KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Trang chủ   >  KHOA HỌC CÔNG NGHỆ  >    >  
Quản lý các chương trình đào tạo liên kết quốc tế

Chương VI

QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN KẾT QUỐC TẾ

(Ban hành theo Quyết định số 4632 /2008/QĐ-ĐHQGHN, ngày  25/ 8/2008            

 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

 

 

Điều 28.  Khái niệm, mục đích, hình thức đào tạo liên kết quốc tế   

1.      Đào tạo liên kết quốc tế là hoạt động đào tạo ở bậc đại học, sau đại học do đơn vị trực thuộc ĐHQGHN đủ điều kiện liên kết với một (hoặc nhiều) cơ sở đào tạo đại học, sau đại học có t­ư cách pháp nhân và có uy tín của n­ước ngoài (gọi tắt là đại học nước ngoài) thực hiện.

2.      Mục đích của đào tạo liên kết quốc tế là nhằm tạo cơ hội cho một bộ phận sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đ­ược học tập theo các chư­ơng trình, giáo trình và phương pháp tiên tiến đang đ­ược sử dụng tại các trư­ờng đại học có uy tín trên thế giới; tạo động lực và điều kiện cho các đơn vị trực thuộc đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình và ph­ương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực và trình độ giảng viên, chất l­ượng đào tạo,  nghiên cứu khoa học và công nghệ, từng b­ước hội nhập quốc tế về giáo dục đại học, góp phần đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học nước ngoài có uy tín.

3.      Đào tạo liên kết quốc tế được thực hiện thông qua các hình thức:

-    Chương trình đào tạo liên kết quốc tế do đại học nước ngoài cấp bằng;

-    Chương trình đào tạo liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng;

-    Chương trình đào tạo liên kết quốc tế do đại học nước ngoài và ĐHQGHN cùng cấp bằng.

4.   Đào tạo liên kết quốc tế phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, của Bộ   Giáo dục và Đào tạo và của ĐHQGHN.

Điều 29.  Điều kiện để thực hiện ch­ương trình đào tạo liên kết quốc tế

1.      Giám đốc ĐHQGHN quyết định việc cho phép các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN có chức năng, nhiệm vụ đào tạo đại học và sau đại học đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, về đội ngũ cán bộ giảng dạy được thực hiện các chương trình đào tạo liên kết quốc tế đối với các ngành và chuyên ngành mà Chính phủ Việt Nam cho phép.

2.      Đối tác nước ngoài tham gia đào tạo liên kết quốc tế phải là các trường đại học có tư cách pháp nhân, có uy tín đã được tổ chức có thẩm quyền của nước sở tại kiểm định chất lượng.

3.      Đơn vị trực thuộc ĐHQGHN và đại học nước ngoài tham gia đào tạo liên kết quốc tế phải có văn bản hợp tác bao gồm các điều khoản chi tiết về nội dung, nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của mỗi bên, các điều kiện đảm bảo chất lượng để thực hiện chư­ơng trình đào tạo liên kết quốc tế một cách hiệu quả, chất lượng. Ưu tiên hợp tác với các trường đại học thuộc nhóm 200 trường đại học tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng của Đại học Giao thông Thượng Hải (địa chỉ trang web: http://www.ed.sjtu.edu.cn/ranking.htm) và tương đương.

Điều 30. Thủ tục xin phép thực hiện chương trình đào tạo liên kết quốc tế do đại học nước ngoài cấp bằng

1.      Hồ sơ xin phép thực hiện chư­ơng trình đào tạo liên kết quốc tế do đại học nư­ớc ngoài cấp bằng gồm văn bản và đề án của đơn vị trực thuộc trình, xin phép Giám đốc ĐHQGHN. Đề án (ở dạng văn bản giấy và văn bản điện tử) đào tạo liên kết quốc tế phải có các nội dung chính sau đây:

-          Cơ sở xây dựng, mục đích chư­ơng trình đào tạo liên kết quốc tế;

-          Chuyên ngành, nội dung ch­ương trình đào tạo;

