Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Văn Tú Anh
Tên đề tài: Đặc điểm phát âm tiếng Việt của trẻ khiếm thính sau khi cấy điện cực ốc tai

1. Họ và tên: Văn Tú Anh                                               2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 09/09/1974                                                4. Nơi sinh: Hải Dương

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3684/2015/QĐ-XHNV ngày 31/12/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng): Quyết định số 332/QĐ-XHNV, ngày 03/02/2023, về việc thay đổi/điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh.

Tên đề tài cũ: “Nghiên cứu khả năng phát âm của trẻ khiếm thính sau khi cấy điện cực ốc tai”. Tên đề tài mới: “Đặc điểm phát âm tiếng Việt của trẻ khiếm thính sau khi cấy điện cực ốc tai”.

7. Tên đề tài luận án (tên luận án chính thức đề nghị bảo vệ cấp Đại học Quốc gia Hà Nội): “Đặc điểm phát âm tiếng Việt của trẻ khiếm thính sau khi cấy điện cực ốc tai”.

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                                    9. Mã số: 62220210

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học (nêu rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên): PGS.TS.NCVCC. Vũ Kim Bảng; TS. NCVC. Vương Hồng Tâm.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án (nêu tóm tắt các kết quả mới của luận án)

1) Các nét mới và đóng góp chuyên sâu về mặt ngôn ngữ học của luận án:

Việc nghiên cứu khả năng phát âm các loại hình âm tiết tiếng Việt của các trẻ khiếm thính được khảo sát là một việc làm mới chưa hề được thực hiện bởi nghiên cứu và tác giả nào trước đó. Các loại hình âm tiết này đặc trưng cho âm tiết tiếng Việt, để phân biệt với âm tiết thuộc các tiếng khác trên thế giới.

Việc đo đạc các thông số âm học cơ bản của thanh điệu và vẽ đồ thị biểu hiện âm vực và âm điệu của thanh điệu trong âm tiết tiếng Việt, ở 20/81 trẻ em ở độ tuổi tiền học đường (cả trẻ khiếm thính và trẻ nghe bình thường), là một việc làm mới chưa hề được thực hiện bởi nghiên cứu và tác giả nào trước đó.

So sánh đặc điểm phát âm tiếng Việt giữa trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai với trẻ nghe bình thường: Việc so sánh này cho thấy sự tương đồng và khác biệt giữa khả năng phát âm tiếng Việt của các trẻ em được lấy làm mẫu/chuẩn (trẻ nghe bình thường) và của các trẻ khiếm thính sử dụng thiết bị trợ thính, cùng ở độ tuổi tiền học đường/mầm non.

Luận án là một khảo sát và nghiên cứu về mặt âm vị học trong ngôn ngữ nói của trẻ em Việt Nam nói tiếng Việt (cụ thể là giọng Hà Nội), dựa trên đối tượng trẻ nghe bình thường (8 trẻ) và trên đối tượng trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai (thuộc dạng trẻ khuyết tật thính giác) (73 trẻ).

Đề xuất và kiến nghị của luận án: Luận án đề xuất phương hướng hỗ trợ dưới góc độ Ngôn ngữ học nói chung và góc độ Ngữ âm học & Âm vị học Tiếng Việt nói riêng. Mục đích là nhằm nâng cao khả năng phát âm nói chung và sửa lỗi phát âm nói riêng cho các trẻ khiếm thính được khảo sát.

2) Các nét mới và đóng góp chuyên sâu về mặt Thính học và Giáo dục Đặc biệt của luận án: Kết quả của luận án cho thấy vai trò quan trọng tiên quyết của việc phát hiện sớm tật khiếm thính và việc được cấy điện cực ốc tai đến năng lực phát âm tiếng Việt của các trẻ khiếm thính được khảo sát. Kết quả của luận án cho thấy vai trò rất quan trọng của việc trị liệu nghe nói tới năng lực phát âm tiếng Việt của các trẻ khiếm thính được nghiên cứu. Ngoài ra, luận án góp phần bổ sung cho nội dung giáo dục ngôn ngữ trong các cơ sở giáo dục đặc biệt cho trẻ khiếm thính tại Hà Nội. Từ đó, có đóng góp cụ thể cho chương trình giáo dục đặc biệt nói chung ở Việt Nam.  

