TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 10:45:06 Ngày 20/06/2022 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Đỗ Văn Toản
Tên đề tài: Tác động của hoạt động tài chính vi mô đến sinh kế bền vững dưới cách tiếp cận công tác xã hội với cộng đồng (nghiên cứu trường hợp huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng)

1. Họ và tên: Đỗ Văn Toản                                             2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 27/12/1983                                                4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4618/2016/QĐ-XHNV, ngày 29 tháng 02 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Quyết định số 4961/QĐ-XHNV về việc kéo dài thời gian học tập của Nghiên cứu sinh khóa QH-2016-X, ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Quyết định số 2380/QĐ-XHNV-ĐT về việc kéo dài thời gian học tập của Nghiên cứu sinh khóa QH-2016-X, ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Quyết định số 2919/QĐ-XHNV-ĐT về việc thay đổi điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh, ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: “Tác động của hoạt động tài chính vi mô đến sinh kế bền vững dưới cách tiếp cận công tác xã hội với cộng đồng (nghiên cứu trường hợp huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng)”.

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội                                  9. Mã số: 9760101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đặng Cảnh Khanh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Thứ nhất, nghiên cứu vận dụng phương pháp tiếp cận phát triển cộng đồng dựa vào nội lực - ABCD và quan điểm tiếp cận từ dưới lên “bottom-up” trong phân tích những kết quả. Đây là hai cách tiếp cận quan trọng trong công tác xã hội với cộng đồng hay phát triển cộng đồng, mang tính tích cực, bắt đầu từ việc khơi dậy và phát huy những điểm mạnh, điểm tích cực, năng lực và tiềm năng vốn có cũng như thành công làm đòn bẩy và điểm bắt đầu cho sự thay đổi. Cách tiếp cận trong nghiên cứu này khác biệt so với những hướng tiếp cận thông thường, không bắt đầu từ nhu cầu, những khó khăn, bất cập hay vấn đề cần giải quyết để có những giải pháp, cách thức can thiệp và hỗ trợ.

Thứ hai, tập trung phân tích các tác động ở các nguồn vốn con người, vốn xã hội và vốn tài chính trong sinh kế bền vững dựa vào cộng đồng trên quan điểm tiếp cận tập trung vào nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh (các thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn). Chú trọng vào các sợi dây liên kết của nguồn vốn xã hội trong bối cảnh chủ đạo là nguồn vốn con người trong tiếp cận dựa vào cộng đồng, tập trung thế mạnh các nguồn lực nhằm phát triển năng lực các thành viên cũng như làm gia tăng các nguồn vốn cộng đồng hướng đến lợi ích mang lại cho người trong cuộc - đối tượng thủ hưởng chính sách.

Thứ ba, chú trọng nghiên cứu những hướng thúc đẩy hiệu quả hoạt động của tài chính vi mô thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn xuất phát từ thực tiễn người trong cuộc – đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh (thành viên các tổ tiết kiệm và vay vốn). Những hướng thúc đẩy này dựa trên kết quả khám phá và tìm hiểu từ những phát hiện các điểm mạnh, điểm tích cực, tiềm năng và những kết quả thuận lợi là nền tảng thúc đẩy hơn là nhìn nhận từ những tồn tại, yếu kém cũng như vấn đề cần giải quyết để đưa các các giải pháp, đề xuất như một số công trình đã nghiên cứu.

Thứ tư, kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của phương pháp công tác xã hội với cộng đồng cũng như sự cần thiết vai trò của nhân viên công tác xã hội tại cộng đồng trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động các tổ tiết kiệm và vay vốn hướng đến phát triển năng lực cộng đồng, gia tăng các nguồn vốn, tạo dựng cộng đồng tự lực và bền vững.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Thứ nhất, kết quả cho biết những tác động của tài chính vi mô đến phát triển các nguồn vốn trong sinh kế bền vững, giúp cán bộ, lãnh đạo địa phương có những biện pháp thiết thực thúc đẩy hoạt động tài chính vi mô ngày càng phát triển mạnh hơn. Đồng thời giúp họ có cái nhìn thực tiễn thúc đẩy chất lượng cuộc sống của người nghèo, nâng cao năng lực và phát huy tính tự lực, tự chủ của cộng đồng.

Thứ hai, những phát hiện cũng giúp cho những nhà hoạch định, chuyên gia thấy được một cách tiếp cận sinh kế bền vững trong công tác xã hội của hoạt động tài chính vi mô và thúc đẩy công tác xã hội ở cộng đồng cũng như phát triển ngành tài chính vi mô tại Việt Nam.

Thứ ba, nghiên cứu này làm cơ sở để đánh giá tác động của tài chính vi mô ở khía cạnh xã hội bên cạnh về khía cạnh kinh tế, hướng đến phát triển cộng đồng bền vững.

Thứ tư, qua nghiên cứu cho thấy vai trò của nhân viên công tác xã hội trong tổ chức và quản lý các hoạt động tài chính vi mô cũng như sự cần thiết thúc đẩy công tác xã hội ở cộng đồng nông thôn hiện nay.

Cuối cùng, mô hình này có thể nhân rộng triển khai sang các cộng đồng khác có những hoạt động tài chính vi mô tổ chức mô hình hoạt động theo tổ/ nhóm, hướng đến phát triển cộng đồng một cách tự chủ, bền vững.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tác động của hoạt động tài chính vi mô đến phát triển năng lực cộng đồng.

Mô hình phát triển năng lực cộng đồng thông qua hoạt động tài chính vi mô.

Mô hình phát triển sinh kế bền vững thông qua hoạt động tài chính vi mô.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

Do Van Toan, Nguyen Dinh Nghiep, Ngo Van Huan (2021), “Impacts of microfinance activities on social capital development regarding the relationships between members of village savings and loans associations”, Social Science, Humanities and Sustainability Research. Vol. 2 (4), pp. 1-13.

Do Van Toan, Nguyen Dinh Nghiep, Ngo Van Huan (2021), “The impacts of microfinance activities in developing human capital for sustainable livelihood in duc trong district, lam dong province, Vietnam”, International Journal of Sustainable Development Research. Vol. 7 (4), pp. 76-84.

Đỗ Văn Toản (2021), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn hướng đến phát triển cộng đồng bền vững”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội  Tập 66 (3), tr. 194-203.

Đỗ Văn Toản, Nguyễn Đình Nghiệp, Ngô Văn Huấn (2021), “Nâng cao năng lực của các thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn thông qua hoạt động tài chính vi mô”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội (7), tr. 61-68.

Đỗ Văn Toản, Nguyễn Đình Nghiệp, Ngô Văn Huấn (2021), Vai trò của công tác xã hội trong việc tạo dựng sinh kế bền vững thông qua hoạt động tổ tiết kiệm và vay vốn hướng đến phòng chống thiên tai, dịch bệnh tại cộng đồng, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: “Tác động của biến đổi khí hậu và dịch bệnh tới gia đình, phụ nữ và trẻ em – Giải pháp can thiệp trợ giúp từ Tâm lý và Công tác xã hội”, tr. 295-305, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

Đỗ Văn Toản (2021), “Gia tăng nguồn vốn tài chính thông qua hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn (nghiên cứu từ thực tiễn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng)”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội (11), tr. 60-67.

 VNU Media - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