Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
GS.VS Nguyễn Văn Đạo - một nhà khoa học lớn, nhà kiến tạo ngành Cơ học Việt Nam
Giáo sư Nguyễn Văn Đạo sinh ngày 10 tháng 8 năm 1937 tai Thanh Ba, Phú Thọ. Năm 1957 tốt nghiệp loại ưu Đại học Sư phạm Hà nội và năm 1965 nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Matscova. Năm 1976 bảo vệ thành công xuất sắc luận án Tiến sĩ Khoa học tại Đại học Bách khoa Vacsava.

Nói đến GS Nguyễn Văn Đạo là nói đến sự đam mê khoa học . Khi vừa đặt chân về nhận nhiệm vụ giảng dạy tại trường ĐHBKHN, Anh đã tra cứu các tài liệu và viết một bài báo về chuyển động của tên lửa gửi đến Viện sĩ Kônonêncô, một nhà cơ học lớn của Nga. Nhìn thấy một khả năng khoa học, VS Kônônêncô đã đồng ý nhận Anh làm nghiên cứu sinh. Và đúng như dự đoán, sau chỉ hơn 2 năm, Anh đã bảo vệ thành công luận án Phó tiến sỹ tại một trường đại học danh tiếng không chỉ ở Nga mà cả đối với thế giới.

Nói đến GS Nguyễn Văn Đạo là nói đến một nhà khoa học có tầm nhìn xa và rộng. Quan điểm nhất quán của GS Nguyễn Văn Đạo là phải xây dựng ngành Cơ học thành một ngành độc lập trong phát triển khoa học cũng như vai trò của nó đối với sự phát triển của đất nước.

Những ngày đầu công tác trong trường ĐHBKHN, GS phụ trách bộ môn Cơ học lý thuyết gồm những cộng sự được đào tạo tại khoa Toán Trường ĐHSPHN nên xu thế chung là muốn xây dựng chuyên môn theo hướng Toán ứng dụng. Trong bộ môn đã có nhiều cuộc tranh luận sôi nổi, có lúc quyết liệt: xây dựng bộ môn theo hướng phát triển thuần tuý cơ học, toán ứng dụng hay một bộ môn mà hướng phát triển của nó gắn liền với hướng phát triển của một trường đại học kỹ thuật. Được sự ủng hộ mạnh mẽ của tổ chức Đảng cơ sở GS đã quyết tâm xây dựng bộ môn theo hướng thứ hai, một bộ môn cơ bản nằm trong một trường đại học kỹ thuật, lấy nhiệm vụ chính trị của trường đại học kỹ thuật làm nhiệm vụ trung tâm của mình. Đó chính là động lực giúp cho GS có một niềm tin để vượt mọi khó khăn trong việc xây dựng ngành Cơ học thành một ngành độc lập, đủ sức phục vụ nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó. GS đã thành công ở Trường Đại học Bách khoa Hà nội, một đơn vị chỉ khoảng trên 10 người mà đã có đến 6 người bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ khoa học, mà nội dung chủ yếu hầu hết được chuẩn bị trong nước, 7 người được nhà nước phong học hàm Giáo sư.