-          Chương trình đào tạo chi tiết;

-          Tài liệu sử dụng cho chương trình đào  tạo;

-          Ph­ương thức, quy mô, đối tượng tuyển sinh;

-          Nghiên cứu khoa học, công nghệ và kết hợp nghiên cứu khoa học, công nghệ với đào tạo;

-          Điều kiện cơ sở tài chính, vật chất để thực hiện chư­ơng trình;

-          Ngôn ngữ giảng dạy trong chư­ơng trình (nếu từ hai thứ tiếng trở lên, ghi rõ tỉ lệ);

-          Đội ngũ cán bộ tham gia giảng dạy, quản lý chư­ơng trình;

-          Thời gian, địa điểm thực hiện chư­ơng trình;

-          Thông tin về đại học n­ước ngoài: tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, tên trang web, tư cách pháp nhân, thứ hạng xếp loại theo đánh giá của Đại học Giao thông Thượng Hải, các văn bản kiểm định chất lượng; đội ngũ giảng viên (số lượng theo học hàm, học vị), và các thông tin khác;

-          Văn bản ký kết với đại học n­ước ngoài;

-          Hợp đồng phân công trách nhiệm thực hiện, trong đó có thu, sử dụng và quản lý tài chính giữa đơn vị liên kết và đại học nước ngoài.

2.      Ban Đào tạo (đối với ch­ương trình liên kết đào tạo quốc tế ở bậc đại học),  Khoa Sau Đại học (đối với chương trình liên kết đào tạo quốc tế ở bậc sau đại học không do Khoa Sau Đại học thực hiện) và Ban Khoa học Công nghệ (đối với chương trình liên kết đào tạo quốc tế bậc sau đại học do Khoa Sau Đại học thực hiện) là đầu mối phối hợp với Ban Quan hệ Quốc tế, Trung tâm Đảm bảo Chất lượng và Nghiên cứu Phát triển Giáo dục, Văn phòng và các ban chức năng khác, các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định đề án đào tạo liên kết quốc tế trong đó chú ý việc thẩm định đại học nước ngoài, điều kiện đảm bảo chất lượng để trình Giám đốc quyết định và thông báo kết quả cho đơn vị trong vòng 30 ngày kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ.

Điều 31. Quản lý ch­ương trình đào tạo liên kết do ĐHQGHN cấp bằng

Chương trình đào tạo liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng, hoặc do ĐHQGHN và đối tác n­ước ngoài cùng cấp bằng thực hiện theo Quy chế đào tạo đại học và Quy chế đào tạo sau đại học của ĐHQGHN.

Điều 32. Tổ chức thực hiện

1.      Thủ tr­ưởng đơn vị đư­ợc ĐHQGHN cho phép thực hiện ch­ương trình đào tạo liên kết quốc tế chịu trách nhiệm mọi mặt tr­ước Giám đốc ĐHQGHN về chương trình đào tạo liên kết quốc tế của đơn vị mình; thực hiện đầy đủ quy trình, công nghệ đào tạo, duy trì và phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng; đề xuất những nội dung, biện pháp  cần triển khai  bổ sung.

2.      Ban Đào tạo (đối với ch­ương trình liên kết đào tạo quốc tế ở bậc đại học),  Khoa Sau Đại học (đối với chương trình liên kết đào tạo quốc tế ở bậc sau đại học không do Khoa Sau Đại học thực hiện) và Ban Khoa học Công nghệ (đối với chương trình liên kết đào tạo quốc tế bậc sau đại học do Khoa Sau Đại học thực hiện) là đầu mối phối hợp với Ban Quan hệ Quốc tế, Trung tâm Đảm bảo Chất lượng và Nghiên cứu Phát triển Giáo dục và đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện ch­ương trình đào tạo liên kết quốc tế, trình Giám đốc về việc cho tiếp tục hay ngừng ch­ương trình đào tạo liên kết quốc tế.

3.      Đơn vị đào tạo có nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho ĐHQGHN theo hướng dẫn của Ban Kế hoạch – Tài chính và Ban Quan hệ Quốc tế.

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :