Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga: Thành tựu, vấn đề và triển vọng
Liên Xô tan rã, Liên bang Nga, nước Cộng hoà lớn mạnh nhất trong Liên bang xô viếtkế thừa Liên Xô. Quan hệ Việt-Nga là tiếp tục của quan hệ Việt-Xô, thiết lập 30/1/1950. Đó là mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống, phát triển toàn diện. Sau những biến cố lịch sử ở Liên Xô, Liên bang Nga, quan hệ giữa hai nước có lúc gần như đình trệ, từ 1994 quan hệ từng bước được phục hồi. Với việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trong chuyến thăm lần đầu tiên của Tổng thống Putin đến Việt Nam đầunăm 2001, quan hệ giữa hai nước bắt đầu một giai đoạn phát triển mới.

Phân tích bối cảnh thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, nội dung, ý nghĩa quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nga cùng đánh giá thành tựu và nguyên nhân, làm rõ những khó khăn, nguyên nhân và triển vọngđối tác chiến lược Việt –Nga là mục đích của tham luận này.

1. Bối cảnh thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nga

Tình hình thế giới tiếp diễn biến nhanh, phúc tạp theo những xu thế lớn của thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ. Kinh tế trí thức ngày càng có vai trò nổi trội trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá là một xu thế khác quan, lôi kéo ngày càng nhiều các nước tham gia, chứa đựng nhiều mâu thuẫn vừa có mặt tích cực vừa có mặt tíêu cực, vừa có hợp tác và đấu tranh. Đấu tranh dân tộc và gia cấp tiếp tục diến ra gay gắt. Thế giới đứng truớc nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nổi. Xu thế nổi trội trên thế giới là xu thế hoà bình, hợp tác và phất triển, phản ảnh đồi hỏi bức xúc của các dân tộc, quốc gia. Bên cạnh đó chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố xấy ra ở khắp nơi. Khu vực Đông Nam Á và châu Á- Thái Bình Dương, mặc dù đã diễn ra khủng hoảng tài chính- kinh tế phát phát triển năng động, song vẫn tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định (1).

Sự nghiệp đổi mới ở nước ta tiếp tục thu được những thành quả to lớn: kinh tế- xã hộităng truởng ổn đinh và khá cao; an ninh chính trị được đảm bảo, quan hệ đối ngoại được mở rộng và vị thế, vai trò Việt Nam ngày càng được nâng cao trong khu vực và trên thế giới, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN (1995), bình thường hoá quan hệ với Mỹ (1995) và ký Hiệp định thương mại Việt Mỹ (2001), tham gia ASEM (1996), đăng cai Cấp cao Pháp ngữ VII (1997), cấp cao ASEAN VI (1998) và trở thành viên APEC (1998)…

Từ năm 2000 nước Nga dưới sự lãnh dạo của Tổng thống V. Putin đã dần dần đi vào ổn định, phục hồi và phát triển. Tổng thống V. Putin đã tiến hành một loạt các biện pháp ổn định tình hình, củng cố quyền lực của Trung ương, cái cách hệ thống chính trị, củng cố các chế định nhà nước…Kinh tế Nga đã dần thoát ra khỏi khủng hoảng và tăng trưởng khá.

Về mặt đối ngoại, mục tiêu nhất quán là tạo điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ cải cách và phát triển đất nước, từng bước khôi phục vị trí cường quốc của Nga xứng đáng với vị trí địa chính trị, tầm cỡ và vai trò truyền thống của Nga trên thế giới, là một cực mạnh trong trật tự đa cực. Tăng cường quan hệ với Mỹ, Tây Âu, các nước SNG và các đối tác lớn ở Châu Á là những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga. Để đối trọng với Mỹ, Nga chú trọng đặc biệt tăng cường quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ, Liên minh châu Âu, tăng thúc đẩy quan hệ với Châu Á, trong đó đó Đông Nam Á và Việt Nam.

Tiếp nối quan hệ Việt-Xô, quan hệViệt- Nga từng bước được khôi phục và phát triển. Tháng 6/1994, Thủ tương Võ Văn Kiệt thăm Liên bangNga, ký Hiệp định về những nguyên tắc cơ bản quan hệ hữu nghị Việt-Nga thay cho Hiệp ước ký với Liên Xô 3/11/1978. Tháng 3/1997, Chủ tịch Duma quốc gia và tháng 11/1997, Thủ tướngV. Chermodin thăn Việt Nam. Tiếp đó Chủ tịch Việt Nam Trần Đức Lương(8/1998) và 9/2000 Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức Liên bang Nga.

Quan hệ kinh tế và các mối quan hệ khác có những bước phát triển. Kim ngạch buôn bán hai chiều tăng. Nếu năm 1992 kim thương mại giữa hai nước là 204,8 triệu đôla thì năm 1998 là 357 triệu, năm 1999 tăng đến 400 triệu, năm 2000 còn 363 triệu đô la.

