Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Quan hệ Việt - Nga: Lưu trữ và khai thác các nguồn tài liệu
Kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Liên Xô, ngày 23-01-2005, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội, triển lãm “Lịch sử hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Liên Xô giai đoạn 1950-1990” đã khai mạc và mở cửa đón khách thăm quan đến ngày 22-02-2005.

Để hình thành một triển lãm qui mô về chiều dài lịch sử và khối lượng tài liệu, Tổng cục Lưu trữ Liên bang Nga và Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiến hành hàng loạt các cuộc tọa đàm và trao đổi về nguyên tắc và nội dung chủ đạo của triển lãm.

Về phía Việt Nam, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước là cơ quan đưa ra sáng kiến tổ chức triển lãm này. Ngay từ khi Pháp lệnh Lưu trữ Việt Nam được Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực, các công việc cần phải tiến hành để thực hiện sáng kiến này đã được khẩn trương xúc tiến.

Trong khuôn khổ các nội dung hợp tác đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nội vụ phê duyệt, ngày 02-11-2001 Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã ký kết văn bản thoả thuận hợp tác về lĩnh vực lưu trữ với Lưu trữ Liên bang Nga, trong đó, tại Điều 6 có đề ra việc “hai bên sẽ tiến hành công bố chung tài liệu lưu trữ, tổ chức triển lãm theo chủ đề thoả thuận cũng như cùng hợp tác trong các dự án chung về lĩnh vực khoa học và văn hoá”.

Từ ngày 23-10-2002 đến 01-11-2002 đoàn đại biểu cán bộ Lưu trữ Việt Nam do ông Dương Văn Khảm - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước dẫn đầu, đã đi thăm Lưu trữ Liên bang Nga và dự lễ khai mạc triển lãm “Đuyma quốc gia Nga, 1801-2001”. Qua các cuộc hội đàm, ngày 31-10-2002, tại Matxcơva, hai bên đã nhất trí ký kết Biên bản thỏa thuận gồm 4 điểm, trong đó, tại Điểm 4, khẳng định việc hai bên sẽ phối hợp tổ chức triển lãm các tài liệu lưu trữ về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa Liên Xô và Việt Nam trong những năm 1950-1990, vào thời điểm thuận lợi.

Ngày 01-9-2003, ông V.P.Kôzlôp-Tổng Giám đốc lưu trữ LB Nga đã gửi thư trao đổi tới Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Dương Văn Khảm. Trong thư, ông V.P.Kôzlôp khẳng định kế hoạch mở triển lãm đã được đưa vào dự thảo kế hoạch công tác năm 2005 của phòng trưng bày triển lãm thuộc Lưu trữ LB Nga. Đồng thời, ông V.P.Kôzlôp cũng nêu những đề nghị do Viện Lưu trữ kinh tế nhà nước Nga chuẩn bị theo chủ đề triển lãm mà hai bên đã thảo luận.

Để hoàn thiện chương trình tổ chức triển lãm, từ ngày 01-9-2004 đến 05-9-2004, đoàn đại biểu cán bộ lưu trữ Việt Nam do Phó Cục trưởng Trần Hoàng dẫn đầu đã đến thăm và làm việc tại lưu trữ LB Nga. Trong Biên bản về kết quả chuyến thăm và làm việc tại lưu trữ LB Nga của Đoàn đại biểu Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, tại Điểm 4 nêu rõ: “Tiến hành phối hợp tổ chức cuộc triển lãm tài liệu lưu trữ về lịch sử hợp tác kinh tế Nga (Xô Viết) - Việt theo kế hoạch: tổ chức tại Hà Nội vào tháng 01-2005 và tại Matxcơva vào tháng 7-8/2005. Hai bên sẽ trao đổi đoàn đại biểu tham gia vào việc chuẩn bị và khai mạc triển lãm với thành phần mỗi đoàn khoảng 3-4 người và thời gian tham dự là 7 ngày”.

