Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Những chuyển biến mới trong quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga
Với tư cách là một nước Cộng hoà nằm trong Liên xô trước đây, Liên bang Nga đã có quan hệ với Việt Nam từ hơn 57 năm qua. Khi Liên xô tan rã, Liên bang Nga trở thành người thừa kế Liên xô trong quan hệ quốc tế thì quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga lại tiếp tục được duy trì.

I. Những chuyển biến mới trong quan hệ Việt Nam- Liên bang Nga.

Với tư cách là một nước Cộng hoà nằm trong Liên xô trước đây, Liên bang Nga đã có quan hệ với Việt Nam từ hơn 57 năm qua. Khi Liên xô tan rã, Liên bang Nga trở thành người thừa kế Liên xô trong quan hệ quốc tế thì quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga lại tiếp tục được duy trì. Trong hơn 16 năm qua, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đã trải qua những mốc thời gian mà mỗi mốc thời gian đều đánh dấu một bước chuyển biến mới trong quan hệ hai nước. Có 4 mốc thời gian quan trọng đáng được ghi nhận là 1994, 1998, 2001, 2007.

Năm 1991 khi Liên xô tan rã có nghĩa là một chủ thể trong quan hệ quốc tế đã biến mất. Đương nhiên những văn kiện pháp lý quốc tế mà chủ thể đó đã ký với các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế mặc nhiên không còn hiệu lực trừ khi có một chủ thể khác đứng ra tuyên bố kế thừa quyền hạn nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của chủ thể đó.

Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với Liên xô ký ngày 3/11/1978 có thời hạn hiệu lực 25 năm cũng không còn giá trị nữa. Hai nước: một được mệnh danh là tiền đồn của Chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á, một được coi là trụ cột của Chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới đi theo hai hướng khác nhau tuy rằng cả hai nước đều phải chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường định hướng xã hội (Liên bang Nga), kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Việt Nam). Vậy hai nước tiếp tục duy trì quan hệ với nhau như thế nào, trên cơ sở gì và dựa theo những nguyên tắc nào.

Năm 1994 với chuyến thăm của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và việc ký kết “Hiệp định về các cơ sở quan hệhữu nghị giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga” ngày 16/6/1994 đã giải quyết vấn đề đó.

Hai nước bây giờ quan hệ với nhau trên cơ sởtruyền thống hữu nghị mà truyền thống này bắt nguồn từ 57 năm trước đây (30/1/1950) khi mà Liên xô tuyên bố đồng ý thiết lập bang giao với nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là CHXHCNVN). Truyền thống này đã được chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng, vun đắp từ rất sớm cùng với những người lãnh đạo Liên xô (trước đây) và những người học trò của Người tiếp tục phát huy cho đến ngày nay. Đó là cơ sở bền vững, lâu dài, là nền tảng của mọi sự hợp tác. Nhưng chỉ cơ sở truyền thống hữu nghị thôi thì chưa đủ mà phải dựa trên những nguyên tắc nào. Bản “Hiệp định về các cơ sở quan hệ hữu nghị giữa nước CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga” đã nêu rõ: đó là các nguyên tắc: tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hữu nghị hợp tác bình đẳng và cùng có lợi.

Những nguyên tắc đó chẳng những được công nhận rộng rãi giữa các quốc gia trong cộng đồng quốc tế mà còn được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc. Đó là những nguyên tắc pháp lý làm cơ sở vững chắc, ổn định, lâu dài cho quan hệ hai nước. Chính vì lẽ đó mà năm 1994 được coi là một mốc thời gian đánh dấu một bước chuyển biến mới trong quan hệ hai nước.

Năm 1998, Liên bang Nga có bước điều chỉnh chính sách đối ngoại mới: Chính sách cân bằng Đông – Tây mà sau này đã được Tổng thống Putin khẳng định: “Là một nước có vị trí địa lý có một không hai trên thế giới, Liên bang Nga có lợi ích cả ở phương Tây cũng như ở phương Đông. Bởi vậy chúng tôi không thể nghiêng hẳn về phía châu Âu - Đại Tây Dương hay về phía châu Á – Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ kiên trì theo đuổi quan điểm này, quan điểm đã được củng cố trong khái niệm chính sách đối ngoại mới của nước Nga” (1). Chính do quan điểm này mà châu Á – Thái Bình Dương nói chung, Đông Nam Á và Việt Nam nói riêng đã được định vị lại tuỳ theo vị trí địa chính trị và mối quan hệ của từng nước với Liên bang Nga.

Hai nước Việt Nam - Liên bang Nga sau khi ký Hiệp định về các cơ sở quan hệ hữu nghị với nhau đã có điều kiện phục hồi và phát triển quan hệ từng bước. Các chuyến thăm hữu nghị, thăm làm việc, các chuyến đi nghiên cứu ở các cấp giữa hai nước lại được khởi động. Các kỳ họp của Uỷ ban Liên chính phủ về hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học kỹ thuật lại được tiến hành. Các nhà lãnh đạo Nga thuộc các cơ quan lập pháp và hành pháp lần lượt sang thăm Việt Nam như chủ tịch Duma Nga (thăm Việt Nam đầu năm 1997); phó Thủ tướng, Thủ tướng Nga (thăm Việt Nam cuối năm 1997). Quan hệ thương mại giữa hai nước bước đầu được khởi sắc.

Việt Nam

1994

1995

1996

1997

1998

Xuất khẩu sang Nga

288,7

144,8

186,5

159,1

224,8

Nhập khẩu từ Nga

90,2

80,8

84,7

119,8

132,6

Tổng xuất nhập khẩu

378,9

225,6

271,2

278,9

357,4

Đỉnh cao của sự phát triển quan hệ hai nước ở giai đoạn này là chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trần Đức lương tháng 8/1998. Hai bên đã ký Tuyên bố chung và nhiều Hiệp định quan trọng khác trên nhiều lãnh vực. Đánh giá chuyến thăm này tổng thống Putin đã nói: “Chính cuộc thăm Mascơva năm 1998 của Ngài Trần Đức Lương với tư cách là Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã cho phép hai nước đạt được một loạt những thoả thuận quan trọng. Chính từ thời điểm đó quan hệ đối tác của chúng ta bắt đầu trở thành quan hệ đối tác chiến lược” (2). Do vậy năm 1998 không thể không coi là một mốc thời gian quan trọng trong quan hệ hai nước vì nó đưa quan hệ đối tác trở thành quan hệ đối tác chiến lược. Theo tổng thống Putin nội hàm về quan hệ đối tác chiến lược là truyền thống lịch sử phong phú về các mối quan hệ giữa hai quốc gia, là mực độ tin cậy cao trong các cuộc tiếp xúc chính trị và sự gần gũi về quan điểm trong các vấn đề quốc tế cơ bản.

Năm 2001, Tổng thống Putin thăm Việt Nam. Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Liên bang Nga ra đời.

Chuyến thăm của tổng thống Putin diễn ra ở một thời điểm hết sức có ý nghĩa: nó mở đầu cho một thiên niên kỷ mới, một thế kỷ mới, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược. Minh chứng cho việc này là:

- Hai người lãnh đạo cao nhất của hai nước tuyên bố:

+ Việc phát triển mối quan hệ trên tất cả các mặt với Việt Nam được chúng tôi coi là một trong những hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga ở châu Á (Putin)

+ Việt Nam coi việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống với Liên bang Nga là định hướng chiến lược lâu dài (Trần Đức Lương).

- Nga và Việt Nam “đang phối hợp hành động trên tất cả các hướng then chốt: chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật văn hoá” (Putin).

- Từ 1991-2007 đã có khoảng gần 40 Hiệp định giữa hai chính phủ được ký kết trong đó có một Hiệp định quan trọng có tính nguyên tắc đối với hai nước làHiệp định về các cơ sở quan hệ hữu nghị giữa nước CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga ngày 16/6/1994 và một Hiệp định khác không kém phần quantrọng là : Hiệp định về xử lý nợ của CHXHCN Việt Nam với Liên bang Nga đối với các khoản tín dụng mà Liên xô trước đây đã cung cấp cho Việt Nam.

