Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Văn khoa chân dung ký - một cuốn sách độc đáo viết về các giáo sư
Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập và trưởng thành khoa Văn học trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, bạn đọc thật bất ngờ và vui mừng khi thấy xuất hiện một cuốn sách lạ viết về cuộc đời và sự nghiệp của các giáo sư khoa Ngữ Văn. Đó là cuốn "Văn khoa chân dung ký" của PGS.TS, nhà văn Hữu Đạt do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2006.

Nói là "cuốn sách lạ" vì đây là cuốn sách được viết theo kiểu chương hồi - một kiểu viết của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, nhưng lại được thể hiện hoàn toàn bằng ngôn ngữ hiện đại với cách cảm, cách phân tích hiện đại. Nhiều vị giáo sư cho rằng, đây là cuốn sách đầu tiên của Bộ Giáo dục Việt Nam viết về người thầy giáo ở bậc đại học trong một cách nhìn thấu suốt từ cuộc đời sang sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu khoa học của họ theo cách của khoa học kết hợp với văn chương. Nó chính là một bộ các bức chân dung sinh động nhất về một tập thể các nhà giáo của ngành Ngữ Văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cũ và của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội sau này.

Khác với những cuốn sách thông thường, "Văn khoa chân dung ký" với độ dày gần 430 trang được viết với một văn phong khá đặc biệt đã gây sự cuốn hút người đọc suốt từ trang đầu đến cuối tác phẩm. Có thể nói không ngoa, có nhiều trang, người đọc phải chịu những trận cười tới thắt bụng khi bắt gặp những cảnh sinh hoạt rất đời thường của các giáo sư được miêu tả tinh tế và vô cùng hóm hỉnh bởi ngòi bút của nhà văn. Nhưng tất thảy những tiếng cười rộ lên sau mỗi trang sách hoàn toàn không bộc lộ một chút ác ý nào của người viết với các nhân vật mà đó là những tiếng cười trong trẻo, hồn nhiên, chứa đầy sinh khí của cuộc sống được thoát ra từ trong gan ruột. Nó thể hiện rõ một cách nhìn tươi sáng và thái độ trân trọng, trìu mến của nhà văn Hữu Đạt đối với các thầy. Chỉ nói riêng các sự kiện được miêu tả trong cuốn sách cũng đủ thấy, đây là một cuốn sách được viết rất công phu. Công phu không chỉ ở các sự kiện, tính cách được miêu tả, khái quát, mà còn ở sự lựa chọn, ở sự đánh giá, phân tích của chính nhà văn về từng giáo sư ở thế hệ trên mình. Đó là những con người mà sự nghiệp thực và công lao của họ thưc sự trở thành vẻ vang trong một nửa thế kỷ xây dựng và phát triển khoa Ngữ văn nói riêng và ngành Ngữ Văn của nước nhà nói chung. Đọc "Văn khoa chân dung ký" ta không chỉ thấy một hiện tại quanh mình mà còn đi ngược về quá khứ để thấy một chặng đường của trí thức Việt Nam đã bước đi trong một chặng đường nửa thế kỷ, gian truân nhưng thật hiển hách, cùng với những biến đổi và tác động to lớn của thời đại.

Nhà văn Hữu Đạt - PGS.TS giảng viên Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

Dường như tất cả những ai đã từng học và trưởng thành dưới mái trường khoa Văn hoặc có dịp từng tiếp xúc các giáo sư của ngành này, hay đã từng đọc các tác phẩm của họ, khi đọc "Văn khoa chân dung ký" cũng đều bồi hồi cảm động. Bởi gấp cuốn sách lại, ấn tượng mạnh mẽ về mỗi một giáo sư vẫn còn như ám ảnh và hiện ra ngay trước mắt người đọc với tất cả niềm cảm phục: Một con người đã từ bỏ giàu sang từ nước Pháp theo tiếng gọi của Bác Hồ, đem tài năng văn chương về phục vụ nước Việt Nam độc lập, non trẻ, như giáo sư Hoàng Xuân Nhị. Ông là người có nghị lực phi thường từng "cắt tóc đi tu" để tự học ngoại ngữ viết nên những cuốn giáo trình văn học nước ngoài (giáo trình văn học Nga) nổi tiếng giảng dạy cho các thế hệ sinh viên. Một người có trí tuệ và tư duy bác học như giáo sư Đinh Gia Khánh đã đem đến cho sinh viên bao cách nhìn, cách nhận thức mới về con người và văn chương (người được nhận Giải thưởng Nhà nước về nghiên cứu Khoa học và Công nghệ). Một nhà đại trí thức đã nhẫn nại đi qua những bước thăng trầm của "hệ tư tưởng" với tất cả nghị lực phi thường để làm nên một cuộc cách mạng trong nghiên cứu tiếng Việt và ngôn ngữ học như giáo sư Nguyễn Tài Cẩn (người được giải thưởng Hồ Chí Minh về nghiên cứu Khoa học và Công nghệ). Những giáo sư tài hoa, suốt đời tận tuỵ cho công việc đào tạo và nghiên cứu, từng tạo dựng nên " bức tường thành của nền lý luận văn học hiện đại" nhưng vẫn phát lộ anh minh cả trong lĩnh vực sáng tác và quản lý mà nhà văn Hữu Đạt gọi là "chịu chơi nhất trong hàng ngũ giáo sư Việt Nam" như Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Viện sĩ Phan Cự Đệ; Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Minh Đức (các giáo sư đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về nghiên cứu Khoa học và Công nghệ)...

