TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 09:24:12 Ngày 10/08/2020 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Vũ Đức Hạnh
Tên đề tài: Chế định thực hành quyền công tố

1. Họ và tên: Vũ Đức Hạnh                                                        2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 11/12/1977                                                            4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4439/QĐ-ĐHQGHN ngày 20/12/2012 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định kéo dài thời gian học tập số 350/QĐ- ĐHQGHN ngày 19/02/2016 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Quyết định kéo dài thời gian học tập số 114/QĐ- ĐHQGHN ngày 16/01/2017 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Quyết định trả về địa phương số 948/QĐ- KL ngày 29/12/2017 của Chủ nhiệm khoa Luật.

7. Tên đề tài luận án: Chế định thực hành quyền công tố

8. Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự                      9. Mã số: 9380101.03

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học của: PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Luận án là công trình chuyên khảo nghiên cứu một cách có hệ thống, tương đối hoàn thiện về lý luận, nội dung và thực trạng cũng như thực tiễn thực thi chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, kết quả nghiên cứu của luận án thể hiện những đóng góp cho khoa học luật tố tụng hình sự. Cụ thể là: (i) Luận án hình thành lý luận với hệ thống các quan điểm, quy luật, phạm trù về chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự trên cơ sở tri thức chung của nhân loại kết hợp đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội và pháp luật Việt Nam, đặc biệt là cơ chế thực thi quyền lực Nhà nước, đặc thù về tổ chức và vận hành quyền tư pháp ở Việt Nam, trong đó có vai trò, vị trí, chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát; (ii) Luận án phân tích đánh giá quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thực hành quyền công tố và đánh giá kết quả thực hiện chế định thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn 2009 - 2018, qua đó đưa ra những nhận xét về thực trạng chế định thực hành quyền công tố và thực tiễn thi hành chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự Việt Nam, đồng thời làm rõ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thực tiễn thi hành chế định thực hành quyền công tố. So với các công trình nghiên cứu đã được công bố, luận án đã cập nhật, đánh giá những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thực hành quyền công tố và thực tiễn thi hành chế định thực hành quyền công tố đến năm 2018; (iii) Luận án đã đưa ra và phân tích cơ sở, lý do phải tiếp tục hoàn thiện chế định thực hành quyền công tố; đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật liên quan đến thực hành quyền công tố trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, đồng thời đề xuất các giải pháp khác góp phần tăng cường chất lượng thực thi chế định thực hành quyền công tố.

12. Khả năng ứng dụng vào thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng trong nghiên cứu, đào tạo ở các cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật, đồng thời là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật về thực hành quyền công tố ở Việt Nam; là tài liệu tham khảo cho Viện kiểm sát các cấp trong thực tiễn thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, cũng như là tài liệu bổ ích cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh ở các cơ sở đào tạo luật nhất là ở Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình học tập, nghiên cứu.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục nghiên cứu mô hình tổ chức thực hiện quyền công tố và nội dung quyền công tố ở Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Vũ Đức Hạnh, Mai Đắc Biên (2018), “Kỹ năng viết kháng nghị trong kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự”, Tạp chí kiểm sát (14), tr.49-56.

- Vũ Đức Hạnh (2018), “Một số vấn đề Kiểm sát viên lưu ý khi tham gia xét hỏi bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự về tội giết người”, Tạp chí Khoa học kiểm sát (03), tr.19-25.

- Vũ Đức Hạnh (2018), “Một số vấn đề về thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kiểm sát (05), tr.12-22.

- Vũ Đức Hạnh (2019), “Một số hạn chế, vướng mắc của chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự hiện hành và kiến nghị hoàn thiện pháp luật”, Tạp chí Khoa học kiểm sát (05), tr.25-33.

- Vũ Đức Hạnh (2019), “Kỹ năng của Kiểm sát viên trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự”, Giáo trình Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự, NXB Tư Pháp, Hà Nội.

- Vũ Đức Hạnh (2020), “Hoàn thiện chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí Khoa học kiểm sát (03), tr.16-25.

 Mai Vy
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