- Từ năm 1994 đến 2007 đã có hàng chục cuộc tiếp xúc thường xuyên ở các cấp cao nhất nhằm trao đổi ý kiến về các vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước, về tình hình khu vực và quốc tế. Việc tăng cường quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật được tăng cường.

- Cả hai nước đều nhận thức và coi trọng việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật và đầu tư trong việc thúc đẩy quan hệ Việt Nga, cố gắng tìm ra các biện pháp đa dạngđể dẩy mạnh việc trao đổi hàng hoá, nhằm tăng kim ngạch buôn bán lên cao hơn nữa. Nhà nước sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước, các tỉnh của Việt Nam và các chủ thể của Liên bang Nga để thúc đẩy việc buôn bán và sự hợp tác về kinh tế kỹ thuật văn hoá giữa hai bên. Hai nước cũng sẽ tăng cường hợp tác về trang bị quốc phòng phù hợp với yêu cầu an ninh của Việt Nam và Liên bang Nga và không nhằm chống lại nước thứ ba.

- Trên bình diện toàn cầu, quan điểm của hai nước về các vấn đề quốc tế lớn như ủng hộ và tăng cường các xu thế tích cực của tình hình thế giới, xây dựng một thế giới công bằng và bình đẳng giữa các quốc gia, kiên quyết chống lại mọi hình thức áp đặt hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền… tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, các vấn đề toàn cầu như: bảo vệ môi trường toàn cầu, chống dịch bệnh, thiên tai, khủng bố quốc tế hầu như tương đồng và trùng hợp.

- Trên bình diện khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á các vấn đề như bảo đảm an ninh và củng cố lòng tin, hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, các diễn đàn ASEAN, APEC, ARF, ASEM, chương trình hành động Hà Nội tại hội nghị cấp cao ASEAN 6 tháng 12/1998, vấn đề bán đảo Triều Tiên…vv quan điểm của Nga cũng tương đồng, trùng hợp với Việt Nam, Nga ủng hộ, tham gia hợp tác nhất là các dự án trong lãnh vực khoa học công nghệ, giao thông vận tải, năng lượng và khai thác dầu.

Trên bình diện song phương cũng như bình diện quốc tế, trên các vấn đề có tầm chiến lược, Việt Nam và Liên bang Nga đang phát triển hợp tác tốt đẹp, đúng như tổng thống Putin nhận định: “Nga và Việt Nam đang phối hợp hành động trên tất cả các hướng then chốt” (3).

Chính vì lẽ đó, năm 2001, năm ra đời của bản Tuyên bố đối tác chiến lược được coi là năm cột mốc trong quan hệ hai nước Việt Nam - Liên bang Nga.

Các chuyến thăm tiếp theo sau năm 2001 của các nhà lãnh đạo Việt Nam và Liên bang Nga cho đến nay hoặc là khẳng định lại hoặc là triển khai phát triển các vấn đề cụ thể đã được bản ‘Tuyên bố chung vể quan hệ đối tác chiến lược” xác định cho phù hợp với sự phát triển tình hình ở mỗi nước, trong khu vực và trên quốc tế.

Tháng 10 năm 2002, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức LBNga, hai nước vươn lên thực hiện các công việc của đối tác chiến lược. Kể từ đó các nhà lãnh đạo của hai nước tiếp tục thăm viếng lẫn nhau để trao đổi quan điểm và ý kiến về các vấn đề quan hệ song phương, vấn đề khu vực và vấn đề quốc tế  (4).