Hoàn thành nhiệm vụ tại Đại học bách khoa Hà Nội, GS lại bắt tay ngay vào việc xây dựng một Viện nghiên cứu đầu ngành về Cơ học. Trên cương vị là Phó Viện trưởng kiêm Tổng thư ký Viện Khoa học Việt Nam, năm 1978 GS đã tập trung lực lượng các nhà Cơ học trong Viện Khoa học Việt Nam và các Trường Đại học trong cả nước trong một Hội thảo tại Nha Trang để bàn về phương hướng phát triển ngành Cơ học trong tương lai. Những định hướng phát triển của ngành Cơ học được GS phác thảo hồi ấy đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt là trong những nhiệm vụ đặt ra hồi đó có một nhiệm vụ cấp bách là phải tiến hành xây dựng ngay một Viện nghiên cứu đầu ngành về Cơ học tại Viện Khoa học Việt Nam. Với sự nhiệt tình to lớn cùng với uy tín khoa học của mình, trong một thời gian rất ngắn GS đã hoàn thành việc thành lập Viện Cơ học thuộc Viện Khoa học Việt Nam tháng 4 năm 1979. Viện Cơ học do GS. Nguyễn văn Đạo làm Viện trưởng sáng lập, bắt đầu từ một phòng nghiên cứu Cơ học với trên 20 người và vài phòng làm việc dưới sự lãnh đạo của GS đã trở thành một cơ ngơi khang trang cùng đội ngũ cán bộ hùng hậu, ngày nay đã là điểm tựa vững chắc cho tất cả những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng Cơ học trong cả nước. Viện Cơ học đã và đang chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp nhà nước, đặc biệt là chiếm 1/3 kinh phí đề tài nghiên cứu cơ bản về Cơ học của cả nước. Giáo sư Nguyễn Văn Đạo đã xây dựng được nhiều mối quan hệ hợp tác quốc tế rất rộng rãi cho Viện Cơ học, giúp đỡ nhiều cán bộ khoa học của Viện được đi học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án tiến sỹ, tiến sỹ khoa học tại các nước tiên tiến trên thế giới. Sự ra đời và phát triển Viện Cơ học như ngày nay là đóng góp vô cùng quan trọng của GS.VS Nguyễn Văn Đạo cho ngành Cơ học ở Việt Nam

Có một điều không phải dễ dàng làm được vì không dễ thuyết phuc: xây dựng tiếp Viện Cơ học Ứng dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hai Viện Cơ tại 2 địa đầu của đất nước, nhưng cùng một tiêu chí: Vì sự phát triển của ngành Cơ học, liên kết đội ngũ các nhà Cơ học trong cả nước. Ở đây ghi nhận công lao to lớn của GS Nguyễn Văn Đạo.

Viên Cơ học ứng dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy rất có kết quả việc tổ chức triển khai các mảng ứng dụng có tầm cỡ và rất có hiệu quả, một cơ sở nghiên cứu có uy tín lớn tại một thành phố đầy năng động..

Tất cả những thành tựu nêu trên đã được xã hội thừa nhận và minh chứng cho một thực tế: Cơ học đã trở thành một ngành độc lập, đội ngũ các nhà Cơ học đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển trong nhiều ngành kinh tế của đất nước. Cùng với các ngành khác, ngành Cơ học đã có Hội đồng Chức danh Giáo sư của riêng mình. Tất cả những điều này bây giờ gần như hiển nhiên, nhưng quá trình hình thành và phát triển của nó là cực kỳ khó khăn, khi mà trong xã hội phổ biến quan điểm là Cơ học không thể là ngành độc lập, nó hoặc chỉ là một bộ phận hoặc của Toán học, hoặc của Vật lý, khi mà tư tưởng địa phương đang chiếm ngự khá nặng nề :” không muốn ai phát triển ngoài mình”. Ở đây công đầu thuộc về GS Nguyễn Văn Đạo . Nói điều này chúng ta không bao giờ quên vai trò rất to lớn của các nhà lãnh đạo khoa học như cố Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, cố GS Tạ Quang Bửu đã luôn luôn cổ vũ và đồng hành cùng với đội ngũ các nhà Cơ học trong việc xây dựng Cơ học thành một ngành độc lập.