Về nguyên tắc chung:

- Đề tài triển lãm nêu bật lịch sử hợp tác hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Nga trong giai đoạn khó khăn nhất của quá trình hợp tác lâu dài giữa hai nước;

- Phần tài liệu trưng bày trong triển lãm do phía Nga cung cấp bao gồm tài liệu lưu trữ của Viện lưu trữ kinh tế nhà nước Nga; Viện lưu trữ nhà nước LB Nga; Viện lưu trữ lịch sử hiện đại nhà nước Nga; Viện lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật nhà nước Nga; Viện lưu trữ phim ảnh nhà nước Nga; Viện lưu trữ lịch sử xã hội - chính trị nhà nướcNga; và có thể từ các nguồn khác như các phông lưu trữ của Lưu trữ Tổng thống LB Nga, Hội Hữu nghị Nga - Việt và các phông khác trong giai đoạn 1960-1980.

Về nội dung chính:

- Truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam vì tự do và độc lập;

- Ý nghĩa của việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật đối với nhân dân Đông Dương;

- Thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

- Thiết lập quan hệ giữa Liên Xô và Việt Nam DCCH;

- Mức độ cung cấp vật chất - kỹ thuật cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam vào đầu những năm 1950;

- Việt Nam - phần không gian thống nhất từ sông Enbơ đến Thái Bình Dương, từ vòng cực tới các đường chí tuyến;

- Tinh thần hữu nghị, thiện cảm và tình đoàn kết của hai nước;

- Việc thành lập các Hội hữu nghị trong năm 1950;

- Các chuyến thăm Liên Xô của người Việt Nam vào những năm 1951, 1952 và những năm khác;

- Sự giúp đỡ của Liên Xô trong việc khắc phục hậu quả chế độ thực dân Pháp;

- Các nguyên tắc viện trợ cho nhân dân Việt Nam (không hoàn lại, hoàn lại một phần, theo phương thức trao đổi);

- Việc Liên Xô cung cấp lương thực cho Việt Nam vào đầu năm 1955;

- Chuyến thăm Matxcơva của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vào tháng 7-1955 và các kết quả đạt được;

- Thỏa thuận Xô - Việt đầu tiên về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật vào tháng 7-1955;

- Các chuyến thăm Việt Nam của các đoàn đại biểu Chính phủ Xô Viết: Đoàn do Ngài A.I.Mikôian dẫn đầu, tháng 4 năm 1956; Đoàn do Ngài A.N.Kôxưghin dẫn đầu, tháng 02 năm 1965 và một số chuyến thăm khác nữa;

- Vai trò của các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo Xô Viết và Việt Nam đối với sự phát triển của việc hợp tác kinh tế và khoa học - kỹ thuật giữa hai nước;

- Sự đóng góp to lớn của Liên Xô trong cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Namchống đế quốc Mỹ;

- Sự giúp đỡ của Liên Xô trong công cuộc khôi phục, xây dựng và tái thiết các nhà máy công nghiệp của Việt Nam dân chủ cộng hòa - Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: nhà máy cơ khí Hà Nội; công trình thuỷ điện Thác Bà; nhà máy nhiệt điện Uông Bí; mỏ apatít Lào Cai; nhà máy liên hiệp khai thác và chế biến thiếc Tĩnh Túc; nhà máy cá hộp Hải phòng; nhà máy chế phẩm y tế Hà Nội; các nhà máy chè; nhà máy supephôtphat Lâm Thao,v.v…; xây dựng lại cảng Hải phòng và Cẩm Phả.