Về nền tảng pháp lý, trên cơ sở Hiệp định về những nguyên tắc cơ bản về quan hệ hữu nghị (6/1994), hai bên đã ký Tuyên bố chung 25/ 8/1998, xác định phương hướng hợp tác cho thế kỷ 21 với nội dung:

Hợp tác trong lĩnh vực dầu khí;

Hợp tácnăng lượng;

Phối hợp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ, bảo hiểm, trọng tài kinh tế;

Thúc đẩy hợp tácnghiên cứu khoa học

Khuyến kích đầu tư;

Phát triển quan hệ kỹ thuật quân sự;

Mở rộng trao đổi các mối quan hệ nhân văn, văn hoá, giáo dục;

Củng cố hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ pháp luật…

Bên cạnh những thành tựu, quan hệ Việt- Nga, nhất là quan hệ kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và với quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống. Kim ngạch buôn bán hai chiều nhỏ bé, đầu tư chưa chưa nhiều, du lịch chưa phát triển mạnh và quan hệ văn hoà còn nhiều khó khăn chưa đẩy lên được..

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống V. Putin diễn ra trong bối cảnh trên. Trong quá trình chuẩn bị cho chuyến thăm, xuất phát từ quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thồng, từ yêu cầu phát triển quan hệ trong tình hình mới, hai bên nhất trí xây dựng khuôn khổ đối tác chiến lược. Mục tiêu là tạo xung lực mới và khuôn khổ ổn định lâu dài, tin cậy cho hợp tác Việt –Nga trong thế kỷ 21 vì lợi ích của hai nước vàhoà bình ổn định ở khu vực và trên thế giới.

2. Nội dung của quan hệ đối tác chiến lược Việt –Nga

Đối tác là chỉ hình thức hợp tác, liên minh trong quan hệ quốc tế. Có nhiều cách hiểu khác nhau về đối tác chiến lược. Một nhà nghiên cứu cho rằng, “đối tác bao hàm hai hay nhiều bên hành động cùng nhau để nâng cao hợp tác bằng việc thực hiện mục tiêu chung, xây dựng những kênh/cơ chế giải quyết bất đồng/ tranh chấp, biện pháp thúc đẩy quan hệ và phương pháp đánh giá tiến bộ cũng như chia sẻ thành tựu hợp tác” (2). Chiến lược làchỉ sự quan trọng, có tính toàn cục, then chốt, có giá trị tương đối lâu dài về thời gian… Đối tác chiến lược chỉ mối quan hệ hợp tác có tầm quan trọng lớn tác động đến an ninh và phát triển của quốc gia, mang tính toàn diện, nhưng không nhất thiết tập trung trong lĩnh vực quân sự; có tính hướng vào mục tiêu cụ thể, đồng thời thể hiện mong muốn của các bên về xây dưng quan hệ ổn định, lâu dài. Đối tác chiến lược thường có yếu tố nước lớn. Khái niệm này chủ yếu phổ biến sau chiến tranh lạnh. Việc thiết lập đối tác chiến lược tuỳ thuộc vào tính toán, thoả thuậncác bên, có thể được thiết lập không chỉ giữa các nước có cùng ý thức hệ, mà cả những nước khác biệt ý thức hệ. Ví dụ giữa Trung Quốc và Mỹ. Trên thế giới có nhiều mô hình đối tác chiến lược như giữa Thái Lan và Mỹ, giữa Thái Lan và Trung Quốc; giữa Ucraina với Mỹ, Ucraina với Nga; Ucraina với BaLan, với Liên minh châu Âu…. Đối với Việt Nam, đến nay, ngoài với Nga, Việt Nam đãtuyên bố hướng tới thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở châu Á (10/2006) với Nhật Bảnvà đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ (7/2007). Với một số đối tác khác, mặc dù không dùng khái niệm đối tác chiến lược, song thực chất là đối tác chiến lược như với Trung Quốc là 16 chữ “láng giếng hữu nghị, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bề tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt”; với Lào là “quan hệ đặc biệt” “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, tin cậy lẫn nhau, ổn định lâu dài”…

Nội dung đối tác chiến lược Việt - Nga:

Cơ sở quan hệ: Cơ sởpháp lý của đối tác chiến lược: Hiệp định về những nguyên tắc cơ bản quan hệ hữu nghị Việt -Nga(16/6/1994), Tuyên bố chung 25/8/1998, Tuyên bố chung 1/3/2001 và các văn kiện song phương khác; quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống, được tôi luyện hơn 50 năm qua.

Nguyên tắc quan hệ đối tác chiến lược: tôn trọng chủ quyền quốc gia, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Duy trì tiếp xúc thường xuyên ở các cấp, kể cả ở cấp cao nhất nhằm trao đổi ý kiến về các vấn đề quan trọng của quan hệ song phương.

Tăng cường quan hệ giữa các cơ quan chính quyền, mở rộng giao lưu giữa các tổ chức chính trị xã hội.

