Lê Hoàng Oanh, lớp trưởng Lớp K48 Kinh tế đối ngoại, Khoa Kinh tế, ĐHQGHN, Gương mặt trẻ tiêu biểu ĐHQGHN, thành viên trẻ nhất của tàu Đông Nam Á năm 2005, thành viên của nhóm Tư duy mới (NTG)
Câu hỏi "Học như thế nào? Thi như thế nào " đã khá quen thuộc trong các diễn đàn giao lưu sinh
viên hay trong tọa đàm phương pháp học và cả trong những câu chuyện hằng ngày của sinh viên. Mỗi sinh viên có những sở trường riêng, mục đích - mục tiêu nghề nghiệp khác nhau và ở cả mức độ quan tâm đối với các môn học. Điều này chưa kể đến tính chất hay mức độ hấp dẫn của chính các bài giảng, của phương pháp dạy và học mà mỗi lớp, mỗi thầy cô áp dụng. Điều này có
nghĩa là rất khó để có thể có một phương pháp tối ưu nhất đối với việc học và thi cho tất cả sinh viên cũng như tất cả các môn.
|
Với mình, khám phá vẻ đẹp của môn học để lấy tinh thần và động lực là điều mình đặc biệt quan tâm. Với môn Tư tưởng Hồ Chí Minh thì bộ phim "Hồ Chí Minh - chân dung một con người" đã truyền cho mình một cảm xúc xuyên suốt cả môn học. Với môn Thương mại thế giới thì việc cập nhật thông tin Việt Nam đàm phán song phương với Mỹ là nguồn cảm hứng, còn môn Đầu tư quốc tế đó chính là những bài giảng thú vị và phương pháp thảo luận theo nhóm.... Đôi lúc với những môn "khó yêu" thì mình tìm đến những người yêu nó để chia sẻ, trao đổi để giúp mình có thêm động lực.
Với mình phương pháp hiệu quả nhất là Học tương tác. Đó chính là việc trao đổi trực tiếp với giảng viên, thảo luận nhóm, nghe bạn bè trao đổi hay xem các chương trình phóng sự, phim, tranh ảnh, những câu chuyện (case study). Nhờ đó, mình sẽ cảm nhận rõ nhất về môn học. Điều này giúp mình hiểu sâu về bản chất bài học và nhớ lâu hơn so với việc tự đọc tài liệu. Bằng cách học này, mình rèn luyện được nhiều kĩ năng khác để học và làm việc hiệu quả, đồng thời có kiến thức cập nhật và bao quát hơn.
Mình nghĩ một điều khá quan trọng trong cách học của mình là việc chốt lại những nội dung bản chất . Rèn luyện cho mình một thói quen “đóng gói sản phẩm” là điều mình luôn nỗ lực. Về phương pháp thì mình sử dụng Sơ đồ tư duy. Đây là một công cụ hữu hiệu cả trên máy tính và trên giấy giúp mình nắm được cấu trúc tổng quan và các ý bản chất, từ đó liên hệ với các thông tin sống động cập nhật ở trên sẽ làm cho bài học của mình cũng như đề cương học thi hoàn thiện hơn.
Sẽ còn nhiều điều nữa để chia sẻ về chủ đề Học và Thi trong sinh viên. Và mình nghĩ quan trọng nhất là mỗi chúng ta tối ưu và kiên trì được các phương pháp, công nghệ học tập hiệu quả của mình.
|
Phương pháp học với sơ đồ tư duy | |
|
Hoàng Oanh trên tàu Thanh niên Đông Nam Á | |
|
|
- Chia sẻ kinh nghiệm học MBA ở nước ngoài
- Diễn đàn "Thế hệ trẻ với hoạt động của Quốc hội"
- Diễn đàn "Thế hệ trẻ với hoạt động của Quốc hội"
- Nguyễn Kim Ngọc - Thủ khoa khối D kì thi tuyển sinh vào Khoa Kinh tế, ĐHQGHN năm học 2004 -2005: Văn 8, Toán 9,5, Anh 9, với điểm tổng kết năm học thứ nhất tại K49 Kinh tế đối ngoại là 9,08
- Trần Hồng Hạnh, Lớp K46 CLC Khoa Ngôn ngữ học, Thủ khoa Trường ĐHKHXH&NV năm học 2001 - 2005, đạt điểm tổng kết 8,98
- Vũ Minh, K47 Khoa Quốc tế học, Trường ĐHKHXH&NV, Giải nhất Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 16 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giành học bổng Hewanakajima trong chương trình trao đổi sinh viên AIKOM tại đại học quốc gia Tokyo
- Phương Dung, K9CNTN Vật lý - ĐH KHTN, một trong 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2005, đạt Huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế 7/2005
- Trần Vũ Hải, Thủ khoa Khoa Toán – Cơ – Tin học, trường ĐH KHTN năm học 2000 - 2004 với điểm tốt nghiệp là 9,25
- Nguyễn Thị Thu Thủy, Thủ khoa Trường ĐH KHTN năm học 2001 - 2005, đạt điểm trung bình học tập
9,21
- Về tính kế thừa của Đại học Quốc gia Hà Nội
|
|