- Đầu những năm 1980: các công trình lớn như thuỷ điện Hoà Bình; nhà máy nhiệt điện Phả Lại; cầu Thăng Long bắc trên sông Hồng; ga đầu mối Hà Nội; trường đại học Bách khoa Hà Nội; xây dựng lại một số phần của mỏ than Cao Sơn; v.v…

- Liên Xô và việc thực hiện chương trình nhà ở ở Việt Nam;

- Kế hoạch hóa - một phần quan trọng của việc hợp tác kinh tế;

- Cung cấp các tài liệu khoa học - kỹ thuật và các báo cáo về nghiên cứu khoa học;

- Thiết kế các xí nghiệp mới, cung cấp toàn bộ thiết bị sản xuất;

- Liên Xô giúp đỡ Việt Nam xây dựng Đài truyền hình Việt Nam năm 1970;

- Sự phát triển mối quan hệ giữa hai nước ở cấp ngành, cơ quan, xí nghiệp; thành lập và hoạt động của các uỷ ban và xí nghiệp Xô - Việt (Uỷ ban về hợp tác kinh tế và khoa học - kỹ thuật, Xô - Việt petro, v.v…)

- Chuyến bay của V.V.Gorbatkô và Phạm Tuân trên tàu vũ trụ “Liên hợp-37”

- Sự giúp đỡ của Liên Xô trong sự phát triển nền nông nghiệp Việt Nam: tổ chức các nông trường nhà nước mới; cuộc đấu tranh với bệnh tật của vật nuôi, cây trồng; các chuyên gia tham gia vào việc hợp tác chọn giống vật nuôi, cây trồng; khôi phục và phát triển hệ thống thuỷ lợi bị hư hại trong chiến tranh;

- Các ngày lễ dân tộc và những ngày làm việc ở Việt Nam của các chuyên gia Xôviết;

- Công trình hợp tác về nghiên cứu địa lý - lãnh thổ có tên gọi: “Đất nước Phương Đông”

- Sự giúp đỡ về y tế: các chuyên gia Xôviết tham gia vào cuộc đấu tranh với bệnh đậu mùa, bệnh sốt rét, bệnh bại liệt và những căn bệnh nguy hiểm khác ở Việt Nam;

- Sự giúp đỡ về tài chính (trên cơ sở dài hạn, không lấy lãi hoặc những điều kiện ưu đãi);

- Quan hệ kinh tế đối ngoại với Liên Xô - một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nền kinh tế và củng cố khả năng quốc phòng của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Ảnh hưởng của chiến tranh đối với nền kinh tế và ngoại thương Việt Nam;

- Việt Nam nhập khẩu từ Liên Xô các sản phẩm dầu khí, máy móc, hàng tiêu dùng…;

- Việt Nam xuất khẩu sang Liên Xô các sản phẩm thủ công nghiệp, thiếc, chè,…;

- Khối lượng hàng hoá nhãn hiệu Việt Nam đến các hải cảng Xô Viết: Biển Đen, Viễn Đông.

- Sự giúp đỡ của Liên Xô trong việc đào tạo cán bộ cho nền kinh tế Việt Nam: tiếp nhận công dân Việt Nam sang Liên Xô học tập trong các trường cao đẳng, đại học; các khoá thực tập của chuyên gia và công nhân Việt Nam tại các nhà máy, xí nghiệp Liên Xô;

- Sự ủng hộ của Liên Xô trong việc hình thành hệ thống giáo dục của Việt Nam;

- Sự tham gia của Việt Nam vào các triển lãm quốc tế tổ chức ở Liên Xô;

- Tài liệu của Đảng cộng sản Liên Xô và của Đảng cộng sản Việt Nam về sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và hai Nhà nước.

Như vậy, tài liệu lưu trữ liên quan đến sự hợp tác nhiều mặt giữa Liên Xô và Việt Nam trong giai đoạn 1950 - 1990 đã được thể hiện khá rõ nét qua triển lãm nói trên. Tuy nhiên, mảng tài liệu lưu trữ phản ánh mối quan hệ Việt Xô trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh và ngoại giao thì hầu như chưa được phép giải mật. Theo qui định, các loại tài liệu lưu trữ này đang được bảo quản tại các kho chuyên biệt thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao.

