Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Cần có chính sách đồng bộ để các cơ sở giáo dục đại học bứt phá phát triển
Chiều 05/11/2023 tại Nhà Quốc hội, Ủy Ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Bộ Giáo dục & Đào tạo và ĐHQGHN đã phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề “Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học”.

 

Hội thảo có sự tham dự và chỉ đạo của Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội, sự tham gia của các đồng chí Lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội hiện đang công tác trong lĩnh vực giáo dục đại học; Lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, hơn 100 chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục, đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục &Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân, Giám đốc ĐHQG.TPHCM Vũ Hải Quân cùng chủ trì hội thảo.

Hội thảo là diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, các chuyên gia, nhà giáo, nhà khoa học trong và ngoài nước thảo luận, trao đổi đánh giá về việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với giáo dục đại học nói chung; góp phần đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo liên quan đến lĩnh vực giáo dục đại học. Trên cơ sở kết quả thực hiện và bài học kinh nghiệm thực tiễn, hội thảo hướng đến đề xuất các ý tưởng, giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách và đảm bảo nguồn lực đầu tư nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo đại học, tạo điều kiện cho giáo dục đại học phát triển, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao phục vụ cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

Đề xuất một luật sửa các luật khác để mở đường cho tự chủ đại học để giáo dục đại học bứt phát phát triển bền vững

Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân đã chia sẻ về bài toán tự chủ đại học, những chính sách và một số hạn chế với sự phát triển bền vững của giáo dục đại học của Việt Nam.

Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân phát biểu tại hội thảo

Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân cho rằng, vấn đề tự chủ của các trường đại học hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Về đầu tư cho giáo dục, ông phân tích, mặc dù chủ trương của Đảng và Nhà nước là ưu tiên đầu tư cho giáo dục nhưng ngân sách cho giáo dục đại học nói riêng chỉ chiếm 0,27% của GDP, thấp hơn nhiều lần so với khu vực và thế giới.

Việc cắt giảm theo lộ trình chi thường xuyên làm cho các trường đại học chưa tự chủ gặp khó khăn. Các trường tự chủ phải lấy học phí của người học để bù đắp vào các hoạt động của trường. Nguồn thu của các đại học trong nước thường chiếm từ 60 - 90% trong khi đó ở các nước khác nguồn thu này không quá 60%.

Ví dụ, tại Mỹ, nguồn thu từ học phí của các trường công chiếm 20% (nhà nước hỗ trợ 43%). Tại New Zealand, con số này là 28% (nhà nước hỗ trợ 42%). Hay tại Anh, học phí chiếm khoảng 53% nguồn thu của trường đại học (nhà nước hỗ trợ 14%). Như vậy, ở các quốc gia phát triển, nhà nước vẫn có chính sách hỗ trợ nguồn thu cho trường đại học theo dạng quỹ.

Giáo sư Lê Quân cho biết so với 10 năm trước đây, các trường đại học đã có sự phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng đang vướng rất nhiều về cơ chế, chính sách bất cập. "Nhất là với hai đại học quốc gia, là đại học trọng điểm, nhưng hiện nay đang chịu các có cơ chế quản lý, hoạt động không khác gì trường đại học khác". "Đồng phục thể chế" đang khiến các trường gặp khó và không phát huy hết năng lực", GS Lê Quân nói.

Do đó, rất cần có cơ chế và đầu tư để các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tầm nhìn dài hạn, chú trọng đào tạo và nuôi dưỡng nhân tài ở những lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của đất nước. Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, Quốc hội đã ban hành nhiều cơ chế đặc thù cho các ngành, các địa phương nhưng chưa có cơ chế nào ưu tiên cho giáo dục nói chung và đặc biệt là giáo dục đại học.

Theo ông, để các trường có nguồn lực đầu tư đủ lớn, Nhà nước cũng cần xem xét đầu tư trực tiếp cho các trường đại học thông qua đấu thầu cạnh tranh. Các trường được đầu tư phải thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao cả về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hình thức hỗ trợ này cho phép nhà nước đầu tư hiệu quả với chi phí cạnh tranh. Còn về phía các trường đại học sẽ có được nguồn lực lớn để đầu tư cho các chương trình nghiên cứu trọng điểm, chương trình đào tạo cần trang thiết bị hiện đại.

