TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 14:24:31 Ngày 13/03/2023 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Hoàng Minh Hồng
Tên đề tài: Quan hệ Trung Quốc – Myanmar từ năm 2011 đến năm 2021

1. Họ và tên: Hoàng Minh Hồng                                     2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 08/12/1985                                                4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số:1745/2017/QĐ-XHNV  ngày 13 tháng 07 năm 2017 của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Theo thông tin ban đầu NCS đăng ký có một giáo viên hướng dẫn là GS.TS Đỗ Tiến Sâm, sau đó NCS có làm đơn xin bổ sung người hướng dẫn luận án tiến sĩ 2 là TS. Võ Xuân Vinh, trường đã có quyết định số 853/QĐ-XHNV về vấn đề này.

Thay đổi giáo viên hướng dẫn 1: GS.TS Đỗ Tiến Sâm thành PGS.TS Phùng Thị Huệ (Lý do: bởi GS.TS Đỗ Tiến Sâm lâm bệnh qua đời trong thời gian hướng dẫn), trường đã có quyết định số 2422/ QĐ-XHNV về vấn đề này.

Thay đổi tên luận án:  Từ “Quan hệ Trung Quốc – Myanmar từ năm 1988 đến năm 2015” thành “ Quan hệ Trung Quốc – Myanmar từ năm 2011 đến năm 2021”

Gia hạn thời gian đào tạo 12 tháng từ ngày 14 tháng 7 năm 2020 đến 13 tháng 7 năm 2021.

Gia hạn thời gian đào tạo 12 tháng từ ngày 14 tháng 7 năm 2021 đến 13 tháng 7 năm 2022

7. Tên đề tài luận án: Quan hệ Trung Quốc – Myanmar từ năm 2011 đến năm 2021

8. Chuyên ngành: Trung Quốc học                                 9. Mã số: 62 31 06 02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phùng Thị Huệ, TS. Võ Xuân Vinh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Cung cấp một cách tiếp cận về một mối quan hệ bất đối xứng giữa nước lớn và nước nhỏ có chung đường biên giới, đồng thời có một lịch sử quan hệ ràng buộc nhau.

- Cung cấp cách nhìn nhận về phương thức Trung Quốc sử dụng trong quan hệ với các nước nhỏ khác.

- Một công trình nghiên cứu hệ thống và toàn diện về Trung Quốc – Myanmar từ sau cải cách chính trị của Myanmar cho đến nay. Qua việc phân tích các nội dung, Luận án làm rõ hệ luỵ mối quan hệ này đối với Myanmar và những tác động đối với khu vực và Việt Nam.

- Về mặt lí luận, Luận án đóng góp thêm cơ sở lí luận cho việc phân tích quan hệ song phương, đặc biệt là quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ giữa hai nước Trung Quốc và Myanmar.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc - Myanmar trong giai đoạn tới.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

14.1.Hoàng Minh Hồng (2017), “Một số đánh giá và dự báo về nhân sự, đường hướng đối nội của Trung Quốc sau Đại Hội 18”, Tạp chí “sự kiện và nhân vật” của Tổng cục V Bộ Công An, số 10/2017, tr.37-46

14.2. Bùi Thị Thu Hiền, Hoàng Minh Hồng , (2019), “Nhìn lại bốn mươi năm cải cách tư pháp của Trung Quốc và những gợi mở đối với Việt Nam”, Sách 40 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc – nhìn lại và triển vọng, Viện Nghiên cứu Trung Quốc - Viện Hàn Lâm Khoc học xã hội Việt Nam, tr. 391-411

14.3. Trần Thị Hải Yến - Hoàng Minh Hồng (2019), “ Nhìn lại đối ngoại Trung Quốc từ sau Đại hội XIX Đảng Cộng Sản Trung Quốc và xu hướng thời gian tới”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (Viện Hàn Lâm Khoa học Xã Hội) (5), tr. 40-52.

14.4. Bùi Thị Thu Hiền, Hoàng Minh Hồng, Chu Công Hùng (2020) , “Cải cách giám sát ở Trung Quốc hiện nay” , sách “70 năm tiến trình xây dựng hiện đại hóa Xã Hội Chủ Nghĩa ở Trung Quốc”, Viện Nghiên cứu Trung Quốc-  Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, tr. 267-287

14.5. Hoàng Minh Hồng(2020) Trung Quốc với việc ban hành luật an ninh Quốc gia Hồng Kong, tạp chí Thế giới Toàn Cảnh (165), tr.7-8

14.6. Hoàng Minh Hồng (2020), Chiến lược “tuần hoàn kép” của Trung Quốc và tác động đến ASEAN, tạp chí Thế giới Toàn Cảnh (165), tr.17-18

14.7. Trần Thị Hải Yến , Hoàng Minh Hồng (2021),  Quan hệ Mỹ Trung dưới thời Tổng thống Joe – biden”, tạp chí Châu Mỹ ngày nay (04), tr.15-23

14.8. Hoàng Minh Hồng (2021) , “Ảnh hưởng của Trung Quốc tại Myanmar dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình”, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (8) , tr13-22

14.9. Trần Hải Yến , Hoàng Minh Hồng (2021), “Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại khu vực GMS dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình”, tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị Thế giới (8/304), tr. 44-54

14.10. Võ Xuân Vinh -  Hoàng Minh Hồng - Chu Công Hùng (2022), “China – Myanmar economic corridor: a perspective from Vietnam”,  Nam Today, Vol CIXV, (3),  March 2022, pp.6-12.ISSN 2347-3193

14.11. Chu Cong Hung, Hoang Minh Hong (2022), "Lao PDR’s Perceptions and Strategies toward China’s Belt and Road Initiative", Tạp chí International Journal of Social and Human Research (5), ISSN 2644 – 0679, pp.1695- 1704

14.12. Võ Xuân Vinh - Hoàng Minh Hồng – Chu Công Hùng (2022), “China Applying The Theory Of “Horizontal Alliance” To Break The “Vartical Alliance” of ASEAN countries in the South China Sea”, Nam Today, Vol.CIXVI, (6), March 2022, ISSN 2347-3193, pp.14-20

14.13. Hoàng Minh Hồng (2023), “China’s belt and road initiative in Myanmar”, The first international conference on the Issues of Social Scienses an Humanities, University of Social Scienses an Humanities, ISBN 978-604-9990-98-4, pp. 14- 34

14.14.Chu Công Hùng, Hoàng Minh Hồng (2023), “China’s foreign policy towards southeast Asia in the era of Xi Jinping”, The first international conference on the Issues of Social Scienses an Humanities, University of Social Scienses an Humanities, , ISBN 978-604-9990-98-4, pp. 35-55

14.15. Chu Công Hùng, Hoàng Minh Hồng (2023), “ Belt and road initiative: China’s objective and recommendation for Vietnam’s policies ”, The first international conference on the Issues of Social Scienses an Humanities, University of Social Scienses an Humanities, ISBN 978-604-9990-98-4, pp. 56-75

 VNU Media - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