Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
40 năm đào tạo đại học lưu trữ và nghiên cứu về lưu trữ ở Việt Nam - thành tựu và những vấn đề đặt ra
Ngày 17 tháng 5 năm 1967, cách đây đúng 40 năm, giữa lúc cả nước ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy khó khăn gian khổ và ác liệt, theo đề nghị của Lãnh đạo Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, được sự ủng hộ của Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng. Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đã ký văn bản số 733/KH cho phép mở ngành đào tạo đại học Lưu trữ tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn).

Đây là một quyết định đúng đắn và quan trọng, có tầm nhìn chiến lược, nhằm xây dựng một ngành đào tạo cán bộ lưu trữ có trình độ cao, mà trước đây ở Việt Nam chưa hề có.

Quyết định này không những đáp ứng được yêu cầu cấp bách về việc đào tạo đội ngũ cán bộ lưu trữ có trình độ đại học cho các cơ quan quản lý lưu trữ đầu ngành, các cơ quan hành chính từ trung ương đến các tỉnh, thành phố mà còn đáp ứng việc xây dựng đội ngũ cán bộ lưu trữ có trình độ cao cho ngành Lưu trữ còn non trẻ của Việt Nam lúc đó.

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 ngày thành lập ngành đào tạo đại học lưu trữ ở Việt Nam(1967 - 2007) và 10 năm thành lập Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề”Bốn mươi năm nghiên cứu và đào tạo đại học Lưu trữ ở Việt Nam-Thành tựu và những vấn đề đặt ra” để nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển đã qua, đánh giá đúng những thành tựu đã đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong nghiên cứu và đào tạo đại học lưu trữ ở Việt Nam, để từ đó, dự báo những bước phát triển tiếp theo trong điều kiện đất nước đang đổi mới mạnh mẽ, trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá hiện nay.

Để chuẩn bị cho Hội thảo này, Ban tổ chức đã nhận được 35 bản báo cáo khoa học của cán bộ trong và ngoài Khoa. Hầu hết cán bộ trong Khoa đều tham gia viết báo cáo , từ cán bộ giảng dạy đến cán bộ hành chính văn phòng. Nội dung các bản báo cáo tập trung vào ba vấn đề chính sau đây:

1. Đánh giá những thành tựu và tồn tại trong đào tạo đại học lưu trữ và nghiên cứu khoa học về lưu trữ ở Việt Nam 40 năm qua.

2. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học những năm tiếp theo trong xu thế đổi mới và hội nhập quốc tế.

3.Vấn đề liên kết và hợp tác đào tạo.

***************

1. Những thành tựu trong đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học về lưu trữ bốn mươi năm qua:

Từ năm học 1967-1968 đến nửa đầu thâp kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI Bộ môn Lưu trữ học trước đây và nay là Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng là cơ sở đầu tiên duy nhất đào tạo cán bộ lưu trữ ở bậc đại học và trên đại học ở Việt nam.

.Để mở một ngành đào tạo, vấn đề đầu tiên là đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy. Đây là vấn đề được Bộ môn Lưu trữ - Lịch sử, Khoa Lịch sử trước đây và Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng hiện nay thường xuyên quan tâm. Từ chỗ số cán bộ giảng dạy ít về số lượng, lại chưa có học vị, học hàm, đến nay Khoa đã có cả một đội ngũ cán bộ giảng dạy mà hầu hết đều có học vị từ thạc sĩ, tiến sĩ và học hàm phó giáo sư, giáo sư; nhiều người trong số đó có bề dày kinh nghiệm về đào tạo với tuổi nghề từ 25 năm đến 40 năm.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy này đã không ngừng được nâng cao trình độ về chuyên môn, ngoại ngữ và tin học để có thể đảm đương những nhiệm vụ đào tạo ngày càng nặng nề hơn.

Trong tổng số 39 báo cáo của Hội thảo khoa học lần nay, có 15 báo cáo đề cập tới chủ đề này. Các báo cáo đã khẳng định một thực tế là việc mở ngành đào tạo cán bộ lưu trữ bậc đại học ở Việt Nam là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Về việc xác định mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo: nhiều báo cáo đã khẳng định những yếu tố hơp lý của các chương trình và cho rằng mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo trong 40 năm qua của Khoa đã có nhiều thay đổi, mở rộng, bổ sung thêm nhiều môn học mới phù hợp với yêu cầu về nguồn nhân lực làm công tác văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng của xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử.

