Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Báo cáo tổng kết công tác chuyên môn
(Trích kỷ yếu kỷ niệm 5 năm thành lập KHoa NNCN, Trường ĐHNN - ĐHQGHN)

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

1.1. Khái niệm tiếng Anh chuyên ngành và việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành

Trước khi đánh giá tình hình dạy và học tiếng Anh chuyên ngành ở khoa Ngoại ngữ chuyên ngành cần đi đến thống nhất về việc hiểu thế nào là tiếng Anh chuyên ngành, thế nào là dạy tiếng Anh chuyên ngành và thế nào là học tiếng Anh chuyên ngành.

Tiếng Anh chuyên ngành hay tiếng Anh dùng cho mục đích cụ thể được dịch sang tiếng Anh là English for Specific Purposes (ESP) - ví dụ tiếng Anh Công nghệ thông tin, tiếng Anh Điện tử viễn thông, tiếng Anh Kinh tế, tiếng Anh Tài chính Ngân hàng, tiếng Anh Luật, tiếng Anh Du lịch v.v.

Chiểu theo chức năng và nhiệm vụ cũng như quyền hạn của khoa Ngoại ngữ Chuyên ngành được nêu trong Quy chế về Tổ chức và Hoạt động của Khoa Ngoại ngữ chuyên ngành do Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ ký ngày 15 tháng 07 năm 2002, Khoa Ngoại ngữ Chuyên ngành chịu trách nhiệm dạy ngoại ngữ (hiện nay chủ yếu là tiếng Anh) chuyên ngành cho sinh viên các đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (Khoa Kinh tế, Khoa Luật và đại học Công nghệ). Như vậy nội dung cần giảng dạy và học tập là NGOẠI NGỮ CHUYÊN NGÀNH (chính xác hơn là tiếng Anh chuyên ngành) thuộc các lĩnh vực Công nghệ, Điện tử viễn thông, Kinh tế và Luật). Dạy tiếng Anh chuyên ngành được hiểu là dạy tiếng Anh có nội dung về một chuyên ngành cụ thể chứ không phải dạy một chuyên ngành bằng tiếng Anh. Tương tự như vậy, học tiếng Anh chuyên ngành cũng cần hiểu là học tiếng Anh có nội dung về một chuyên ngành cụ thể chứ không phải học một chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Chẳng hạn, khi dạy và học tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế, giáo viên giới thiệu và dạy cho sinh viên biết nghĩa, cách viết cách đọc và cách sử dụng các từ hay thuật ngữ chuyên ngành kinh tế trong việc thực hiện và rèn luyện các kỹ năng đọc hiểu, nghe hiểu, diễn đạt bằng hình thức nói và viết tiếng Anh về kinh tế. Sinh viên được giới thiệu và thực hành cách biến đổi các dạng thức của từ (danh từ, tính từ, động từ...), qua đó để họ có thể sử dụng các dạng đúng của từ trong các ngữ cảnh khác nhau. Ngoài ra, sinh viên còn đước hướng dẫn và rèn luyện về cách sử dụng các cấu trúc câu, các mẫu lời nói, các cách diễn đạt ý mang tính đặc thù của ngôn ngữ tiếng Anh (thành ngữ, tục ngữ...) được giới thiệu trong và ngoài tài liệu học tập để sinh viên có thể áp dụng trong khi nói (thảo luận, tranh luận, tập đàm phán...) và trong khi viết (vết thông báo, thư điện tử, biên bản, thứ giao dịch...). Qua đó họ có thể áp dụng những kiến thức về ngôn ngữ này để phân tích bài đọc hiểu, bài nghe hiểu. Thông qua các tài liệu học tập như giáo trình học trên lớp, giáo trình bổ trợ và các tài liệu tự học khác sinh viên được tiếp cận với các thuật ngữ chuyên ngành, các thể loại văn bản như quảng cáo, miêu tả, phỏng vấn, thư tín, thông báo, sơ đồ, bảng biểu v.v. Sinh viên được rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ như đọc hiểu, nghe hiểu, viết và nói về các chủ đề có liên quan đến nội dung chuyên ngành. Học ngoại ngữ chuyên ngành đối với sinh viên ở Đại học Quốc gia không chỉ là việc hoàn thành một môn học trong chương trình bắt buộc mà còn là cơ sở để sinh viên sử dụng kiến thức ngôn ngữ về chuyên ngành phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu (ví dụ đọc hiểu tài liệu chuyên ngành, nghe giảng), và chuẩn bị cho công việc sau này (giao tiếp với người nước ngoài trong công việc ở cơ quan, công ty, doanh nghiệp...).

Mặt khác, dạy tiếng Anh chuyên ngành khác hẳn với việc dạy một chuyên ngành bằng tiếng Anh, bởi lẽ khi dạy một chuyên ngành bằng tiếng Anh, giáo viên tập trung vào nội dung chuyên môn là chính còn tiếng Anh hay bất kỳ ngôn ngữ nào được sử dụng khi giảng bài cũng chỉ là công cụ chuyển tải nội dung chuyên ngành mà thôi. Quá trình dạy và học chuyên ngành bằng tiếng Anh không bao gồm việc giảng giải, luyện tập ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ phục vụ việc hiểu bài giảng.

1.2. Tình hình dạy và học tiếng Anh ở khoa Ngoại ngữ chuyên ngành

Mặc dù chức năng và nhiệm vụ của khoa Ngoại ngữ chuyên ngành có liên quan đến tất cả các ngoại ngữ nhưng đại đa số sinh viên học tiếng Anh, rất ít sinh viên học tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Trung. Do vậy từ năm học 2005-2006 đến nay nhà trường đại học Ngoại ngữ đã chỉ đạo chuyển các lớp ngoại ngữ tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc và tiếng Nga cho các Khoa NN & VH Pháp, Khoa NN & VH Trung Quốc và Khoa NN & VH Nga đảm nhiệm. Theo chúng tôi theo dõi, chỉ trong năm học 2002 - 2003, 2003 - 2004 và 2004 - 2005 Khoa Ngoại ngữ chuyên ngành đảm nhận việc giảng dạy sinh viên các lớp tiếng Nga và tiếng Trung (từ trình độ cơ sở đến trình độ Trung cấp; vì số lượng sinh viên học hai thứ tiếng này quá it nên không chủ trương dạy ngoại ngữ chuyên ngành), các lớp tiếng Pháp (từ trình độ cơ sở - đến trình độ tiền trung cấp cho sinh viên Khoa Luật và khoa Kinh tế và tiếng Pháp chuyên ngành Kinh tế trình độ cơ sở cho sinh viên Khoa Kinh tế).

1.2.1. Mục tiêu dạy và học

- Nâng cao trình độ ngoại ngữ cơ sở:

Như đã đề cập ở trên, trình độ ngoại ngữ đầu vào của sinh viên ở cả ba đơn vị Đại học Công nghệ, Khoa Kinh tế và Khoa Luật là không đồng đều, do vậy khoa NNCN đã quyết định phân bố chương trình đào tạo thành ra hai giai đoạn: Giai đoạn 1 (14 đơn vị học trình) là giai đoạn sinh viên học ngoại ngữ ở các trình độ cơ sở (elementary) và trình độ tiền trung cấp (Pre-Intermediate); Giai đoạn hai (14 đơn vị học trình) là giai đoạn sinh viên học ngoại ngữ chuyên ngành ở các trình độ sơ cấp (basic) và trung cấp (intermediate).

- Dạy và học ngoại ngữ chuyên ngành:

Chương trình học ngoại ngữ chuyên ngành có các mục tiêu chung như sau:

- Cung cấp hệ thống thuật ngữ chuyên ngành bằng ngoại ngữ,

- Rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết trong đó chú trọng đọc hiểu,

- Rèn luyện sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành (ngữ pháp và từ vựng)

Với những mục tiêu dạy- học chung nêu trên chúng tôi đặt ra các mục tiêu cụ thể sau đây:

- Sinh viên hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ, cấu trúc câu thường gặp trong các văn bản mang tính chuyên ngành công nghệ thông tin, điên tử viễn thông, kinh tế và luật.

- Sinh viên được phát triển kỹ năng thảo luận và trình bày chủ đề

- Phát triển kỹ năng đọc hiểu và xử lý các văn bản có độ dài từ 300 từ đến 1000 từ

- Tạo cơ hội cho sinh viên học tập thông qua các hoạt động theo đôi, nhóm nhỏ, tăng cường khả năng tìm tòi, sáng tạo, nâng cao ý thức tự học và tự nghiên cứu

Chương trình được phân bố thành 2 giai đoạn nhỏ :

- Giai đoạn 1: Trong học phần 3, sinh viên học ngoại ngữ chuyên ngành cơ sở (basic) với thời lượng là 6 đơn vị học trình tương đương 90 tiết học.

- Giai đoạn 2: Trong học phần 4 và 5, sinh viên học ngoại ngữ chuyên ngành trung cấp (intermediate) với thời lượng là 8 đơn vị học trình tương đương 120 tiết học.