Nói đến GS Nguyễn Văn Đạo là nói đến con người luôn luôn day dứt đến trách nhiệm của các nhà khoa học đối với phát triển sản xuất, trước nhất là đối với công nghệ, kỹ thuật.Giáo sư luôn luôn kiên trì nguyên lý Đảng đã nêu lên:”Khoa học phải gắn với thực tiễn, nghiên cứu khoa học phải gắn liền với công nghệ, sản xuất”, cũng như ý nguyện của đất nước: ” Phải xây dựng một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật đủ sức giải quyết các vấn đề công nghệ cho phát triển của đất nước. Khoa học phải là tiềm lực và động lực cho phát triển bền vững của đất nước”. Muốn làm được điều này, xây dựng các cơ quan, các cơ sở nghiên cứu cơ học chưa đủ, phải tổ chức được đội ngũ, liên kết các nhà cơ học và những nhà công nghệ để giải quyết các bài toán lớn của cơ học trong thực tiễn sản xuất, có tác động đến công nghệ và sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này GS. Nguyễn Văn Đạo đã đề xuất thành lập Hội Cơ học Việt Nam trong tình hình mà các cơ sở cơ học còn đếm trên đầu ngón tay, một tổ chức xã hội rất rông rãi, tập hợp các nhà khoa học quan tâm đến các bài toán, các hướng lý thuyết, các nhà công nghệ, kỹ thuật mà tầm hoạt động của họ liên quan nhiều và chặt chẽ với cơ học, như cơ khí, xây dựng, giao thông... Qua đây thể hiện một tầm nhìn thông thoáng và vững chắc, trong việc tổ chức đội ngũ, liên kết giữa cơ quan nghiên cứu với các trường đại học và xã hội. Chính dựa trên nền tảng này chúng ta đã xây dựng được tiềm lực và các trường phái khoa học. Trong vấn đề này, GS. Nguyễn Văn Đạo luôn chú trọng phối hợp một cách cân đối, hài hoà đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng cơ học. Trong thời kỳ đầu xây dựng, để làm được điều này, GS đã thực hiện được một điều khá gian nan là tổ chức các xêmina khoa học lớn, trong đó tập hợp không chỉ những người làm công tác nghiên cứu cơ học lớn như GS Tạ Quang Bửu, GS Lê Văn Thiêm,... mà còn có cả các chuyên gia đầu đàn trong lĩnh vực kỹ thuật: về động cơ, về Động lực máy,... và cả những cán bộ rất trẻ. Trên các xêmina này ngoài việc trình bày các hướng và các kết quả nghiên cứu lý thuyết còn trình bày các ứng dụng thực tế mà các thành viên trong nhóm tiến hành như việc chống rung cho các công trình tại nhà máy xe lửa Gia lâm, chống ồn, rung cho các nhà máy dệt Nam Định, nhà máy đóng tàu Hải Phòng... Đưa khoa học phục vụ sản xuất luôn luôn thôi thúc GS Nguyễn Văn Đạo. Chỗ nào có cơ hội đưa những thành tựu cơ học vào sản xuất là Giáo sư tìm cách tiếp cận dù đó chỉ là những cải tiến của những người nông dân bình thường. GS đã đến để tận mắt khảo sát máy thái tỏi xuất khẩu của bác nông dân Hải dương, cũng như lặn lội đến tận nông thôn Bình Định để tìm hiểu máy cắt lúa. Một việc mà GS mất không ít công sức,tâm huyết là tìm mọi cách thuyết phục cho Đề án Chế tạo máy bay nhỏ siêu nhẹ và cũng như trong việc thuyết phục xã hội chấp nhận để máy bay siêu nhẹ được cất cánh thử nghiệm. Trước hôm mất mấy ngày GS còn thôi thúc việc xin phép Chính phủ cho phép chiếc máy bay siêu nhẹ VAM2 bay thử nghiệm. Đối với GS điều quan trọng không chỉ là tập hợp đội ngũ, mà còn tạo cho đội ngũ đó có niềm tin vững chắc vào chính bản thân mình. Chẳng biết có sự trùng khớp nào đó hay không: GS bước vào con đường khoa học với hăm hở của đề án tên lửa thì GS ra đi với đề án máy bay siêu nhẹ đang hoàn thành..