Ư tiên cao phát triển quan hệ kinh tế-thương mại, khoa học, kỹ thuật, đầu tư. Cụ thể là đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực dầu, khí, năng lượng, hoá chất, luyện kim, điện tử, thông tin khoa học, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục-đào tạo và những lĩnh vực khác có triển vọng.Thúc đẩy thương mại hai chiều…

Tăng cường hợp tác về trang bị quốc phòng.

Ủng hộ lẫn nhau, phối hợp, hợp tác về đối ngoại, nhất là tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế và khu vực…(3)

Như vậy đối tác chiến lược Việt-Nga có nội dung rộng rãi, là đối tác toàn diện từ chính trị, đối ngoại, giao lưu nhân dân đến kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, kỹ thuật quân sự…

3. Thực trạng quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nga

Từ khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược đến nay, quan hệ giữa hai nước có những bước phát triển mới về mọi mặt.

3.1 Quan hệ chính trị

Sau khi thiết lập quan hệ đối tác chién lược,việc gặp gỡ cấp cao diễn ra khá thường xuyên nhằm trao đổi ý kiến về những vấn đề quan trọng trong quan hệ song phưong, và những vấn đề quốc tế, khu vực hai bên cùng quan tâm. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thăm chính thức Liên bang Nga (10/2002), Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An (1/2003) Chủ tịch nước Trần Đức Lương (5/2004) và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (9/2007). Về phía Liên Bang Nga, thăm Việt Nam có Chủ tịch Chính phủ M.Caxianov (3/2002), Phó chủ tịch Chính phủ dự họp Uỷ ban liên Chính phủ (2/2004), Chủ tịch Hội đồng liên bang Mironnov (1/2005), Chủ tịch Chính phủ M.Phracov (2/2006),Tổng thống Nga V.Putin thăm chính thức Việt Nam lần thứ 2, nhân dịp dự Hội thượng đỉnh APEC 14 tại Hà Nội (11/2006). Đồng thời còn có chuyến thăm lẫn nhau của các phó chủ tịch Quốc hội Việt Nam (9/2004),Phó Chủ tịch Duma quốc gia Nga A. Kuptsov. Ngoài ra, lãnh đạo hai nước còn gặp trao đổi ý kiến tại Hội nghị cấp cao APEC ở Chi lê (11/2004), Hàn Quốc (11/2005)…Việc trao đổi đoàn cấp caocàng củng cố thêm sự gần gũi, hiếu biết, tin cậy lẫn nhau, tạo điều kiện tốt tăng cường phát triến quan hệ.

Trên cơ sở quan hệ hữu nghị và hợp tác truyến thống, tin cậy, xuất phát từ quan điểm gần gũi trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, Việt Nam và Liên bang Nga đã luôn luônủng hộ và giúp đỡ lẫn nhauvà phối hợp chặt chẽ tại các tổ chức và diễn đàn đa phương. Đại sứ đương nhiệm của Liên bang Nga tại Việt Nam V. Seraphimov nhận xét: “Quan điểm của Nga và Việt Nam về các vấn đề chính của thế giới hoặc khu vực thường trùng hợp, hoặc rất gần nhau. Hai nước chúng ta phối hợp hành động chặt chẽ trong các tổ chức đa phương gồm Liên hợp quốc cũng như các diễn đàn quốc tế” (4).Hợp tác, phối hợp tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế và khu vực được tăng cường.Tại Liên hợp quốc và các tổ chức của Liên hợp quốc, hai bên thường xuyên trao đổi ý kiến, giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau. Nga ủng hộ Việt Nam tham gia Hội đồng Kinh tế-xã hội. Việt Nam ủng hộ Liên bang Nga tăng cường quan hệ và năng cao vị trí tại châu Á- Thái Bình Dương thông qua các hoạt động trong khuôn khổ đối thoại Nga-ASEAN, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), ủng hộ Nga được tham gia ASEM, cấp cao Đông Á, đặc biệt là gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới…

Hai nước cũngký kết thêm nhiều văn kiện hợp tác, bổ sung cở sở pháp lý cho quan hệ. Trong chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Chính phủ M.Phracov đã ký 2 văn bản hợp tác quan trọng là Nghị định thư về sửa đổi Hiệp định giữa hai Chính phủ về đào tạo đại học cho Việt Nam ký (9/7/2002) và Thoả thuận giữa Bộ Công an Việt Nam và Cơ quan kiểm soát ma tuý Nga về hợp tác đấu tranh chống sản xuất, tàng trữ,vận chuyến ma tuý. Trong chuyến thăm lần 2 của Tổng thống Putin ký 5 văn kiện hợp tác: Tuyên bố chung của Chủ tịch nướcViệt Nam và Tổng thống Nga về tiếp tục hợp tác về thăm dò, khai thác dầu khí; các thoả thuận về hợp tác giữa Công ty Gazprrom và Tổng công ty dầu khí Việt Nam, Về giám sát hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Trung ương đối với hợp tác giữa Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng tiết kiệm Nga: về chương trình hợp tác du lịch 2007-2008. Trong chuyến thăm chính thức Nga của Thủ tướng ta (9-12/9/2007) hai nước đã ký thêm 4 thoả thuận hợp tác về dầu khí, và giữa hai Bộ Ngoại giao, giữa Khánh Hoà và TP Xanh Petecbua. Từ 1991 cho đến nay hai bên đã ký kết hơn 50 văn kiện hợp tác tạo nền tảng pháp lý khá vững chắc cho quan hệ đối tác chiến lược.

