi vi phạm Thể lệ sẽ bị loại. - Khuyến khích các tác phẩm dự thi ở các thể loại (Tạp chí, Báo, Phát thanh, Truyền hình, Video Clip) là các bài viết nhiều kỳ, tuyến bài dài. 3. Số lượng bài thi của các tác giả/nhóm tác giả: + Mỗi tác giả/nhóm tác giả chỉ gửi 01 tác phẩm dự thi cho 01 thể loại và không quá 05 tác phẩm cho tất cả các thể loại. + Mỗi tác phẩm chỉ gửi 01 bản cứng và 01 bản mềm bài dự thi về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Thành phố. 4. Lưu ý khác: + Các tác phẩm dự thi đề nghị ghi rõ Thể loại tham gia (tránh lỗi nhầm lẫn trong việc xác định Thể loại dự thi đặc biệt Báo và Tạp chí). + Mỗi một tác phẩm dự thi chỉ gửi dự thi theo một đầu mối đơn vị (không gửi 01 tác phẩm dự thi cùng lúc đến nhiều cơ quan đơn vị). + Các tác phẩm dự thi không vượt quá số lượng từ theo quy định tại Thể lệ; Hình ảnh mình họa phải có chú thích và dẫn nguồn. + Tài liệu tham khảo cần ghi rõ nguồn, sắp xếp theo vần Alpha B. + Các đồng chí đã tham gia Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Tổ thư ký, Hội đồng Giám khảo sẽ không được tham gia dự ở cấp mình và chỉ tham gia thi ở cấp ĐHQGHN, cấp Thành phố Hà Nội, cấp Trung ương với vai trò là thí sinh tự do. + Đối với mẫu biểu: Đề nghị các tổ chức, đơn vị làm đúng theo Mẫu biểu Ban Tổ chức Cuộc thi đã gửi để tổng hợp kết quả. Chỉ thực hiện trên bảng tính Excel, đơn vị nào không thực hiện đúng Ban Tổ chức từ chối không tiếp nhận kết quả tham gia dự thi./. >>> Thể lệ cuộc thi tại đây >>> Kế hoạch triển khai cuộc thi tại đây
|