Giám đốc ĐHQGHN cũng nêu lên vấn đề kinh phí cho khoa học và công nghệ tại các trường đại học ở Việt Nam còn thấp. Số lượng các công bố quốc tế mặc dù đạt kết quả khá ấn tượng trong thời gian qua nhưng chưa tương xứng so với yêu cầu và tiềm năng. Các nhà khoa học làm chủ được chuyên môn nhưng lại mất khá nhiều thời gian để xử lý thủ tục giải ngân với quá nhiều giấy tờ.

GS. Lê Quân đề xuất cần xây dựng các quỹ học bổng, tín dụng ưu đãi để ưu tiên các ngành khoa học cơ bản, cần thiết cho sự phát triển của đất nước như khoa học cơ bản (toán, lí, hoá, sinh, y, triết học, lịch sử, văn hoá), các ngành kĩ thuật nền tảng (cơ khí, nông nghiệp, môi trường…).

GS. Nguyễn Hữu Đức nguyên PGĐ ĐHQGHN cho rằng, tự chủ đại học là một chủ trương đúng đắn và là xu thế tất yếu, đang tạo cơ hội phát triển cho đại học nước nhà. Tuy nhiên, cùng với việc "cởi trói", tự chủ được trao để "làm" đại học, nhưng có nơi cũng đang "làm đại" - làm theo kinh nghiệm, chủ quan. Các khái niệm thuộc phạm trù, tiếp cận phát triển chương trình đào tạo, ngay cả mô hình đại học nghiên cứu, đại học ứng dụng cũng còn đang được hiểu khác nhau. Trong trường hợp này, việc ban hành một bộ tiêu chuẩn cơ sở GDĐH Việt Nam có triết lý, quan điểm phát triển, mô hình và các khái niệm thật tường minh sẽ giúp định hình một hệ thống GDĐH của quốc gia, thay vì chỉ có một số chỉ số phục vụ kiểm đếm. Đây là điểm mấu chốt để đổi mới giáo dục phát triển bền vững, không làm mất công các thế hệ sau phải đổi mới lại.

GS. Nguyễn Hữu Đức cũng nhấn mạnh tự chủ đại học chủ động nhất là tự chủ học thuật. Trong thời gian tới, cần thay đổi quy định muốn mở các chương trình đạo tạo thạc sỹ, đồng thời sự kết hợp liên thông từ bậc đại học lên thạc sĩ; hơn nữa cơ sở đại học muốn liên kết quốc tế cần có ngành đào tạo phù hợp với xu thế thị trường. Trong thời gian tới, nên tạo điều kiện thuận lợi và để cho các cơ sở giáo dục phát huy tự chủ này. Ngoài ra, cần có thể chế, chính sách và sớm ban hành Luật nhà giáo để giải phóng sức sáng tạo của giảng viên, …

Cấp thiết trong vấn đề thay đổi mô hình quản trị đại học theo hướng chủ động gia tăng giá trị ngoài nguồn học phí. Thực hiện phương thức đầu tư lai/(hybrid) cho các trường đại học tư thục. Thực hiện đầu tư PPP hai chiều, cả chiều tư vào công, đồng thời cả chiều công vào tư (nhà nước đặt hàng theo các thế mạnh của trường tư).

GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN cũng nêu bật được các vấn đề về giáo dục đại học Việt Nam và đưa ra các giải pháp để tăng cường tính tự chủ cho các cơ sở đại học bằng 5 xu thế: tái cấu trúc và tập đoàn hóa; phân quyền và phi tập trung hóa; quản trị chia sẻ; chuyển đổi số và cá nhân hóa học tập; mô đun hóa, liên ngành hóa chương trình đào tạo. Do đó, hệ thống đánh giá, kiểm định chất lượng cần chuyển đổi và thích ứng theo các hướng chính: Tích hợp các mô hình đảm bảo chất lượng với hệ thống xếp hạng. Chuyển dần cơ chế đảm bảo chất lượng theo quy tắc (rule-based) sang đảm bảo chất lượng theo nguyên lý. Nhưng, trước mắt vẫn cần đẩy mạnh đảm bảo chất lượng theo quy tắc.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn 

Tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được đề cập trong Nghị quyết 29 là hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục đại học. Trên tinh thần thảo luận làm rõ những vướng mắc, rào cản liên quan tới thể chế, chính sách để đề xuất giải pháp phù hợp, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đã nêu nhiều vấn đề tồn tại thời gian qua đặc biệt là về tự chủ đại học. Câu chuyện tự chủ tài chính của các trường đại học vẫn luôn là vấn đề nan giải trong suốt chặng đường thực hiện tự chủ. Điều này khiến các trường đại học khó mà tập trung vào phát triển chất lượng.

Bên cạnh việc tăng đầu tư cho giáo dục đại học, cần phải tính đến việc tạo ra các nguồn thu mới cho giáo dục đại học. Một số đại biểu đề nghị cần có chính sách ưu tiên cho giáo dục đại học, như các nghị quyết đặc thù cho địa phương. Thậm chí có thể tính đến việc 1 luật sửa nhiều luật, lấy tự chủ đại học làm trung tâm để sửa những điều luật vướng mắc hiện nay.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn

Khẳng định tự chủ là thuộc tính của giáo dục đại học, là chuyện đương nhiên phải có của giáo dục đại học quốc tế nhưng lại đang là vấn đề thách thức ở Việt Nam với nhiều vướng mắc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng cần phải tạo hành lang pháp lý đồng bộ để có thể thực hiện tự chủ có chiều sâu, không vướng mắc. “Cần phải tính đến làm một luật để sửa nhiều luật nhằm tránh chồng chéo. Nếu có thể, chúng ta đề xuất lấy tâm điểm là tự chủ đại học để rà soát xem cái gì là chồng chéo, cản trở thì sửa một lượt để tạo điều kiện cho sự phát triển đại học. Điều này là quan trọng, cần thiết, mọi vướng mắc khác sẽ được tháo gỡ,” Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

GS. Claire Macken - Tổng Giám đốc RMIT Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, các chuyên gia, đại diện lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước đã nêu thực trạng các tồn tại của giáo dục đại học như ngân sách đầu tư giảm, các trường phụ thuộc lớn vào học phí, cơ chế đặt hàng chưa hiệu quả, khó khăn đầu tư công, những thách thức trong thực hiện tự chủ đại học, rào cản trong nghiên cứu khoa học…

 Thùy Dương, Ngọc Ánh - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   | 482   | 483   | 484   | 485   | 486   | 487   | 488   | 489   | 490   | 491   | 492   | 493   | 494   | 495   | 496   | 497   | 498   | 499   | 500   | 501   | 502   | 503   | 504   | 505   | 506   | 507   | 508   | 509   | 510   | 511   | 512   | 513   | 514   | 515   | 516   | 517   | 518   | 519   | 520   | 521   | 522   | 523   | 524   | 525   | 526   | 527   | 528   | 529   | 530   | 531   | 532   | 533   | 534   | 535   | 536   | 537   | 538   | 539   | 540   | 541   | 542   | 543   | 544   | 545   | 546   | 547   | 548   | 549   | 550   | 551   | 552   | 553   | 554   | 555   | 556   | 557   | 558   | 559   | 560   | 561   | 562   | 563   | 564   | 565   | 566   | 567   | 568   | 569   | 570   | 571   | 572   | 573   | 574   | 575   | 576   | 577   | 578   | 579   | 580   | 581   | 582   | 583   | 584   | 585   | 586   | 587   | 588   | 589   | 590   | 591   | 592   | 593   | 594   | 595   | 596   | 597   | 598   | 599   | 600   | 601   | 602   | 603   | 604   | 605   | 606   | 607   | 608   | 609   | 610   | 611   | 612   | 613   | 614   | 615   | 616   | 617   | 618   | 619   | 620   | 621   | 622   | 623   |