3.2 Hợp tác kinh tế

Quan hệ kinh tế có những phát triển nhất định.

Về thương mại: từ năm 2001 đến 2004, kim ngạch hai chiều liên tục tăng , song ở mức thấp với khỏang 750 triệu dôla năm. Năm 2005 kim ngạch lần đầu tiên vượt mức 1 tỷ đôla, đạt 1,019 tỷ đôla, trong đó Việt Nam xuất 251,8 triệu, nhập 768 triệu. Năm 2006, kim ngạch thương mại giảm, chỉ đạt 849 triệu đôla. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam tăng, đạt 402 triệu và nhập khẩu còn 447 triệu. Về cơ bản chúng ta cân bằng được cán cân thương mại.

Cơ cấu mặt hàng của Việt Nam có sự thay đổi. Nhóm hàng nông sản gồm rau quả, hạt điều, gạo, cà phêtăng ổn định. Riêng năm 2006 hải sản tăng đến 339%, đạt 113,1% so với năm 2005. Hàng dệt may, giấy dép cũng tăng đều.Về hàng nhập khẩu từ Nga, chủ yếu vẫn là sắt thép, phân bón, xăng dầu, máy móc, thiết bị. Tuy nhiên, năm 2006 có giảm dohàng của Ngavấp phảisự cạnh tranh của các mặt hàng này từ Trung Quốc và các nước lân cận.

Về đầu tư:Đầu tư của Nga vào Việt Nam có xu hướng tăng. Trong giai đoạn 1998-2002, Liên bang Nga chỉ chiếm 1,8% trong tổng số 4215 dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và 3,8% tổng vốn đầu tưnước ngoài (20 tỷ đô la), đứng thứ 9 trong các nước và vùng lãnh thổ dầu tư vào nước ta. Hiện nay, tính đến cuối tháng 1/2007, tổng số vốn đăng ký của Ngavào Việt Namlà 301 triệu đôla với 48 dự án, trong đó có 22 % dự án với 100% vốn của Nga. Tuy nhiên số vốn thực hiện tăng hơn gấp đôi, đạt khoảng 617,5 triệu đô la (Hai dự án dầu khí tăng vốn lên 10 lần: 500,47 triệu so với vốn đăng ký là 53 triệu), đứng thứ 22/76 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các dự án của Nga tập trung chủ yếu vào dầu khí, năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp. Các địa phương có nhiều dự án của Nga làVĩnh Phúc (8 dự án với 54 triệu đô la), T.P Hồ Chí Minh (10 dự án với 47 triệu đô la), Quảng Ngãi: 23 triệu đô la, Khánh Hoà: 21 triệu đô la..Các dự án hoạt động có hiệu quả là: Liên doanh Vietsopetro, đến 2005 đã khai thác được 150 triệu tấn dầu thô, 13 tỷ M3khí, đóng góp 20% cho ngân sách Việt Nam và mỗi năm mang lại cho nước Nga khoảng 500 triệu đô la; Dự án xây dựng nhà máy sửa chữa và bảo hành máy bay lên thẳng; Dự án sản xuất xe ô tô tải,lắp ráp máy kéo… Nga tích cực tham gia nâng cấp và xây dựng thuỷ điện Hoà Bình,Yaly, Sêsan 3, Cần Đơn, nhiệt điện Uông Bí. Gần đây Nga tích cực vận động hợp tác xây dựng tầu điện ngầm ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. So với nhiều nước khác vốn của Nga còn khiêm tốn và dự án bị giải thế khá nhiều đến 49 % tổng các dự án cấp phép, trong khi tỷ lệ trung bình là 23%. Một ví dụ điển hình là Nga rút khỏi Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Việt Nam hiện có 13 dự án đầu tư vào Nga với tổng giá trị 73 triệu đô la. Dự án của Việt Nam chủ yếu vào các lĩnh vực thương mại, chế biến thực phẩm, dệt may và sản xuất vật liệu xây dựng.

Về hợp tác du lịch: Việt Nam và Nga ký Hiệp định hợp tác du lịch 19/11/1997. Trong cuộc gặp giữa đại diện Tổng cục Du lịch Việt Nam và phia Nga bên lề Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 4 tại Đà Nẵng (15/10/2006) Việt Nam đề nghị Nga hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin về hội trợ, triển lãm du lịch tại Nga, mời đại diện các công ty du lịch Nga thăm Việt Nam tìm hiểu tiềm năng du lịch Việt Nam và trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin trong dịp Hội nghị APEC 14, hai cơ quan du lịch hai nước đã ký Chương trình hành động chung về hợp tác phát triển du lịch như đã nói ở trên. Do tình hình ngày càngổn định, đời sống nâng cao nênkhách du lịch Nga vào Việt Nam có xu hướng tăng. Năm 2004 có 12,500 lượt, năm 2005 đạt 23,800 lượt và 2006 là hơn 30,00 lượt. Bình quân khách từ Nga chi tiêu 1458 đôla, trong đó ngoài tour là 610 đôla, cao hơn 40% mức chi tiêu trung bình.

Về vấn đề nợ: Đến 1989, Chúng ta nợ Liên Xô, 11,069 tỷ rúp. Hai nước đã ký Hiệp định xử lý nợ (9/ 2000), theo đó Nga giảm cho ta 85%,ta chỉ phải trả 1,7 tỷ đôla, trong đó 90 trả bằng hàng hoá và 10% bằng ngoại tệ với lãi xuất 4% thời hạn 23 năm. Nga dành 0,25% của lãi xuất, chuyển thành việntrợ đào tạo.(5)

3.3 Hợp tác văn hoá, khoa học, giáo dục và các lĩnh vực khác

Hợp tác về văn hoá. Năm 2000 hai nước đã ký Hiệp định hợp tác văn hoá nhằm tăng cường trao đổi, giao lưu, hợp tác văn hoá.Thực hiện Thoả thuận này, Tuần văn hoá, Ngày văn hóaNgađược tổ chức tại Việt Nam và Tuần văn hoá, Ngày văn hoá Việt Namđươc tổ chức tại Nga.Tháng 5/2001, đã diễn ra những ngày văn hoá Matxcova tại Hà Nội và tháng 11/2001 những Ngày văn hoá Nga tại Việt Nam. Tháng 7/2002 đã diễn ra những Ngày văn hoá Hà Nội tại thủ đô Matxcova; những Ngày văn hóa Việt Nam tại Nga (11/2002). Tháng 12/2005 đãtổ chức những Ngày văn hoá Matxcova tại Hà Nôi lần thứ 2. Đây là những hoạt động có ý nghĩa, tăng sự hiểu biết và tình đoàn kết giữa hai dân tộc.

Tháng 9/2003,Trung tâm Khoa học và văn hoá Nga tại Hà Nội được khai trương.Trung tâm đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm bàn tròn về quan hệ giữa hai nước, đồng thời giới thiệu về đất nước, con người Liên bang Nga với công chúng Việt Nam. Ngoài ra, để phổ biến và phát triến tiếng Nga, từ 3-9/11/2005, Trung tâm đã tổ chức những Ngày tiếng Nga tại Việt Nam, và cuộc Gặp gỡ các nhà Nga ngữ học khu vực Châu Á- Thái Bình Dương lần thứ 2 tại Hà Nội.. Tháng 9/2006, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã ký Biên bản hợp tác với Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga về tuyên truyền, trao đổi tư liệu về lịch sử, văn hoá giữa Việt Nam và Nga. Tại Đà Nằng cuối năm 2006, Sở Văn hoá-Thông tin Đà Nẵng, đã phối hợp với Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Bảo tàng trung ương Lịch sử đương đại Nga tổ chức Triển lãm “Nước Nga thế kỷ XX- Những trang lịch sử”.

Hợp tác tác đào tạo: Đây là lĩnh vực hợp tác quan trọng, cótruyền thống vànhiều thành công. Trong hơn 50 năm qua, Liên Xô và Liên bang Nga đã đào tạo cho Việt Nam hơn 70.000 chuyên gia, trong đó có hơn 30.000 trình độ đại học, hơn 3000 tiến sỹ chuyên ngành và hơn 200 tiến sỹ khoa học. Ngoài ra, còn đào tạo cho Việt Nam 98.000 công nhân kỹ thuật. Trong giai đoạn gần dây, hai nước đãnhiều lần kýthoả thuận hợp tác đào tạo. Số lượng học bổng dành cho Việt Nam liên tiếp tăng. Hiện nay hàng năm Liên bang Nga cấp cho Việt Nam hơn 250 xuất đào tạo đại học, sau và trên đại học tại các cơ sở đào tạo ở Nga. Ngoài ra, chúng ta cũng gửi sinh viên đi đạo tạo tại Nga bằng kinh phí nhà nước (Chương trình 322) và sinh viên theo diện xử lý nợ. Sau này, do nhiều yếu tố khách quan nẩy sinh, sinh viên thuộc diện này cũng đều được chuyển sang diện 322. Đồng thời, sinh viên Việt Nam còn sang Nga học tập theo hợp đồng được thoả thuận giữa các cơ quan của Việt Nam như Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty sữa Việt Nam và các cơ sở đào tạo ở Nga và theo đường học tự túc. Số lượng lưu học sinhtại Liên bang Nga liên tục tăng. Hiện có khoảng 5000 sinh viên .

Hợp tác khoa học-công nghệ. Đây cũng là lĩnh vực hợp tác truyềnthống. Thực hiện Hiệp định hợp tác giữa hai chính phủ về khoa học-công nghệ ký (31/7/1992) hai bên đã triến khai nhiều hoạt động.

- Chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học của Liên bang Nga, thông qua các dự án. 14 dự án đã thực hiện tốt và hiện đang triển khai hơn hai chục đề tài và dự án khác.

- Hợp tác khoa học, đào tạo qua đường Viện Hàn lâm. Hai bên đã nghiên cứu và đào tạo chuyên gia cao cấp, đã đào tạo cho Việt Nam hàng chục tiến sỹ chuyên ngành và tiến sỹ khoa học. Ngoài ra còn hợp tác thực hiện các đề tài. Từ 2001 đến nay đã thực hiện vài chục đề tài về khoa học xã hội, nhân văn và 49 đề tài về công nghệ và khoa học tự nhiên (2002-2005) về công nghệ sinh học,vật liệu comosit cácbon, laser hồng ngoại, kỹ thuật laser trong y tế, điện hạt nhân.

- Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứ khoa học tại Trung tâm Nhiệt đới Việt- Nga. Trung tâm ra đời 7/3/1987, có trụ sở chính tại Hà Nội và hai chi nhánh tại Nha Trang và Thành phố Hồ Chí Minh với 16 phòng thí nghiệm, hai trạm thử khí hậu và sinh thái, thu hút 800 cán bộ khoa học, trong đó có 14 viện sỹ, 250 tiến sỹ, giáo sư, phó giáo sư của Việt Nam và Nga. Hướng nghiên cứu chính của Trung tâm là: độ bền nhiệt đới, nhiệt đới hoátrang bịkỹ thuật sinh thái nhiệt đới và y sinh nhiệt đới… Đây là điểm sáng hợp tác khoa học giữa hai nước.

3.4 Hợp tác an ninh và kỹ thuật quân sự

Đây cũng là những lĩnh vực được hai bên quan tâm. Trong lĩnh vực an ninh, hai bên thường xuyển trao đổi đoàn, từ cấp bộ trưởng, thứ trưởng và tổng cục. Bộ trưởng Công an nước ta Lê Hồng Anh đã thăm Nga(7/2003) và Chủ tịch Uỷ ban quốc gia về phòng chống ma tuý và chất hướng thần thăm Việt Nam(12/2003). Hai bên cũng ký nhiều văn bản hợp tác hợp tác phòng chống ma tuy, phòng chống tội phạm,trao đổi thông tin, nhất là thông tin về khủng bố và cuộc chiến chống khủng bố, về đào tạo..

Việt Nam và Liên Xô vốn là đồng minh chiến lược của nhau. Hầu hết trang thiết bị quân sự của Việt Nam do Liên Xô trang bị và đông đảo đội ngũ chuyên gia kỹ thuật quân sự đều do Liên Xô đào tạo cho nênNga là đối tácquan trọng bậc nhất của Việt Nam về kỹ thuật quân sự. Chúng ta tiếp tục mua trang thiết bị quân sự của Nga. Đồng thời hai bên cũng hợp tác xây dựng các trạm sửa chữa, bảo dưỡng trang thiét bị tại Việt Nam. Ngoài ra, việctrao đổiý kiến giữa lãnh đạo hại Bộ quốc phòng và quan chức cấp cao về vấn đề quốc phòng. Quan điểm hai bên khá gần nhau về các vấn đề quốc tế và khu vực về các vấn đề quốc phòng. Đó là thuận lợi cho hợp tác. Tháng 11/2005, Đoàn tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Liên bang Nga cập bến cảng Đà Năng, thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, góp phần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này giữa hai nước. Mặt khác, từ năm 2004, Nga còn khôi phục việc cung cấp học bổng đào tạo quốc phòng cho Việt Nam.

3.5 Hợp tác địa phương

Trong những năm gần đây quan hệ giữa các tỉnh thành của Việt Nam và các địa phương của Nga được đẩy mạnh.Việc trao đổi đoàn giữa các địa phương của hai bên để tìm hiếu cơ hội làm ăn đã trở nên thường xuyên. Các đoàn các địa phương Nga thăm Việt Nam có Matxcova, Saint-Peterburg, vùng Prrimôri, các nước Cộng hoà Baskortostan, Tartastan, các tỉnh và các thành phổ Kháccôp, Voronhegiơ, Ekaterinburg… Nhiều địa phương của nước ta như Hà Nội, thành phổ Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, Hải Phòng, tỉnh Quảng Nam..đã cử đoàn thăm các địa phương của Liên bang Nga.Tuy nhiên kết quả chủ yếu mới dừng ở việc ký kết văn bản hợp tác khung, chưacó ký kết làm ăn cụ thể.

