Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Nhìn lại 1 năm triển khai công tác đào tạo tín chỉ tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Vừa qua, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (ĐHKT) đã tiến hành hội nghị sơ kết công tác đào tạo theo phương thức tín chỉ nhằm tổng kết, đánh giá các công việc đã triển khai; lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, giảng viên và tìm ra những biện pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại, phát huy những lợi thế của Nhà trường.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Ngọc Thanh - Phó hiệu trưởng phụ trách công tác đào tạo của Trường ĐHKT. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

PV: Thưa ông, học kỳ I năm học 2007 - 2008 đã kết thúc. Đây là học kỳ đầu tiên Trường Đại học Kinh tế áp dụng các yếu tố tích cực của phương thức đào tạo tín chỉ. Ông có thể cho biết một vài nét chính về kết quả triển khai và thực hiện phương thức đào tạo này ở nhà trường không?

TS. Nguyễn Ngọc Thanh: Sau một học kỳ triển khai, áp dụng các yếu tố tích cực của đào tạo tín chỉ cho hai khóa sinh viên QH-2006-E và QH-2007-E, Trường Đại học Kinh tế đã làm được một số công việc cụ thể như sau:

Thứ nhất, về chuyển đổi khung chương trình: Trường đã chuyển đổi toàn bộ các khung chương trình cử nhân mà trường đang đào tạo. Việc chuyển đổi này được thực hiện một cách khoa học và đảm bảo đúng thời gian quy định của ĐHQGHN; nhà trường đã tổ chức những buổi hội thảo, tập huấn phổ biến đến từng giáo viên, cán bộ về quy trình chuyển đổi các chương trình; các môn học được rà soát kỹ lưỡng đảm bảo có sự thống nhất giữa các ngành đào tạo khác nhau.

Thứ ha, về xây dựng đề cương môn học: Việc triển khai xây dựng đề cương môn học được thực hiện một cách quyết liệt và đảm bảo tiến độ. Đến nay, Trường đã nghiệm thu được 45 đề cương môn học (trong đó có 5 đề cương môn học biên soạn cho các đơn vị trong ĐHQGHN). Tất cả các môn học do trường đảm nhận, khi giảng dạy đều có đầy đủ đề cương môn học cung cấp cho sinh viên.

Thứ ba, hệ thống học liệu: Các môn học do Trường ĐHKT đảm nhận đều có đầy đủ hệ thống học liệu, đa dạng, cập nhật và được giới thiệu tới sinh viên cùng đề cương môn học.

Thứ tư, công tác truyền thông: Trường đã quán triệt tới toàn thể giáo viên, sinh viên về công tác đào tạo tín chỉ, tổ chức các hội thảo, hội nghị về chuyển đổi khung chương trình, hướng dẫn xây dựng đề cương môn học, phổ biến quy chế đào tạo tới toàn thể giáo viên, sinh viên của từng khoa, giải đáp những thắc mắc của sinh viên về những vấn đề liên quan.

Thứ năm, về xây dựng hệ thống văn bản: Hiện nay, Trường ĐHKT đã xây dựng xong Dự thảo Quy định về đào tạo hệ đại học chính quy theo phương thức đào tạo tín chỉ, cũng như lộ trình đào tạo từ nay đến năm 2010. Dự thảo quy định này nhằm cụ thể hóa Quy chế đào tạo đại học của ĐHQGHN, giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với các quy chế đào tạo. Ngoài ra, nhà trường cũng đã ban hành văn bản phân cấp trong việc xây dựng và thực hiện đề cương môn học giữa các đơn vị trong trường.

Nhìn chung, sau một học kỳ triển khai đào tạo theo phương thức tín chỉ, chúng tôi nhận thấy công tác này đã bước đầu có tác dụng tích cực đến nhận thức của giáo viên, sinh viên và góp phần chuẩn hóa công tác đào tạo của nhà trường.

PV: Trường Đại học Kinh tế đã có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc triển khai phương thức đào tạo mới này, thưa ông?

TS. Nguyễn Ngọc Thanh: Trường ĐHKT có khá nhiều thuận lợi trong quá trình triển khai phương thức đào tạo theo tín chỉ. Cụ thể như: Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường rất quyết tâm, luôn chỉ đạo sát sao các hoạt động tổ chức đào tạo theo tín chỉ và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Bên cạnh đó, Trường ĐHKT có một đội ngũ cán bộ, giảng viên rất tâm huyết với phương thức đào tạo mới này và luôn coi đây là bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, Nhà trường cũng phải đối mặt với một số khó khăn khi triển khai phương thức đào tạo tín chỉ, như:

Thứ nhất, sức ỳ của quán tính, thói quen giảng dạy, học tập kiểu truyền thống là sự cản trở lớn, đặc biệt đối với những cán bộ, giảng viên bằng lòng, chấp nhận thực trạng hiện nay

Thứ hai, điều kiện cơ sở vật chất cho công tác này chưa thực sự đầy đủ.

PV: Sau một học kỳ áp dụng phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, với tư cách là một Phó hiệu trưởng phụ trách công tác đào tạo của Trường ĐHKT, ông có nhận xét gì?

TS. Nguyễn Ngọc Thanh: Sau một học kỳ áp dụng các yếu tố tích cực của phương thức đào tạo tín chỉ, theo đánh giá của tôi thì Trường ĐHKT đã thực hiện công tác này tương đối tốt, lãnh đạo Trường ĐHKT rất quan tâm tới việc lấy ý kiến phản hồi khách quan từ người học và người dạy nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm cho các học kỳ sau.

Đa số các ý kiến phản hồi đều cho rằng phương pháp đào tạo tín chỉ về cơ bản có những ưu điểm như: sinh viên biết được kế hoạch học tập môn học, chủ động hơn trong quá trình học tập; Đề cương môn học được chuẩn bị công phu, phù hợp với mục tiêu môn học; Hệ thống học liệu được giới thiệu cho sinh viên tương đối đầy đủ; Việc tổ chức giảng dạy hầu hết tuân thủ theo đúng đề cương môn học; Việc kiểm tra đánh giá khách quan hơn, giáo viên theo dõi được kết quả học tập của sinh viên trong cả quá trình học tập.

Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề như: Một vài giáo viên giảng dạy chưa thật sự theo đúng đề cương môn học, vẫn giảng theo hướng độc thoại, làm cho môn học kém hấp dẫn; chưa có giáo viên trợ giảng cho các lớp có số lượng sinh viên lớn dẫn đến việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên còn gặp khó khăn; ý thức tự học của sinh viên chưa được tốt, sinh viên ít đọc học liệu, chuẩn bị bài ở nhà v.v.

PV: Có một số sinh viên vẫn chưa thích nghi được với phương thức đào tạo mới này. Họ cho rằng: thà học theo phương thức đào tạo cũ còn tốt hơn. Vậy theo ông, do đâu mà có tình trạng này? Biện pháp để khắc phục?

TS. Nguyễn Ngọc Thanh: Đầu tiên phải khẳng định rằng, đào tạo tín chỉ là phương thức đào tạo được xem là tiên tiến trên thế giới vì mục đích đào tạo của nó là hướng vào sinh viên, coi người học là trung tâm trong quá trình dạy - học và nó yêu cầu sự nỗ lực học lớn hơn của cả giáo viên và sinh viên. Tuy nhiên, hiện nay một số giáo viên và sinh viên đều chưa quen với phương thức đào tạo mới này. Khi chuyển sang phương thức đào tạo tín chỉ, đòi hỏi phải thay đổi nhận thức cách dạy - học, từ dạy - học thụ động chuyển sang dạy - học tích cực. Người thầy phải thay đổi, giảm bớt thời gian thuyết giảng, tăng thời gian thảo luận, làm bài tập, tăng thời gian nghiên cứu, chuẩn bị ở nhà. Trò phải tăng thời gian tự học, phải coi những giờ tự học, tự chuẩn bị bài ở nhà là một phần của nội dung môn học, nhưng hiện nay một số sinh viên không coi trọng việc này, vẫn chỉ quan tâm đến những giờ thầy dạy trên lớp. Vì vậy mới có ý kiến nêu trên.

Trong thời gian tới, để khắc phục những hạn chế trên, nhà trường sẽ tổ chức các buổi hội thảo về đổi mới phương pháp dạy - học theo phương thức đào tạo tín chỉ, giúp giáo viên và sinh viên thay đổi phương pháp dạy và học.

PV: Được biết, trước khi triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ, Trường ĐHKT và các tổ chức đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên) đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn sinh viên trong thực hiện phương thức đào tạo này? Ông có nhận xét gì về hiệu quả của việc làm này?

TS. Nguyễn Ngọc Thanh: Các tổ chức Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Trường ĐHKT đã tham gia tuyên truyền tích cực cho công tác đào tạo theo tín chỉ như tổ chức buổi tọa đàm về “phương pháp học đại học”, thi tìm hiểu về đào tạo tín chỉ qua cuộc thi có tên “Hành trình đi tìm kho báu” cho sinh viên năm thứ nhất và thứ hai… Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Trường ĐHKT cũng đã tổ chức buổi tọa đàm “Thắc mắc hỏi ai” nhằm cung cấp các thông tin về đào tạo theo phương thức tín chỉ cho sinh viên. Các hoạt động này đã góp phần cung cấp một cách đầy đủ, sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ những thông tin về đào tạo tín chỉ cho sinh viên để sinh viên hiểu rõ hơn, tự tin hơn về phương thức đào tạo mới này.

Trong thời gian tới Trường Đại học Kinh tế sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phổ biến sâu rộng, đầy đủ những thông tin liên quan đến đào tạo theo tín chỉ tới toàn bộ giảng viên, cán bộ và sinh viên của trường, giúp trường thực hiện tốt hơn nữa công tác này trong năm học tới.

PV: Xin cảm ơn ông.

 Lưu Mai - Tuấn Hùng - Theo COE
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   | 482   | 483   | 484   | 485   | 486   | 487   | 488   | 489   | 490   | 491   | 492   | 493   | 494   | 495   | 496   | 497   | 498   | 499   | 500   | 501   | 502   | 503   | 504   | 505   | 506   |