GS là con người có tầm nhìn xa. Mặc dù luôn bức xúc với việc đưa các thành tựu khoa học vào phát triển công nghệ nhưng GS không hề sa vào cực đoan và càng không khoan nhượng với các tư tưởng cơ hội trong vấn đề này. GS luôn luôn chăm chút đến việc xây dựng tiềm lực cơ bản cho đội ngũ, kể cả trong thời gian của đại nhảy vọt, một hệ luỵ trực tiếp từ một nước bạn. Rất nhiều ý kiến (được sự ủng hộ khá mạnh mẽ từ nhiều phía) đề nghị bỏ trường để tiếp cận với sản xuất, dời trường đại học về các cơ sở sản xuất, tổ chức đào tạo tại ngay cơ sở sản xuất mà không cần trường lớp, phòng thí nghiệm, tổ chức đại trà những đại học 2 năm v.v...., thì GS vẫn kiên trì việc đào tạo có bài bản. Ở trường ĐHBKHN GS vẫn mở các khoá đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ giảng dạy cơ học trẻ để bổ sung kiến thức theo chuẩn chương trình của Đại học Tổng hợp Matxcơva, mời những cán bộ khoa học đầu ngành từ các trường Đại học Tổng hợp (ngày nay là trường Đại học khoa học Tự nhiên), của Viện Toán học đến giảng dạy. Có lẽ chúng ta không hình dung nổi trong thời kỳ chiến tranh cứu nước ác liệt, tại khu sơ tán của núi rừng Lạng Sơn, dưới những ngọn đèn dầu leo lắt trong các lán trại dựng tạm, nơi đây đã tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình tối thiểu (minimum) của đào tạo sau đại học, mà người hướng dẫn là GS Nguyễn Văn Đạo. Chính từ lớp học này đã thai nghén các đề tài luận án phó tiến sỹ có triển vọng để phát triển thành các luận án TSKH sau này. Trụ được với ý tưởng này trong lúc đó là điều không dễ dàng. Nhà báo Trường Giang,Tổng Biên tập báo Trí Tuệ, trong bài:” Thương tiếc vĩnh biệt GS Nguyễn Văn Đạo,Con người của sự độc lập,sáng tạo”đã kể một câu chuyện về GS Nguyễn Văn Đạo, nó chỉ là một trong nhiều câu chuyện tương tự: ”Hồi năm1989- thời kỳ pe-re-stroi-ca của Liên xô, khi tôi dự lớp tu nghiệp báo chí cao cấp ở Matxcơva, biết tôi đang do dự trong việc làm luận văn theo một đề tài rất nhạy cảm, anh đến gặp tôi và khuyên tôi cứ mạnh dạn, chủ động sáng tạo...Anh đã nói rất hùng hồn chí lý xung quanh quan điểm: ”với tư cách công dân, mọi hoạt động của ta phải nằm trong khuôn phép pháp luật, nhưng đối với tư cách của một nhà khoa học, ta có thể nghiên cứu đến cùng bất cứ vấn đề gì ta tâm đắc và có lợi cho phát triển”.(Trí tuệ, Tạp chí Hiệp Hội các trường Đaị học-Cao đẳng, Số 11,Tháng 1/2007).Ở GS đã thống nhất được cái tâm của nhà khoa học và các nguyên tắc có tính chỉ đạo của Đảng (chứ không phải là những điều giáo điều, cứng nhắc, càng không phải là lá bùa hộ mệnh, để dễ bề lạm dụng) và nhờ đó mà GS đã làm nhiều việc mà ít có ai có thể làm được. Chính điều này mà GS đã “cõng” không ít các nhà khoa học qua được thời kỳ rất khó khăn mà trong quản lý chiếm ngự tư duy quản lý theo quan điểm thành phần chủ nghĩa.

Nói đến GS Nguyễn Văn Đạo là nói đến nhà khoa học có tinh thần tiến công liên tục. Những ngày đầu đầy gian nan của cuộc chiến tranh cứu nước dù việc tiếp cận với các thông tin từ nước ngoài, kể cả các thông tin khoa học, trong thời kỳ này là vô cùng khó khăn và có thể nói là có phần nguy hiểm đối với sinh mệnh chính trị của cá nhân, nhưng GS đã tận dụng mọi cách, mọi tình huống để cập nhật được với các hướng nghiên cứu cơ học đương đại.GS đã xây dựng nên ở Việt Nam một trường phái lý thuyết dao động phi tuyến mà các thành tựu của nó được thế giới biết đến. GS cũng đứng đầu hướng nghiên cứu về lý thuyết dao động hỗn độn với sự hợp tác liên ngành từ các nhà toán học, vật lý, mà các kết quả nghiên cứu của nhóm này cũng đã được biết đến không chỉ trong nước.

Nói đến GS. Nguyễn Văn Đạo là nói đến một nhà khoa học có một tấm lòng bao dung rộng rãi.GS không những chỉ chăm lo đến đội ngũ mà còn quan tâm đến từng nhà khoa học, đặc biệt đối với các vấn đề khoa học thuộc phạm vi GS chịu trách nhiệm, GS hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện có thể được để các nhà khoa học hoạt động đạt kết quả cao nhất, nhất là trong việc giới thiệu các kết quả nghiên cứu của cá nhân đến quốc tế. Một minh chứng cực kỳ sinh động là bộ môn Cơ học lý thuyết nơi GS dày công xây dựng, thì ngay từ đầu, có đồng chí có trách nhiệm đã phải phát biểu: không thể phát triển được vì tình hình quá phức tạp về nhân sự và đồng chí đó đề nghị sát nhập với các đơn vị khác để có thể pha loãng “chất chính trị phức tạp”, nhưng GS đã kịch lịệt phản đối và kiên trì thuyết phục cấp lãnh đạo giao cho GS chịu trách nhiệm xây dựng. Thực tế đã chứng minh là GS đã đúng, từ đó đã cung cấp cho đội ngũ cơ hoc 6 TSKH mà trong đó không thể không nói đến sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của GS, 7 GS và rất nhiều cán bộ giảng dạy cơ học nòng cốt cho các trường đại học trong nước. Không thể nào giải thích được nếu ta không dựa vào cái tâm của GS đối với đồng đội, cũng như lòng tin sâu sắc của GS đến lý tưởng đầy thuyết phục của Đảng.

Bằng các thành tựu xuất sắc trong các hoạt động đa dạng của mình, GS đã nhận được nhiều danh hiệu vinh dự và phần thưởng như được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Tiệp khắc(1988), Viện sĩ Viện Hàn lâm các nước thứ ba, Hội viên danh dự Hội “kiến thức Nga” (1992), Giải thưởng Nhà nước về khoa học của Ucraina (1996), Giải thưởng Hồ Chí Minh (2000), GS cũng đã được mời làm thành viên Ban Biên tập của nhiều Tạp chí Quốc tế như:”Những thành tựu Cơ học”,”Các vấn đề của Cơ khí và Tự động hoá”, tham gia vào nhiều tổ chức khoa học và Giáo dục quốc tế như Phó Chủ tịch Uỷ ban quốc gia UNESCO của Việt Nam(1986-1994), Thành viên Uỷ ban cố vấn cho UNESCO khu vực Đông Nam Á về khoa học và công nghệ (từ năm 1992), Thành viên Hội đồng điều hành Hiệp Hội các trường đại hoc Châu Á-Thái Bình Dương (từ năm 1995), Thành viên (đại diện của Việt Nam) trong Hiệp Hội Quốc tế về Cơ học Lý thuyết và Ứng dụng (từ năm 1990) và một điều cực kỳ quan trọng: GS đã được sự tín nhiệm tuyệt đối của đội ngũ: Chủ tịch Hội từ ngày Hội thành lập đến nay.

Đội ngũ các nhà cơ học Việt Nam ghi đậm hình nét của một nhà khoa học hết lòng hết sức với cộng đồng, với đất nước, một nhà khoa học luôn đứng ở vị trí hàng đầu, dám chịu trách nhiệm một cách công khai đối với các đề xuất và trách nhiệm đảm đang và luôn luôn tin vào cái TÂM của nhà khoa học đối với vận mệnh của đất nước

Anh thường tâm sự: muốn làm nhiều việc, làm tốt mọi việc thì phải chấp nhận .sự va chạm xã hội. Để hạn chế bớt được các điều phiền toái, thì ngoài” cái đầu nóng, cần phải có cái tâm sáng và đặc biệt cần đôi bàn tay sạch”. Và có lẽ còn một điều mà Anh không muốn nói đến là” không quan tâm nhiều đến đôi chân bị rung động như thế nào”.

Nhân kỷ niệm lần thứ 70 ngày sinh của Anh, chúng ta nhắc lại những điều tâm niệm của Anh, để hiểu Anh nhiều hơn và cũng là những điều mà chúng ta mong muốn hướng đến.

 GS.TSKH. Đỗ Sanh
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Cơ học Việt Nam - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   |