TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 11:12:37 Ngày 24/07/2020 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Văn Khu
Tên đề tài: Hợp tác quốc phòng đa phương ở châu Á - Thái Bình Dương từ năm 1994 đến nay

1. Họ và tên: Nguyễn Văn Khu                                       2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 27/01/1972                                                4. Nơi sinh: Thái Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2014

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Thay đổi tên đề tài: Tên đề tài cũ: "Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ 2000 đến 2016"; Tên đề tài mới: "Hợp tác quốc phòng đa phương ở châu Á - Thái Bình Dương từ năm 1994 đến nay", theo Quyết định Số 266/QĐ-XHNV ngày 14 tháng 2 năm 2017.

- Thay đổi cán bộ hướng dẫn: Cán bộ hướng dẫn cũ Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phùng Thị Huệ; Cán bộ hướng dẫn mới Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Quân, theo Quyết định Số 266/QĐ-XHNV ngày 14 tháng 2 năm 2017.

7. Tên luận án: Hợp tác quốc phòng đa phương ở châu Á - Thái Bình Dương từ năm 1994 đến nay

8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế                                 9. Mã số: 62 31 02 06

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Gáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Quân

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Điểm mới của Luận án là bước đầu đã đưa ra được những đánh giá đáng chú ý về những đặc điểm của hình thức hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực, những đóng góp của nó đối với cấu trúc và tình hình an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương.

- Đánh giá được quá trình hình thành và phát triển của các hình thức hợp tác quốc phòng đa phương chính ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, kể cả chính thức và không chính thức; dự báo được các kịch bản trong tương lai.

- Luận án cũng đã bước đầu đánh giá về sự tham gia của Việt Nam trong các cơ chế hợp tác quốc phòng đa phương ở khu vực - một lĩnh vực hợp tác tương đối nhạy cảm và mới đối với Việt Nam, kể cả những mặt mạnh - yếu và những cơ hội - thách thức trong thời gian tới.

- Luận án gợi mở được một số giải pháp có tính khả thi cao cho Bộ Quốc phòng Việt Nam nói riêng và Đảng, Nhà nước nói chung trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của hợp tác quốc phòng đa phương trong tình hình mới.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Đề tài được sử dụng trong các hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực hợp tác quốc phòng nói chung và hợp tác quốc phòng đa phương nói riêng của các cơ quan có liên quan.

- Đề tài góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sỹ và sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam về hoạt động hợp tác quốc phòng đa phương của Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

- Đề tài gợi mở một số giải pháp nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Quân đội trong việc nâng tầm hoạt động hợp tác quốc phòng đa phương của Việt Nam trong thời gian tới.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

(1) Nguyễn Văn Khu (2018), "Vấn đề an ninh biển tại châu Á - Thái Bình Dương: Từ góc nhìn của Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN", Tạp chí Quan hệ Quốc phòng (34), tr. 77 - 82.

(2) Nguyễn Văn Khu (2018), "Chiến lược Kết nối Âu - Á của Liên minh châu Âu", Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại (7), tr. 38 - 46.

(3) Nguyễn Văn Khu (2018), "Sáng kiến tái đảm bảo châu Á - Chiến lược Tổng thể của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại (2), tr. 3-8.

(4) Van Khu NGUYEN, Hong Quan NGUYEN (2019), "Multilateral Mechanisms in the Asia - Pacific Region: Impacts on ASEAN's centrality and Implications for Vietnam", Journal of United Service Institution of India (CXLIX:616), pp. 210-217.

(5) Nguyễn Văn Khu (2019), "Xu hướng hợp tác đa phương ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương", Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại (8), tr. 3 - 7.

(6) Nguyễn Văn Khu (2019), "Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và tương lai của Nhóm BRICS", Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại (9), tr. 3 - 8.

(7) Van Khu NGUYEN (2019), "The Growth of multilateral Mechanisms in the Asia - Pacific Region: Impacts on ASEAN's centrality and Implications for Vietnam's Foreign Policy", International Conference Proceedings: Cooperation and intergration in the Baltic region and Southeast ASIA: A comparative perspective, Hanoi University of Social Sciences & Humanities, Konrad Adenauer Fund/Germany, pp. 199 - 218.

(8) Nguyễn Văn Khu (2019), "Hội nghị Thượng đỉnh G7: Dấu hiệu rạn nứt Chủ nghĩa đa phương trong thế giới phương Tây", Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại (10), tr. 9 - 14.

 Lan Nguyên
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