1.2.2 Nội dung chương trình

· Chương trình tiếng Anh cơ sở trình độ sơ cấp và tiền trung cấp bao gồm các nội dung về ngữ pháp, từ vựng và các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, ưu tiên kỹ năng đọc hiểu. Giáo trình sử dụng: New Headway Elementary và New Headway Pre-Intermediate

· Chương trình tiếng Anh chuyên ngành bao gồm tiếng Anh chuyên ngành trình độ sơ cấp (basic) và trung cấp (intermediate). Các giáo trình sử dụng: Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin, Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành Điện tử viễn thiing, Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế và Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành Luật.; và giáo trình bổ trợ cho các chương trình học nêu trên.

1.2.3 Phương pháp dạy và học

Giáo viên ứng dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp đối với đối tượng sinh viên: khá giỏi và yếu kém.

Kết hợp dạy lý thuyết về ngữ pháp, từ vựng, đặc trưng ngôn ngữ của các ngoại ngữ chuyên ngành, cách phân tích ngôn bản các thể loại văn bản trong ngoại ngữ chuyên ngành, cách diễn đạt viết và nói, lý thuyết về các bản chất và các thủ thuật sử dụng ngôn ngữ trong giáo tiếp thông qua các kỹ năng nghe hiểu, đọc hiểu, nói và viết

- Tổ chức các hoạt động học tập cá nhân, cặp đôi và nhóm nhỏ

- Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi và giúp đỡ sinh viên học tập trên lớp và ở nhà.

Sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập trên lớp và ở nhà.

Kiểm tra đánh giá thường xuyên thông qua các hình thức: bài tập tuần đối với các cá nhân, bài tập lớn giữa kỳ theo hình thức thảo luận nhóm và trình bày chủ đề theo nhóm, theo dõi chuyên cần và thái độ tham gia xây dựng bài học trên lớp, kiểm tra mức độ hoàn thành bài tập về nhà qua sách bài tập và mạng điện tử (e-mail và blog).

1.2.4. Biên soạn chương trình và giáo trình

Do điều kiện khan hiếm về tài liệu giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành, để đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành tại ĐHQGHN, khoa NNCN đã dồn nhiều công sức, trí tuệ và thời gian vào biên soạn các giáo trình chuyên ngành phục vụ kịp thời cho học tập và giảng dạy.

Kết quả thu được rất đáng khích lệ:

+ 12 bộ giáo trình tiếng Anh các chuyên ngành Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Kinh tế và Luật đã được biên soạn và được trường ĐHNN nghiệm thu đưa vào sử dụng;

+ 10 tài liệu bổ trợ đã được biên soạn, trong đó có 08 tài liệu bổ trợ tiếng Anh chuyên ngành và 02 tài liệu bổ trợ tiếng Anh cơ bản

2. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

2.1 Sinh hoạt chuyên môn:

Như thường lệ, khoa lên kế hoạch chuyên môn cho cả năm học, thông báo đầy đủ đến từng tổ bộ môn và cá nhân. Kế hoạch chuyên môn được niêm yết tại văn phòng khoa trong suốt năm học để mọi người tiện theo dõi. Các kế hoạch sinh hoạt chuyên môn được thống nhất từ trước mỗi học kỳ nên các giáo viên đều có thể xây dựng kế hoạch cá nhân cho phù hơp. Mặc dù các tổ bộ môn có kế hoạch sinh hoạt chuyên môn mỗi tháng một lần, nhưng trong thực tế các giáo viên thường xuyên có những cuộc gặp mặt không chính thức đề kịp thời trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy và nội dung chuyên môn.

2.2 Bồi dưỡng chuyên môn:

Là một khoa mới được thành lập nên các giáo viên còn rất trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và chuyên môn.

Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của giáo viên được thực hiện dưới các hình thức khác nhau, được tổ chức ở cấp độ Khoa và cấp độ tổ bộ môn và bao gồm:

- Tự bồi dưỡng: Hầu hết giáo viên đã và đang theo học Cao học Thạc sĩ, vì vậy trong 5 năm qua có 13 giáo viên hoàn thành chương trình Thạc sỹ trong và ngoài nước, 22 người hiện đang theo học chương trình Thạc sĩ và 01 người đang theo học chương trình Tiến sĩ.