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có)

Kết quả khảo sát của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo để các cơ sở trị liệu nghe nói cho trẻ khiếm thính sử dụng, trong việc can  thiệp sớm (nâng cao khả năng phát âm và sửa lỗi phát âm tiếng Việt) cho trẻ khiếm thính.

Phần “Đề xuất phương hướng hỗ trợ nâng cao và sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho trẻ khiếm thính” trong luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo để gia đình và người chăm sóc trẻ khiếm thính sử dụng để trị liệu nghe nói cho trẻ khiếm thính tại nhà.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có)

1) Nghiên cứu đặc điểm phát âm tiếng Việt của trẻ khiếm thính/trẻ nghe kém Việt Nam tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam.

2) Nghiên cứu khả năng nhận thức âm vị học tiếng Việt của trẻ khiếm thính/trẻ nghe kém Việt Nam tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam.

3) Nghiên cứu khả năng nghe hiểu tiếng Việt của trẻ khiếm thính/trẻ nghe kém Việt Nam tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam.

4) Nghiên cứu đặc điểm lời nói tiếng Việt của trẻ khiếm thính/trẻ nghe kém Việt Nam tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam.

5) Nghiên cứu khả năng diễn đạt bằng lời nói tiếng Việt của trẻ khiếm thính/trẻ nghe kém Việt Nam tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam.

6) Nghiên cứu đặc điểm giao tiếp bằng lời nói tiếng Việt của trẻ khiếm thính/trẻ nghe kém Việt Nam tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam.

14. Những công trình công bố có liên quan đến luận án (liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian)

1. Văn Tú Anh (2017), “Khả năng phát âm thanh điệu, âm đầu và vần của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi đeo máy trợ thính ở Hà Nội”, Việt Nam trong chuyển đổi Các hướng tiếp cận liên ngành, Trường ĐHKHXH&NV, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr. 450-461.

2. Văn Tú Anh (2018), "Thực nghiệm bước đầu sử dụng các phần mềm phân tích tiếng nói CoolEdit và PRAAT giúp học viên nước ngoài và trẻ nghe kém phát âm đúng thanh điệu tiếng Việt",  Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa (1) Tập 2, tr. 1–8.

3. Văn Tú Anh (2018), "Khảo sát các thông số âm học trong phát âm thanh điệu tiếng Việt của trẻ nghe kém ở độ tuổi thực 3 - 4 (trên địa bàn Hà Nội)", Tạp chí Ngôn ngữ (5), tr. 56–67.

4. Van Tu Anh (2022), "Resesrch on pronunciation ability of Vietnamese syllable components before and after using cochlear implants of some pre-school children groups (case study)", International Journal of Science and Research (IJSR) Volume 11 Isue 4, April, ISSN (online): 2319-7064, www. ijsr.net, pp. 861-864.

5. Van Tu Anh (2022), "Comparison study of the pronunciation of Vietnamese phonemes (vowels and consonants) by pre-school deaf children  before and after cochlear implantation (case study)", International Journal of Science and Research (IJSR) Volume 11 Isue 7, July, ISSN (online): 2319-7064, www. ijsr.net, pp. 1722-1725.

6. Văn Tú Anh (2022), “So sánh khả năng phát âm lời nói tiếng Việt trước và sau khi cấy ghép ốc tai điện tử của một số trẻ em tiền học đường được trị liệu nghe nói tại Trung tâm Sunny AVT, Hà Nội”, Ngôn ngữ học ứng dụng trong xu hướng hội nhập quốc tế, Kỉ yếu hội thảo ngữ học toàn quốc, 23/10, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 72–79.

7. Văn Tú Anh (2022), “Khảo sát lỗi phát âm các thành phần âm tiết tiếng Việt của trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai ở Hà Nội”, Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Những vấn đề ngôn ngữ học năm 2022, Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Tháng 11, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 40-53.

8. Van Tu Anh (2022), "The possibility of pronouncing types of Vietnamese syllables before and after electronic cochlear implantation in hearing-impaired pre-school children at Sunny AVT, Hanoi", The First International Conference on the Issues of Social Sciences and Humanities, December, Vietnam National University Press, Hanoi, pp. 1153-1166.

 VNU Media - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   |