Tháng 11 năm 2006, Tổng thống Nga Putin thăm chính thức Việt Nam lần thứ hai, quan tâm nhiều đến việc thúc đẩy quan hệ hai nước lên tầm chiến lược, đích thân ông đã chỉ đạo phía Nga đưa ra một Dự thảo: “Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược trong năm 2007 và kế hoạch từ 2007đến 2012, phía Việt Nam cũng đã nhất trí với danh mục này. Dự thảo này gồm 23 giải pháp và các công trình, sơ bộ có thể chia thành 5 nhóm: dầu khí năng lượng (gồm cả nhiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên tử); hàng không vũ trụ vì mục đích hoà bình; cơ khí chế tạo; văn hoá, giáo dục và đào tạo; thương mại và đầu tư.

Tháng 9 năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Liên bang Nga vừa trên cương vị Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam, vừa với tư cách là một người Việt Nam yêu mến nước Nga, dân tộc Nga. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Fratcốp đã hội đàm về những vấn đề quan trọng trong quan hệ song phương, khu vực và quốc tế. Hai thủ tướng đã chứng kiến lễ ký kết giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Công nghiệp Liên bang Nga về Nghị định thư bổ sung Hiệp định liên chính phủ về xí nghiệp liên doanh Vietxopetro ký năm 1991; Bộ Ngoại giao Việt Nam ký với Bộ Ngoại giao Liên bang Nga về kế hoạch hợp tác năm 2007-2008; Petro Việt Nam và Zarubêdơnhép ký thoả thuận về lập liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí ở Liên bang Nga và ở các nước thứ ba. Thoả thuận hợp tác giữa tỉnh Khánh Hoà và thành phố Xanh Pê-tec-bua và một số thoả thuận hợp tác, hợp đồng kinh tế trong các lãnh vực viễn thông, tài chính, cơ khí chế tạo máy, xây dựng…. Xuất nhập khẩu của Việt Nam với Liên bang Nga từ khi hai nước ra Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược (năm 2001) tăng lên đáng kể. Năm 2001 kim ngạch xuất nhập giữa hai nước là 571 triệu 279 USD, năm 2005 là 1020 triệu USD và năm 2006 là 850 triệu USD. Hai nước đang cố gắng phấn đấu đến năm 2010 nâng kim ngạch buôn bán lên 2 tỷ USD.

Ngoài ra các cơ quan hữu quan hai nước đang soạn thảo các chương trình hành động chung để tiếp tục triển khai quan hệ đối tác chiến lược trên các lãnh vực cụ thể khác cho tương xứng với quan hệ hữu nghị truyền thống và tiềm năng hai nước.

Rõ ràng năm 2007 cũng là mốc đáng ghi nhớ trong quan hệ hai nước từ khi Bác Hồ đi tìm đường cứu nước, đến với cách mạng tháng 10 năm 1917, Liên xô công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta năm 1950 và ngày nay chúng ta đã trở thành đối tác chiến lược của Liên bang Nga - một trong năm nước uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc .

II. Nhận thức đầy đủ ý nghĩa của những chuyển biến mói.

Chủ trương lớn lãnh đạo cao nhất hai nước đã quyết, định hướng cũng đã ró ràng, còn lại là phần của các Bộ, Ban, Ngành và của những người thực hiện cụ thể ở hai nước.