- Các khoá bồi dưỡng: Trong 5 năm vừa qua Khoa NNCN đã tổ chức được 13 khoá bồi dưỡng ngắn ngày. Nội dung các khoá bồi dưỡng bao gồm:

+ Kiến thức chuyên ngành: Các lớp bồi dưỡng về kiến thức các chuyên ngành Kinh tế - Tài chính Ngân hàng, Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông và Luật. Các lớp bồi dưỡng này do các chuyên gia chuyên ngành được mời từ các đơn vị chuyên môn trực tiếp bồi dưỡng, với thời lượng mối đợt bồi dưỡng là10 buổi học);

+ Phương pháp giảng dạy

+ Xây dựng chương trình, giáo trình

+ Kiểm tra đánh giá

+ Phương pháp nghiên cứu khoa học

+ Kỹ năng thuyết trình

Các lớp bồi dưỡng này do các chuyên gia, giảng viên thuộc Ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, khoa Ngoại ngữ chuyên ngành, khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Anh Mỹ – Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN và một số đơn vị ngoài trường thực hiện.

- Ngoài ra các tổ bộ môn có các chương trình tự bồi dưỡng do các thành viên trong tổ trình bày, phổ biễn về kinh nghiệm học hỏi từ các khoá học Thạc sĩ, các khoá Bồi dưỡng ở nước ngoài và những nội dung chuyên ngành do giáo viên tự đọc sách tìm hiểu được.

3. HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Khoa NNCN đã có nhiều có hoạt động nghiên cứu khoa học thông qua các Hội nghị nghiên cứu khoa học cấp tổ bộ môn vào tháng ba và cấp khoa vào tháng tư hàng năm. Trong năm năm qua khoa đã có những thành tích trong nghiên cứu khoa học như sau:

- Tổ chức được 04 Hội nghị khoa học cấp khoa với sự đóng góp của 100% cán bộ và giáo viên trong khoa và bao gồm 88 báo cáo. Các báo cáo tập trung nghiên cứu vào các mảng: Nghiên cứu về các đặc điểm của Ngoại ngữ chuyên ngành, nghiên cứu về Phương pháp giảng dạy, nghiên cứu về Thiết kế chương trình và Biên soạn giáo trình Ngoại ngữ chuyên ngành, và Kiểm tra đánh giá.

- Tổ chức thành công 01 Hội thảo cấp khoa về Đổi mới Phương pháp giảng dạy, xây dựng chương trình và giáo trình Ngoại ngữ chuyên ngành thu hút sự quan tâm của nhiều cơ sở đạo tạo ngoại ngữ chuyên ngành khác, ví dụ Đại học Sư phạm và Học viện Hậu cần. Hội thảo bao gồm 22 báo cáo tập hợp trí tuệ, sáng kiến và các ý kiến của một số chuyên gia đầu ngành của ĐHQGHN, giảng viên khoa Ngoại ngữ chuyên ngành, Đại học Tây Nguyên, Học viện Nghiên cứu Hàng không và Đại học Hà Nội.

- Thực hiện 04 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, 02 đề tài nghiên cứu cấp ĐHQG và được nghiệm thu đạt loại tốt.

- Hàng năm khoa có báo cáo khoa học gửi Hội nghị khoa học trường ĐHNN- ĐHQGHN.

4. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM, TỒN TẠI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

4.1 Bài học kinh nghiệm:

- Ban chủ nhiệm khoa năng lực quản lý chuyên môn, có kế hoạch làm việc làm cụ thể, rỗ ràng, có có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng động viên, đôn đốc, theo dõi và góp ý kịp thời.

- Các giáo viên trong khoa được đào tạo cơ bản và có hiểu biết về chuyên môn và nghiệp vụ, có thái độ tích cực trong hoạt động chuyên môn và nghiên cứu khoa học.

4.2 Tồn tại:

- Do đặc thù về đội ngũ giáo viên và cán bộ trong khoa có tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ nên còn ít kinh nghiệm trong các hoạt động chuyên môn và nghiên cứu khoa học.

- Chất lượng một số báo cáo khoa học còn hạn chế.

4.3 Cách khắc phục:

- Tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn và nghiên cứu khoa học.

- Tổ chức nhiều hơn nữa các Hội thảo khoa học, các diễn đàn về chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong khoa và mở rộng tới các đơn vị đào tạo khác như Đại học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và các đơn vị đào tạo khác ngoài trường.

- Tạo điều kiện và động viên giáo viên trong khoa đi bồi dưỡng và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ tại các trường đại học chất lượng cao ở các nước tiên tiến trên thế giới.

Trên đây là tóm tắt những hoạt động và kết quả chính và một số phương hướng khắc phục những tồn tại hiện nay về công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học của khoa NNCN trong năm năm hoạt động vừa qua. Với năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm cao, sự nhiệt tình trong công việc và tình yêu nghề nghiệp của giáo viên và cán bộ trong khoa, khoa NNCN chắc chắn sẽ đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong tương lai.

 TS. Dương Thị Nụ - Phó Chủ nhiệm Khoa NNCN, Trường ĐHNN, ĐHQGHN - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   |