Năm 2002, NXB Chính trị quốc gia xuất bản cuốn Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000. Xét về mặt tổng thể, cuốn sách đã cho chúng ta thấy một hướng đi tìm tài liệu liên quan đến sự hợp tác về mặt ngoại giao giữa Việt Nam và Liên Xô. Ban biên soạn cuốn sách gồm:

- Đại sứ Nguyễn Đình Bin (chủ biên) - Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, nguyên Ủy viên TW.

- Ông nguyễn Xuân - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ.

- Ông Lưu Văn Lợi - nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường - nguyên Tổng biên tập Tạp chí Quan hệ quốc tế, Tuần báo Quốc tế, nguyên Đại sứ.

- Ông Nguyễn Khắc Huỳnh - nguyên Vụ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ.

- Ông Nguyễn Ngọc Diên - nguyên Phó Giám đốc Học viện quan hệ quốc tế, nguyên Đại sứ.

Phần cuối cuốn sách có biên niên Những sự kiện chính của ngoại giao Việt Nam và quan hệ quốc tế liên quan trong giai đoạn 1945 - 2000. Sau đây là những điểm mốc có liên quan đến quan hệ Việt Nam Liên Xô và sau này là với Cộng hòa Liên bang Nga:

- Ngày 26 tháng 9 năm 1946: Phái đoàn quân sự Liên Xô do một đại tá cầm đầu đến Sài Gòn đàm phán với Pháp về việc hồi hương binh sĩ người Liên Xô đang phục vụ trong quân đội Pháp ở Đông Dương. Tháng 4 năm 1947 phái đòan kết thúc hoạt động.

- Cuối năm năm 1949: đồng chí Xtalin, Bí thư thứ nhất Đảng CS, Chủ tịch Hội đồng dân ủy Liên Xô, gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, mời Chủ tịch thăm Liên Xô. Thư đề cập đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và việc Liên Xô sẽ viện trợ cho Việt Nam kháng chiến.

- Ngày 30 tháng 01 năm 1950: Liên Xô công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Ngày 03 tháng 02 năm 1950: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Matxcơva hội đàm với đồng chí Xtalin. Đồng chí Xtalin đề nghị tạm thời chưa công khai quan hệ giữa Đảng CS Liên Xô và Đảng CS Đông Dương; cần thành lập sớm Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô; Liên Xô sẽ giúp Việt Nam về vật chất, ủng hộ về tinh thần; Viện trợ của Liên Xô sẽ đến Việt Nam qua đường Trung Quốc.

- Tháng 7 năm 1951: Đại sứ quán nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thiết lập tại Matxcowva, Liên Xô.

- Ngày 05 tháng 10 năm 1952: Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Đại hội lần thứ XIX Đảng CS Liên Xô.

- Ngày 07 tháng 9 năm 1953: đồng chí N.Khơrutxốp được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành TW Đảng Cs Liên Xô.

- Ngày 28 tháng 02 năm 1954: ngoại trưởng các nước Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Liên Xô kết thúc Hội nghị Berlin, ra tuyên bố về việc triệu tập Hội nghị quốc tế bàn về vấn đề Triều Tiên và Đông Dương tại Geneva.

- Ngày 08 tháng 5 năm 1954: Khai mạc Hội nghị quốc tế về Đông Dương tại Geneva, với 9 đoàn tham dự: Liên Xô, CHND Trung Hoa, Việt Nam DCCH, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, và 3 “quốc gia liên hiệp” là chính quyền Bảo Đại, Campuchia và Lào.

- Ngày 22 tháng 6 năm 1955: Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu chuyến thăm chính thức nước CHND Trung Hoa, nước CHND Mông Cổ và Liên Xô.

- Tháng 11 năm 1957: Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu sang Liên Xô dự kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng Mười, dự Hôi nghị đại biểu các đảng cộng sản và công nhân các nước xã hội chủ nghĩa và Hội nghị đại biểu 64 đảng cộng sản và công nhân quốc tế tại Matxcowva.