Nhận thức và tổ chức thực hiện là hai vấn đề lớn trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược. Theo ngữ nghĩa đối tác chiến lược là một thuật ngữ ghép giữa hai từ: đối tác, chiến lược. Đối tác (partner) là những người trong cùng một hội chơi với nhau, phải có nhau, phải tính đến nhau thì cuộc chơi mới thành, mới tồn tại. Còn từ chiến lược (strategy, trategic) có nghĩa là sự quy định về phương hướng chủ yếu hoạt động trong suốt cả một giai đoạn, một thời kỳ dài. Trên tinh thần đó quan hệ đối tác chiến lược ở đây được hiểu là: quan hệ giữa những đối tác làm ăn lâu dài với nhau, có tính toán đến lợi ích của nhau trên những phương hướng hoạt động chủ yếu trong một thời kỳ dài. Nội hàm về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nga theo các nhà lãnh đạo hai nước được hiểu là : xét về thời gian mối quan hệ truyền thống cớ từ lâu, suốt cả một thời kỳ lịch sử dài, hiện đang tồn tại và sẽ tiếp tục tồn tại; xét về không gian là trên phạm vi toàn quốc, toàn vùng lãnh thổ của hai bên, ở cả các cấp độ từ trung ương đến địa phương; xét về nội dung vấn đề là trên mọi vấn đề: từ chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, văn hoá giáo dục, khoa học kỹ thuật, thương mại đầu tư. Những nhà hoạch định chính sách và những người tổ chức thực hiện hiểu thấu được những chủ trương lớn này để đưa vào cuộc sống quả thật không đơn giản và dễ dàng chút nào. Chẳng hạn các doanh nghiệp Nga tiếp cận thị trường Việt Nam vẫn như cũ trong khi đó thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều đối tác làm ăn giá cả và chất lượng hàng hoá cạnh tranh nhau quyết liệt; còn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn nhận thức thị trường Nga là một thị trường dễ tính, hàng hoá chất lượng thế nào cũng bán được.

Cách làm của doanh nghiệp Nga vẫn như cũ như đề xuất giải pháp kinh tế kỹ thuật không có kèm theo giải pháp tài chính cho việc trung tu, bảo dưỡng, nâng cấp các công trình do Liên xô viện trợ trước đây mặc dù là quỹ dự trữ ngoại tệ hiện nay của Liên bang Nga đứng hàng thứ ba trên thế giới.

Hiện nay đã có nhiều cơ chế để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước: phương thức làm việc của Uỷ ban liên chính phủ đã được hoàn thiện thêm một bước (không nhất thiết cứ một năm họp một lần mà khi nào có việc cần giải quyết thì gặp nhau và có cuộc họp). Tin tưởng rằng qua chuyến thăm Liên bang Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và qua diễn đàn doanh nghiệp Việt Nga hai bên sẽ nắm bắt các nhu cầu của nhau và hiểu nhau hơn nữa để có những giải pháp cụ thê đưa quan hệ đối tác chiến lược phát triển lên tầm cao mới.

Niên biểu các chuyến thăm và gặp gỡ giữa lãnh đạo hai nước Việt – Nga

Năm tháng

Cấp độ

Địa điểm

Tháng 2/2001

Tổng thống Putin

Thăm chính thức Việt Nam

Tháng 10/2002

Tổng bí thư Nông Đức Mạnh

Thăm chính thức LB Nga

Tháng 1/2003

Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An

Thăm chính thức LB Nga

Tháng 5/2004

Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Thăm chính thức LB Nga

Tháng 1/2005

Chủ tịch Hội đồng LB Nga X.Mirônôp

Thăm chính thức Việt Nam

Tháng 9/2005

Chủ tịch nước Trần Đức Lương gặp tổng thống Putin

Gặp gỡ tại Hàn Quốc bên lề Hội nghị APEC 13

Tháng 5/2006

Thủ tướng Liên bang Nga Phơratcôp

Thăm chính thức Việt Nam

Tháng 11/2006

Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa

Thăm nước cộng hoà Kanmítkia (thuộc LB Nga)

Tháng 6/2007

Đặc phái viên của Thủ tướng Việt Nam (Bộ trưởng Hoàng Trung Hải)

Thăm làm việc LB Nga

Tháng 9/2007

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thăm chính thức LB Nga



(1)Tổng thống Liên bang Nga trả lời phỏng vấn báo Nhân Dân. Nhân Dân ngày 28/2/2001.

(2) Tổng thống Liên bang Nga trả lời phỏng vấn báo Nhân Dân. Nhân Dân ngày 28/2/2001.

(3) Tổng thống Liên bang Nga Putin trả lời phỏng vấn báo Nhân dân ngày 28/2/2001.

(4)Xem Niên biểu các chuyến thăm và gặp gỡ lẫn nhau của các nhà lãnh đạo hai nước Việt Nga

 TS. Ngô Tất Tố
Khoa Quan hệ quốc tế, ĐH Đông Đô - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   |