TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 00:00:00 Ngày 06/08/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Hoàng Đình Khuê
Tên đề tài: Vai trò của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

1. Họ và tên: Hoàng Đình Khuê                                      2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 23/01/1986                                                4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 5385/QĐ-ĐHQGHN ngày 31/12/2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 107/QĐ- ĐHQGHN ngày 14/01/2019; 183/QĐ-ĐHQGHN ngày 20/01/2020; 2146/QĐ-ĐHQGHN ngày 23/7/2020 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian học tập.

7. Tên đề tài luận án: Vai trò của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

8. Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật        

9. Mã số: 9380101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Quốc Sửu; TS Nguyễn Quốc Văn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Kết quả chính của luận án:

Thứ nhất, luận án hệ thống hóa được các công trình nghiên cứu về vai trò của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng để từ đó rút ra được các khoảng trống pháp lý để luận án tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai, luận án luận giải được khái niệm, nội dung, nội dung thể hiện vai trò của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng; những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng. Thứ ba, luận án làm rõ thực trạng quy định pháp luật hiện hành về vai trò của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng; phân tích thực trạng thực hiện vai trò của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng, xác định rõ những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện vai trò của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng. Thứ tư, luận án đề xuất các quan điểm, giải pháp có tính khả thi nhằm tiếp tục hoàn thiện vai trò của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Trong  đó có những giải pháp mới như nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra Chính phủ, chuyển cơ quan này thành cơ quan giám sát của Quốc hội, độc lập với cơ quan hành chính nhà nước…

- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án:

Luận án góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn về vai trò của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về vai trò của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng.

Những kết quả của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cơ quan lập pháp, các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt là cơ quan thanh tra nhà nước để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng. Ngoài ra, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về phòng, chống tham nhũng, vai trò của thanh tra nhà nước nói chung, Thanh tra Chính phủ nói riêng trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: tham khảo cho các vấn đề thực tiễn liên quan.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Xây dựng một cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng chuyên trách, tính độc lập cao.

- Hoàn thiện cơ chế phối hợp trong phòng, chống tham nhũng của tất cả các cơ quan có chức năng trong phòng, chống tham nhũng trong hệ thống chính trị cũng như tăng cường vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

- Hoàng Đình Khuê (2020), “Pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Nội vụ, (số 37 07/2020), tr. 32-40.

- Hoàng Đình Khuê (2020), “Trách nhiệm chính trị - pháp lý trong phòng, chống tham nhũng”, bài viết trong sách tham khảo: “Những vấn đề pháp lý đặt ra trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh chủ biên, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Lao động, tr. 501-511.

- Hoàng Đình Khuê (2019), “Tổ chức cơ quan phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (số 287 12/2019), tr. 105-108.

- Hoàng Văn Chức, Hoàng Đình Khuê (2018), “Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để phòng, chống tham nhũng và xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính ở Việt Nam”, Hội thảo quốc tế: “Xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế” do Học viện Hành chính Quốc gia Việt Nam, Học viện Hành chính vùng Metz và Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, tr. 886-901.

- Hoàng Đình Khuê (2017), “Tăng cường vai trò của Thanh tra Chính phủ trong hoạt động phòng, chống tham nhũng”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (số 260 9/2017), tr. 52-56.

- Nguyễn Quốc Sửu, Hoàng Đình Khuê (2015), “Nhu cầu minh bạch hóa hoạt động thanh tra, kiểm tra trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước”, Tạp chí Thanh tra, (số 04/2015), tr. 11-13 và (số 05/2015), tr. 12-14.

 Ngô Duyên - Ban Đào tạo
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