Sau đại học
Trang chủ   >  ĐÀO TẠO  >   Chương trình đào tạo bậc đại học  >   Sau đại học
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Ngành: Triết học Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4042/SĐH, ngày 26 tháng 10 năm 2007

của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

- Về kiến thức: Trang bị những kiến thức chuyên sâu về triết học Mác Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử) và kiến thức triết học hiện đại, đảm bảo tính chuyên ngành, tính khoa học, hiện đại và tính chính trị tư tưởng.

- Về năng lực: Học xong chương trình người học có khả năng tư duy sáng tạo; có thể giảng dạy được không những chương trình đào tạo cử nhân ngành triết học mà còn có khả năng tham gia vào việc giảng dạy một số chuyên đề của triết học trong chương trình đào tạo sau đại học; độc lập nghiên cứu khoa học và hướng dẫn việc nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên cao học và NCS. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, người học còn có thể đảm nhiệm được những vị trí công tác như: tuyên huấn, tuyên giáo, công tác Đảng, đoàn thể, công tác báo chí, phát thanh, truyền hình v.v….

- Về kĩ năng: Trang bị các kĩ năng nghiên cứu thực tiễn, khái quát lí luận một cách độc lập sáng tạo; trang bị phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở trình độ cao.

- Về nghiên cứu:  Nghiên cứu sinh có thể tham gia làm luận án theo các hướng nghiên cứu chủ yếu của đơn vị:

·        Nghiên cứu cơ bản gồm những vấn đề của lịch sử triết học thế giới; hệ thống các phạm trù của phép biện chứng duy vật; lịch sử phép biện chứng, lôgíc học, những vấn đề triết học của sự phát triển xã hội hiện đại, của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện nay, của ý thức đạo đức và thẩm mĩ.

·        Nghiên cứu ứng dụng gồm các vấn đề như: Biện chứng của quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; biện chứng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay; các quy luật phát triển kinh tế tri thức, giữ gìn và phát triển các giá trị truyền thống văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ, xây dựng con người mới trong điều kiện hội nhập của nước ta và toàn cầu hoá trên thế giới hiện nay. Mối quan hệ lí luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới ở Việt Nam v.v…

 

II. TÊN VĂN BẰNG VÀ MÔN THI TUYỂN SINH

1. Tên văn bằng

- Tên tiếng Việt: Tiến sĩ Triết học

- Tên tiếng Anh: Doctor of Philosophy in Philosophy

2. Môn thi tuyển sinh

- Môn thi cơ bản: Triết học Mác-Lênin cho chuyên triết (đối với NCS thi từ cử nhân)

- Môn thi cơ sở: Lịch sử triết học (đối với NCS thi từ cử nhân)

- Môn thi ngoại ngữ: một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc (trình độ C)

- Môn thi chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

- Bảo vệ đề cương nghiên cứu.

 

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

1.1. Đối với nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ: Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 09 tín chỉ, trong đó:

     - Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao:                                 3 tín chỉ                

     - Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ:                                6/46 tín chỉ

     - Luận án

1.2. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ: phải hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Triết học (trừ Luận văn), sau đó tiếp tục chương trình như đối với NCS đã có bằng thạc sĩ.

Tổng số đơn vị học trình phải tích luỹ:  56 tín chỉ, trong đó:

     - Khối kiến thức chung (bắt buộc):                                    7 tín chỉ

     - Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:                           40 tín chỉ

              + Bắt buộc:                                                        32 tín chỉ

              + Lựa chọn:                                                     8/36 tín chỉ

     - Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao:                                 3 tín chỉ

     - Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ:                                6/46 tín chỉ

          - Luận án

 

Khung chương trình đào tạo xin xem tại đây

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
  • Không có tin nào liên quan!
Trang: