TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 10:45:55 Ngày 28/02/2023 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Thái Hạnh Dung
Tên đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống chuyển gen mới phục vụ cải biến di truyền một số loài nấm sợi thuộc chi Aspergillus

1. Họ và tên: Thái Hạnh Dung                                        2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 19/06/1996                                                4. Nơi sinh: Quảng Ninh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 3890/QĐ-ĐHKHTN ngày 21/11/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn số 151/QĐ-ĐHKHTN ngày 17/01/2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu phát triển hệ thống chuyển gen mới phục vụ cải biến di truyền một số loài nấm sợi thuộc chi Aspergillus

8. Chuyên ngành: Vi sinh vật học                                   9. Mã số: 9420101.07

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Tuấn; PGS.TS. Nguyễn Quang Huy

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Đã xây dựng được phương pháp tối ưu cho chuyển gen thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens ở nấm sợi A. oryzae và A. niger dựa trên cơ chế trợ dưỡng đơn (trợ dưỡng histidine) và trợ dưỡng kép (trợ dưỡng histidine, uridine/uracil).

Đã phát triển được giải pháp tối ưu để xóa nhiều gen ở cùng một chủng nấm A. oryzae hoặc A. niger với việc chỉ sử dụng một marker chọn lọc duy nhất là pyrG.

Đã tìm ra giải pháp mới để tăng cường hiệu quả xóa gen ở A. oryzae và A. niger bằng cách sử dụng marker hisB để xóa gen mong muốn và marker pyrG để chặn sinh trưởng các chủng chèn ngẫu nhiên trên đĩa chuyển gen.

Đã xây dựng được bộ dữ liệu về kiểu hình và đặc điểm sinh học của 5 chủng đột biến xóa gen mã hóa protein điều hòa (amyR, laeA, prtT, stuA, veA), và một số chủng tăng cường biểu hiện gen mã hóa enzyme phytase (phyA) ở A. oryzae và A. niger.

12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Khai thác hệ thống chuyển gen và các chủng đột biến xóa gen đã tạo được để nghiên cứu biểu hiện một số gen mã hóa enzyme có giá trị kinh tế.

Khai thác hệ thống chuyển gen tạo được để nghiên cứu vai trò và chức năng của các gen tiềm năng ở nấm sợi A. oryzae và A. niger.

13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Hanh-Dung Thai, Bich-Phuong Thi Nguyen, Van-Manh Nguyen, Quang-Huy Nguyen, Van-Tuan Tran (2021), “Development of a new Agrobacterium-mediated transformation system based on a dual auxotrophic approach in the filamentous fungus Aspergillus oryzae”, World Journal of Microbiology and Biotechnology Vol. 37: 92. DOI: 10.1007/s11274-021-03060-z.

[2] Thai Hanh Dung, Tran Van Tuan (2020), “Heterologous phytase expression in the food filamentous fungus Aspergillus oryzae using the added rice husk cultivation model”, Academia Journal of Biology Vol. 42(2), pp. 75-84. DOI: 10.15625/2615-9023/v42n2.14985.

[3] Van-Tuan Tran, Hanh-Dung Thai, Tao Xuan Vu (2022), Chapter 9: “Agrobacterium tumefaciens-Mediated Transformation Systems for Genetic Manipulation in Agriculturally Important Fungi”, Series on Biocatalysis Volume 10: Agricultural Biocatalysis: Biological and Chemical Applications, Jenny Stanford Publishing, ISBN: 978-981-4968-48-5, pp. 285-312. DOI: 10.1201/9781003313144.

 VNU Media - VNU - HUS
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