3.6 Nhân tố cộng đồng người Việt Nam

Khi nói về quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga không thể không đề cập về cộng đồng người Việt Nam ở Nga. Cả hai bên đều thừa nhận cộng đồng người Việt ở Nga là nhân tố quan trọng trongquan hệ giữa hai nước (6). Hiện có khoảng 80 nghìn người làm ăn, sinh sống tại gần 30 thành phố khác nhau ở Liên bang Nga, đông nhất là ở Matxcơva. Họ chủ yếu làm thương mại, có đóng góp nhất định cho phát triến kinh tế-xã hội ở Nga và quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là quan hệ kinh tế -thương mại, du lịch…Hiện có khoảng 300 công ty và các cơ sở kinh doanh của người Việt với tổng số vốn khoảng 300 triệu đô la. Có một số doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và có đầu tư về trong nước. Tuy nhiên đa số không có giấy tờ hợp lệ theo quy định của Nga. Tình trạng của họ khá bếp bênh, phụ thuộc nhiều vào chính sách của chính quyền sở tại.Từ đầu 2007, Chính phủ Nga kiên quyết thực hiện chính sách mới, không cho phép người nước ngoài bán lẻ tại các chợ, tác động bất lợi đối người nước ngoài, trong đó người Việt.

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến cộng đồng người Việt ở nước ngoài nói chung, trong đó có người Việt ở Nga. Trong các tiếp xúc lãnh đạo đã đề cập vấn đề cộng đồng. Tuy nhiên cho đến nay, Nga vẫn chưa có chính sáchcải thiện tình hình một cách cơ bản để người Việt có được cơ sở pháp lý ổn định sinh sống, làm ăn trên đất Nga.

3.7 Khó khăn và hạn chế

Bên cạnh thành tựu như đã trình bày ở trên, trong quan hệ vẫn còn không ít vấn đề. Quan hệ kinh tế chưa xứng với tiềm năng, sức mạnh cũng như truyền thống quan hệ hữu nghị, hợp tác (7). Kim ngạch buôn bán hai chiều nhỏ: xuất khẩu của Việt Nam sang Nga mới chiếm có 0,3% tổng kim ngạch ngoại thương của Nga, còn cuả Nga sang Việt Nam mới có 1,5% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Đầu tư của Nga sang Việt Nam còn khiêm tốn, nhiều dự án bị giải thể. Nga thiếu kinh nghiệm lobby. Hợp tác văn hoá còn nhiều hạn chế. Do khó khăn tài chính nên việc trao đổi các đoàn nghệ thuật theo đường nhà nước còn chưathực hiện đựợc. Nga là thị trường du lịch lớn, song khách du lịch sang Việt Nam còn chưa tương xứng với tiềm năng, kém xa Thái Lan. Năm 2006 có hơn 30.000 khách du lịch Nga đến Việt Nam, trong khi đó đến Thái Lan là 100.000 lượt; còn buôn bán hai chiều giữa Thái và Nga là 1.8 tỷ, với Việt Nam có hơn 800 triệu đô la (8).

Tóm lại, mặc dù hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, song sự phát triển quan hệ Việt-Nga chưa tương xứng với tinh thần “đối tác chiến lược”.

Nguyên nhân: Theo tôi nguyên nhân có nhiều, có nguyên nhân khác quan, có nguyên nhân chủ quan. Thứ nhất, là do nhận thức. Mặc dù là đối tác chiến lược, song cả hai bên chưa thực sự coi nhau là ưu tiên trong chiến lược đối ngoại của mình, vẫn chỉ dành cho nhau ưu tiên thấp. Thứ hai, hai nước chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa có một chiến lược phát triển quan hệ cho một giai đoạn dài, ví dụ 5-10 năm; chưa có chương trình, kế hoạch cụ thể phát triển quan hệ. Vừa rồi tháng 3/2007, Nga mới chuyển cho chúng ta “Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến Việt –Nga”. Thứ ba, cơ chế hợp tác đã có bước chuyển nhất định sang nguyên tắc kinh tế thị trường, song chưa hoàn chính, còn nhiều bất cập, chưa phát huy tác dụng. Ví dụ cơ chế hàng đổi hàng khó thúc đẩy trao đổi thương mại.Thứ tư, thời gian dài chúng ta cũng chưa thực sự coi trọng thị trường Nga vì sợ rủi ro, luật pháp chưa rõ ràng, môi trường kinh doanh chưa thuận, tình trạng mafia, kinh tế ngầm…Mặt khác hàng hoá của ta chất lượng chưa cao, chưa có thương hiệu, chưa phong phú và bị cạnh tranh của hàng Trung Quốc và các nước khác…Thứ năm, Nga cũng chưa coi trọng thích đáng hợp tác với Việt Nam, chậm chuyển đổi cơ chế, lãi xuất cho vay tín dụng cao, hạn chế về công nghệ cao, thiếu nhậy bén, thiếu linh hoạt trong làm ăn và thiếu kỹ năng lobby. Đồng thời Nga còn có một số chính sách tăng cường bảo hộ mậu dịch gây cản trở cho hàng xuất khẩu của Việt Nam nhưhạn chế nhập khẩu gạo, tăng hàng rào kiểm tra an toàn thực phẩm hàng thuỷ sản, cấm người nước ngoài bán lẻ tại các chợ ảnh hướngđến mạng lưới tiêu thụ tác động tiêu cực đến xuất nhập khẩu hàng từ Việt Nam.Thứ sáu, cả hai bên, trong đó có các Bộ, ngành và doanh nghiệp đều chưa thật sự năng động, khắc phục khó khăn, tìm cách làm ăn mới. Hoạt động của Uỷ ban liên Chính phủ cũng chưa thật sựhiệu quả cao.