Vấn đề xây dựng hệ thống giáo trình, bài giảng cũng được Khoa thường xuyên quan tâm. Hầu hết các môn học hiện nay ở Khoa Lưu trữ học và QTVP đều có giáo trình, bài giảng đã được nghiệm thu. Các giáo trình, bài giảng này còn được nhiều trường đại học, cao đẳng và trung cấp dùng làm tài liệu tham khảo, học tập cho học sinh, sinh viên. Ngoài ra, còn là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ hành chính văn phòng của các cơ quan, donh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội ...

Về kết quả đào tạo: Trong bốn mươi năm qua, việc đào tạo cán bộ lưu trữ học ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây và Trường Đại học KHXH & Nhân văn hiện nay là đã đào tạo được trên 2000 cử nhân lưu trữ học và quan trị văn phòng (trong đó có 19 người Lào và 1 người Campuchia); 50 thạc sĩ, 3 tiến sĩ (trong đó có 1 thạc sĩ người Lào). Đây là kết quả rất đáng tự hào về công tác đào tạo Đại học Lưu trữ ở Việt Nam.

Về nghiên cứu khoa học: Công tác nghiên cứu khoa học đã được triển khai ngay từ khi mới thành lập Bộ môn Lưu trữ - lịch sử cho đến nay. Bởi lẽ, có nghiên cứu khoa học mới tổng hợp và đúc kết được thực tiễn công tác văn thư, lưu trữ, quản trị văn phòng .... của Việt Nam, từ đó biên soạn được các bài giảng và giáo trình có chất lượng để phục vụ cho đào tạo. Trong 40 năm qua, cán bộ của Khoa đã công bố được hàng trăm công trình nghiên cứu trên Tạp chí của ngành và các tạp chí khác. Hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, cấp Đại học Quốc gia và cấp bộ do cán bộ giảng dạy Khoa chủ trì hoặc tham gia đã được nghiệm thu. Kết quả của những công trình nghiên cứu này không chỉ là cơ sở để biên soạn bài giảng, giáo trình các môn học phục vụ cho công tác đào tạo của Khoa mà còn góp phần xây dựng nền lưu trữ học Việt Nam, giải quyết nhiều vấn đề mà thực tiễn công tác văn thư, lưu trữ của nước ta đặt ra. thực hiện ngay từ khi mới thành lập Bộ môn Lưu trữ học cho đến ngày nay; bởi vì có nghiên cứu khoa học mới giảng dạy tốt. Trong 40 năm qua, cán bộ của khoa đã công bố được hàng trăm công trình nghiên cứu trên các tạp chí của ngành và trên các tạp chí khác. Hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp Đại học Quốc gia và cấp Bộ đã được nghiệm thu. Kết quả của những công trình nghiên cứu này là cơ sở để xây dựng các bài giảng, giáo trình.

Từ năm 1996 đến nay, tại Trường Địa học xã hội và Nhân văn đã tổ chức thành công 3 hội nghị khoa học vào các dịp kỷ niệm thành lập ngành đào tạo đại học lưu trữ ở Việt Nam, đó là :

- Hội nghị khoa học đầu tiên, được tổ chức vào năm 1997 với chủ đề: “Ba mươi năm đào tạo và sử dụng cán bộ hành chính văn phòng và lưu trữ học”.

- Hội nghị khoa học lần thứ 2 được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập Khoa và 35 năm đào tạo cán bộ lưu trữ ở Việt Nam vào năm 2001.

- Hội nghị khoa học lần thứ 3 về một lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam với chủ đề là: “Quản trị văn phòng - Lý luận và thực tiễn’’ được tổ chức vào năm 2004.

- Hội nghị khoa học này là hội nghị khoa học lần thứ tư.

Tất cả những báo cáo khoa học trong các hội nghị trước đây đều được in trong các cuốn kỷ yếu Hội nghị khoa học do Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội và Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản.

Bên cạnh những thành tựu nêu trên, một số báo cáo tham luận cũng chỉ rõ: trong nghiên cứu khoa học và đào tạo đại học lưu trữ bốn mươi năm qua, đã bộc lộ một số tồn tại về chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo và chất lượng đào tạo, chẳng hạn trình độ ngoại ngữ, tin học và một số kỹ năng nghiệp vụ của sinh viên tốt nghiệp còn có những hạn chế nhất định.

2. Về những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong những năm tới.

Để đưa công tác đào tạo đại hoc lưu trữ phát triển trong những năm tiếp theo,dưới sự chỉ đạo của Nhà trường, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đã xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 với các định hướng sau:

-Xác định rõ vị trí của ngành đào tạo đai học lưu trữ trong công cuộc cải cách hành chính của nước ta hiện nay và trong sự nghiệp công nghiệp hoá,, hiện đại hoá đất nước.