- Ngỳa 02 tháng 11 năm 1960: Đòan đại biểu Đảng Lao động Việt Nma do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu di dự Hội nghị 81 đảng cộng sản và công nhân quốc tế tổ chức tại Matxcơva.

- Ngày 06 tháng 01 năm 1961: đồng chí N.Khơrutxốp, Bí thư thứ nhất Đảng CS, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, tuyên bố đã sẵn sàng ủng hộ các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.

- Ngày 14 tháng 10 năm 1964: thay đổi ban lãnh đạo Liên Xô, với Tổng Bí thư mới là đồng chí Bregiơnep.

- Ngày 26 tháng 02 năm 1965: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô thăm nước Việt Nam DCCH.

- Cuối tháng 5 năm 1972: Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô Pôtgôtnưi thăm nước Việt Nam DCCH.

- Ngày 29 tháng 6 năm 1978: Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

- Ngày 03 tháng 10 năm 1978: Việt Nam và Liên Xô ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác, có giá trị 25 năm.

- Ngỳa 02 tháng 5 năm 1979: Việt Nam và Liên Xô ký Hiệp định về Cam Ranh.

- Ngày 27 tháng 6 năm 1985: Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm Liên Xô.

- Ngày 04 tháng 5 năm 1991: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười thăm Liên Xô.

- Ngày 10 tháng 5 năm 1991: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm Liên Xô.

- Ngày 19 đến 21 thang8 năm 1991: vụ chính biến ở Liên Xô, do Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp tiến hành và thất bại.

- Ngày 25 tháng 12 năm 1991: Tổng bí thư Đảng CS Liên Xô tuyên bố giải thể Liên Xô và Đảng CS Liên Xô.

Cộng hòa Liên bang Nga ra đời. B Yelsin làm Tổng thống.

- Ngày 16 tháng 6 năm 1994: Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Cộng hòa Liên bang Nga.

- Ngày 24 tháng 11 năm 1997: Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Nga Chernomyrdin thăm Việt Nam.

- Ngày 24 tháng 8 năm 1998: Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Cộng hòa Liên bang Nga.

- Ngày 11 tháng 9 năm 2000: Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Cộng hòa Liên bang Nga.

Từ năm 2000 đến nay, tác giả bài này cũng chưa có điều kiện tiếp xúc với một cuốn sách nào khác tiếp tục khai thác tài liệu lưu trữ giai đoạn tiếp theo, từ 2000 đến 2007 trên lĩnh vực ngoại giao của nước CHXHCNVN.

Trong quá trình hợp tác, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ với các đồng nghiệp đang công tác tại Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao, chúng tôi được biết rằng, việc tiếp cận với tài liệu lưu trữ ở các Bộ này là rất khó khăn và luôn bị hạn chế. Đa số các nhà nghiên cứu về ba lĩnh vực này đều tham khảo các sách được viết ra ở cự ly khá xa với điểm tiệm cận tài liệu lưu trữ, mà không phải là tham khảo trực tiếp tài liệu lưu trữ.

Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với các nhà lưu trữ học và các nhà sử liệu học là: với thời hạn nào và ở thời điểm như thế nào thì việc giải mật các tài liệu lưu trữ ở ba lĩnh vực nêu trên được coi là hợp lý và không ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia?

Theo tác giả, các tài liệu lưu trữ ở ba lĩnh vực nêu trên cần được phân loại sao cho những tài liệu ít quan trọng hơn được giải mật sớm, còn lại thì sẽ chọnthời điểm thích hợp để giải mật, không nên cho rằng cứ tài liệu của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao là tối mật, không thể giải mật được.

Âu đó cũng là cái khó của lý thuyết xác định giá trị tài liệu lưu trữ mà chúng ta vẫn dạy và học bấy lâu nay. Mà trong ngành lưu trữ, xác định giá trị tài liệu lưu trữ là cái cốt lõi của nghề nghiệp, đòi hỏi chúng ta phải thấu hiểu nhiều phương diện trong đời sống và hoạt động xã hội.

 Nguyễn Thị Hiệp
Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   |