4. Triển vọng

Trong khoảng 5-7 năm tới quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nga sẽ phát triển theo các hướng sau:

Kịch bản 1:Quan hệ hai nước ổn định, có phát triển trên các phương diện, nhất là về kinh tế, khó có phát triển đột phá. Mặc dù có không ít khó khăn, song quan hệ đối tác chiến lược cũng có nhiều yếu tố cơ bản thuận lợi.Thứ nhất, mặc dù có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, song các xu thế lớn trên thế giới vẫn là các xu thế chủ đạo, chi phối sự phát triển của tình hình thế gíơi. Thứ hai, đổi mới ở Việt Nam tiếp tục thu được những thành tựu, vị thế của Việt Nam trên thế giới và khu vực tiếp tục được nâng cao; tình hình Liên bang Nga tiếp tục phát triển theo hướng ổn định, kinh tế tăng trường,vị thế nước lớn của Nga được tăng cường. Chính vì vậy Việt Nam và Nga càng cần nhau hơn. Thứ ba, thành tựu quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua đã tạo điều kiện tốt cho phát triển quan hệ. Thứ tư, cố gắng của cả hai nước…

Kịch bản 2: Quan hệ hai nước xấu đi không phát triển được do những biến động nẩy sinh ở nước này hay nước kia, hoặc do biến động của tình hình thế giới. Khó có khả năng xảy ra kịch bản này.

Ngoài ra, có thể diễn ra kịch bản 3. Đó phương án tốt của kịch bản 1. Quan hệ đối tác chiến lược phát triển mạnh, có bước đột phá. Kịch bản này không loại trừ, song phải có cố gắng rất lớn của cả hai phía. Tình hình đang diễn ra theo kịch bản 1. Với kết quả rất tích cực chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ 9-12/9/2007, với nỗ lực của cả hai bên, có nhiều khả năng quan hệ sẽ diễn ra theo khả năng 3.

Để tình hình diễn ra theo kịch bản 3, xin kiến nghị một số giải pháp sau:

Hai nước cần đổi mới nhận thức, dành ưu tiên cao cho quan hệ theo tinh thần “đối tác chiến lược”;

Sớm có các chương trình ngắn hạn, trung hạn và cả dài hạn với các biện pháp cụ thể phát triển quan hệ trên các lĩnh vực hợp tác có tiềm năng;

Xử lý các khúc mắc thúc đẩy quan hệ như cơ chế, chính sách…;

Tìm giải pháp hợp lý tạo điều kiện hợp pháp cho cộng đồng người Việt ổn định làm ăn, sinh sống trên đất Nga;

Đổi mới hoạt động của Ủy ban liên Chính phủ…

***

Tiếp nối quan hệ Việt-Xô, sau những thăng trầm, quan hệ Việt-Nga đã có bước phát triển mới về chất với việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Gần 8 năm đã trôi qua, quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nga đã và đang thu được những thành tựu to lớn về các phương diện. Bên cạnh thành công cũng có không ít khó khăn, hạn chế. Muốn đẩy mạnh đối tác chiến lược cần có nỗ lực và nhiều biện pháp của cả hai phía./.



(1): Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội VIII,Nxb. Chính trị quốc gia, HN 1996, tr.76-78 ;Văn kiện Đại hội IX,HN 2001, tr.13-14.

(2): John Egan : Managing Partnerrship: Preventing and solving Problém in Strrategic Parnership,Allen & Unwin, Sydney 2001, tr. 3.

(3): Tuyên bố chung Việt-Nga,Báo Nhân Dân, ngày 2/3/2001.

(4): Báo Nhân Dân, ngày 11/6/2005.

(5): Vũ Dương Huân (Chủ biên) Ngoại giao Việt Nam hiện đại, vì sự nghiệp đổi mới (1975-2002), HN 2002, tr. 301.

(6): Thông cáo chung Việt Nam-Liên bang Nga, Báo Nhân Dân, ngày 13/9/2007.

(7):Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thống Liên bang Nga V. Putin…Báo Nhân Dân, ngày 12/9/2007.

(8):Tư liệu Đại sử quán Việt Nam tại Liên bang Nga

 PGS.TS Vũ Dương Huân
Bộ Ngoại giao - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   |