- Xây dựng Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng thành cơ sở đào tạo chất lượng cao về các lĩnh vực văn thư, lưu trữ học và quản trị văn phòng.

- Tiếp tục bổ sung đào tạo hoàn thiện cả 3 bậc đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ

- Về nghiên cứu khoa học trong những năm tới là lấy các đề tài nghiên cứu khoa học để phục vụ cho công tác đào tạo các bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.

- Về vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, các báo cáo và tham lụân trong hội thảo đều cho rằng Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng cần đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp và học tập, đặc biệt là cần phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới của thế giới về các lĩnh vực liên quan đến ngành đào tạo, chú trọng việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên và tăng giờ thực hành của các môn học. Điều này sẽ được thưvj hiện khi chuyển đổi theo hình thức đào tạo theo tín chỉ.

Trong số 39 báo cáo, có hơn 10 bản báo cáo đã đề cập đến vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo các môn học thuộc lĩnh vực văn thư, lưu trữ, tin học... Đó là những báo cáo của cán bộ trẻ được giao nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy những môn học đó.

3. Vấn đề liên kết, hợp tác đào tạo trong và ngoài nước

Trong những năm qua, vấn đề phối hợp, liên kết trong đào tạo đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho công tác đào tạo của Khoa, đặc biệt là quan hệ hợp tác với Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Các Trung Tâm Lưu trữ Quốc gia, các Trung tâm lưu trũ tỉnh, thành phố và với các trường đại học, cao đẳng khác như: Đại học Vinh, Đại học Thái Nguyên... Ví dụ: tháng 8 năm 2006, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã ký với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III thoả thuận về hợp tác trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Hiện nay, theo chủ trương của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đã xây dựng chương trình liên kết đào tạo sinh viên với Học viện Kinh tế - Tài chính Quảng Tây (Trung Quốc). Trong những năm tới, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng sẽ còn tiếp tục liên kết đào tạo lưu trữ bậc đại học với các nước khác trong khu vực.

Ngoài ra, các tham luận gửi đến Hội thảo còn đề cập đến một số vấn đề về tình hình đào tạo cán bộ lưu trữ trình độ cao ở một số nước trên thế giới. Đây là những thông tin tham khảo rất bổ ích đối với Trường và Khoa chúng tôi.

Thay mặt Ban Tổ chức, chúng tôi xin cảm ơn sự nhiệt tình đó

Vấn đề liên kết và hơp tác đào tạo với nước ngoài của Khoa cũng còn hạn chế và cần được đẩy mạnh trong những năm tới. Hiện nay, theo chủ trương của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đang xây dựng chương trình liên kết đào tạo sinh viên ngành Lưu trữ học và QTVP với Học viện Kinh tss - Tài chính Quảng Tây, Trung Quốc góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý và các thầy cô giáo đã gửi báo cáo và đóng góp ý kiến cho Hội thảo. Nhân dịp này, xin cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, các phòng ban chức năng đã quan tâm giúp đỡ để Hội nghị khoa học này được tổ chức thành công.

Những vấn đề mà các tác giả nêu lên đều cần thiết và cấp bách, bởi vì công tác đào tạo lưu trữ bậc đại học và sau đại học ở Trường Đại học KHXH và NV tuy đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng cũng còn nhiều bất cập. Về vấn đề này, có nhiều ý kiến đóng góp rất thẳng thắn đã được trình bày trong các bản báo cáo. Ngoài những ý kiến nêu trên, trong Hội thảo này, chúng tôi mong muốn tiếp tục được nghe những ý kiến trao đổi của các quý vị đại biểu, các nhà khoa học, các thầy cô giáo về một số vấn đề sau đây:

1. Vấn đề nội dung, chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo.

2. Về đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo cán bộ lưu trữ của Khoa trong những năm qua.

3. Về nghiên cứu khoa học

4. Về vấn đề hợp tác và liên kết trong nghiên cứu và đào tạo.

Trong quá trình thảo luận, các quý vị đại biểu, các nhà khoa học, các nhà quản lý và các thầy cô giáo có thể trao đổi, trình bày những ý kiến riêng của mình về những vấn đề nêu trên để việc đào tạo và nghiên cứu khoa học của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) có những bước phát triển cao hơn trong thời gian tới.

Cuối cùng, xin cảm ơn các vị khách quý, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy cô giáo đã bớt chút thời gian dự Hội thảo khoa học này, xin kính chúc các quý vị đại biểu, các nhà khoa học, các thầy ,cô giáo dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

 PGS.TS. Đào Xuân Chúc
Chủ nhiệm Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, ĐHKHXH&NV - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   |