TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 16:10:14 Ngày 14/12/2020 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Hải
Tên đề tài: Nghiên cứu tạo nguồn vi khuẩn khử sulfate ứng dụng trong xử lý nước thải mỏ nhiễm kim loại nặng và asen

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Hải                              2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 28/10/1988                                    4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 134/QĐ-CNSH ngày 27/07/2016 của Viện trưởng Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập (văn bản gia hạn số 147/QĐ-CNSH ngày 02/07/2019 và số 17/QĐ-CNSH ngày 16/01/2020 của Viện trưởng Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học)

7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu tạo nguồn vi khuẩn khử sulfate ứng dụng trong xử lý nước thải mỏ nhiễm kim loại nặng và asen”

8. Chuyên ngành: Công nghệ sinh học                9. Mã số: 62 42 02 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Lan Hương; TS. Đinh Thúy Hằng

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Đây là nghiên cứu chi tiết đầu tiên ở Việt Nam về vi khuẩn khử sulfate chịu pH thấp và nồng độ kim loại nặng cao. Một số kết quả mới đã đạt được như sau:

Đã phát hiện được chủng Desulfovibrio oxamicus S4 có khả năng chịu pH thấp (tới pH 2), chịu được nồng độ các kim loại nặng cao, có khả năng khử đồng thời sulfate và arsenate phù hợp để ứng dụng trong xử lý AMD. Đồng thời, chứng minh được chủng này có vai trò “khởi động” quá trình khử sulfate và cải thiện môi trường AMD để phù hợp cho các loài SRB thông thường.

Bước đầu thử nghiệm chứng minh tác dụng của chủng Desulfovibrio oxamicus S4 ở dạng vi bao trong hạt alginate (chế phẩm SRA) trong việc khởi động nhanh và tăng hiệu quả xử lý AMD trong mô hình phòng thí nghiệm (sử dụng AMD nhân tạo) và mô hình pilot (sử dụng AMD từ nhà máy chế biến thiếc Thiện Kế).

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Chủng Desulfovibrio oxamicus S4 thu được từ nghiên cứu này sẽ được sử dụng làm nguồn SRB (ở dạng chế phẩm SRA) ứng dụng trong xử lý AMD phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ theo mô hình module để xử lý nước thải nhiễm kim loại nặng từ các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, bao gồm các mỏ kim loại, các cơ sở chế biến, các làng nghề tái chế kim loại…sử dụng nguồn SRB là chủng Desulfovibrio oxamicus S4 (ở dạng chế phẩm SRA).

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Nguyen T.H., Nguyen L.H., Nguyen H.M., Nguyen K.N.T., Dinh T.H. (2020), “Sulfate Reduction for Bioremediation of AMD Facilitated by an Indigenous Acid- and Metal-tolerant Sulfate-Reducer”, J. Microbiol. Biotechnol 30(7), pp. 1005-1012.

[2] Đinh Thúy Hằng, Nguyễn Thị Hải (2018), Chủng vi khuẩn Desulfovibrio oxamicus S4 thuần khiết về mặt sinh học để ứng dụng trong việc xử lý nước thải axit từ mỏ, Bằng độc quyền sáng chế số 20127, Quyết định số 76715/QĐ-SHTT ngày 30/10/2018.

[3] Nguyễn Thị Hải, Nguyễn Lan Hương, Đinh Thúy Hằng (2018), “Tìm kiếm vi khuẩn khử Arsenate (As5+) nhằm mục đích ứng dụng trong xử lý nước thải nhiễm Asen bằng biện pháp sinh học”, Tập san Hội nghị khoa học công nghệ sinh học toàn quốc, tr. 1078-1084.

[4] Nguyễn Thị Hải, Đinh Thúy Hằng (2016), “Nghiên cứu loại bỏ sắt trong nước thải acid từ mỏ khoáng sản (AMD) kết hợp xử lý nước thải chăn nuôi trong mô hình bể sinh học khử sulfate”, Tạp chí Công nghệ sinh học 14(2), tr. 369-375.

[5] Nguyen H., Dinh H. (2016), “Treatment of acidic wastewater from Thien Ke tin processing factory by sulfate reducing bioreactor: Pilot scale study”, Vietnam Journal of Biotechnology 14(4), pp. 777-784.

 Vũ Thị Hương
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