Bằng tất cả sự yêu mến và quí trọng, Hữu Đạt vừa với tư cách nhà văn, vừa với tư cách là người trong cuộc, được đào tạo và trưởng thành từ khoa Ngữ Văn đã chọn những điểm nhìn năng động để quan sát các thầy từ nhiều phía, miêu tả các thầy từ nhiều góc độ, để từ đó đem đến cho bạn đọc một tình yêu kính cẩn và sự cảm thông sâu sắc với sự nghiệp làm thầy. Đó là những con người thật của cuộc đời một trăm phần trăm, chứ không phải là người thầy trên trang sách. Ngoài những thành công về sự nghiệp, dường như ai cũng có những niềm vui, nỗi buồn và sự mất mát riêng. Những mất mát ấy không phải do tự mỗi cá nhân làm nên mà do quá trình vận động biện chứng của cuộc sống, cũng như những biến thiên về tư tưởng và quan niệm thời cuộc. Sự thành công nhất của Hữu Đạt chính là ở điểm này. Có thể nói, ông đã nắm được toàn bộ "thần thái" của mỗi nhân vật để khắc hoạ nó từ những đặc điểm và tính cách nổi bật nhất. Một giáo sư ở Đại học Vinh (giáo sư Đỗ Thị Liên) đã nói : "nhiều người ở Đại học Vinh khi đọc "Văn khoa chân dung ký" đều rất hâm mộ, gạt đi những chi tiết cụ thể sẽ thấy cái thần thái riêng ở mỗi thầy. Sách chẳng những chỉ làm cho ta yêu mến, cảm phục các giáo sư mà còn thấy yêu chính cả người viết". Còn cô giáo Nguyễn Thị Nguyệt, phó chủ nhiệm khoa "Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài" thì nói rằng" đọc sách xong thấy càng thêm yêu các thầy mình và yêu thêm trường mình". Tôi thiết tưởng, đây chính là những phần thưởng cao quí nhất mà bạn đọc đã dành cho nhà văn và tác phẩm của ông.

Tôi muốn dẫn hai ý kiến đã được nghe đôi lần như trên vì xung quanh cuốn sách này cũng có một vài cuộc tranh luận. Cũng có người còn băn khoăn về tính chính xác của một số chi tiết được miêu tả trong sách hoặc một vài điều có thể coi là "phạm huý" chăng? Chẳng hạn cái tít đề " Giáo sư, tiến sĩ Lê Văn Quán - một anh đánh cá tự vươn lên thành tiến sĩ, giáo sư"...liệu có làm cho giáo sư không hài lòng? Chúng tôi có hỏi nhà văn về vấn đề này thì nhà văn cười và nói: "Tít đề này được hình thành nhờ chính cuộc tiếp xúc với giáo sư Lê Văn Quán và câu nói đó là của chính giáo sư trong lúc ông tâm sự ". Sở dĩ nhà văn không muốn thay đổi ý tứ khi rút tít đề là vì ông thấy đó là biểu tượng của tinh thần tự học và ý chí phấn đấu vươn lên của một trí thức hiện đại. Nó rất cần để cổ vũ tinh thần phấn đấu của các thế hệ sinh viên.

Khi lùi xa ra khỏi các sự kiện và năm tháng, bạn đọc có thể ghi nhận tính khách quan và sự rất có thiện chí của nhà văn khi tạo dựng các bức chân dung văn học rất sống động này. Một điều làm cho người đọc hơi bất ngờ là cuốn sách được viết theo một góc độ hoàn toàn khác với cách viết chân dung khoa học khô khan ( loại chân dung mà người ta ít quan tâm hoặc có quan tâm nhưng chỉ đọc qua loa). Bắt đầu từ cảm hứng văn chương, đúng ra là từ cái tâm thành, Hữu Đạt đã không ngần ngại tạo ra tiếng cười bất tận cho mỗi chi tiết hay mỗi con người mà ông miêu tả. Chỉ có cách nhìn từ góc độ nhân văn mới hiểu hết sự sâu sa trong ý tứ của nhà văn, mới hiểu được cái vẻ đẹp rất đời, rất người từ đằng sau mỗi chân dung mà ông chọn lựa để đưa vào cuốn sách của mình. Trong sách, ta gặp những người như giáo sư, tiến sĩ Hoàng Trọng Phiến lúc nào cũng "bát ngát" với một tâm hồn và phong cách nghệ sĩ rất đáng yêu.Ông chẳng những là nhà khoa học lãng mạn nhất xứ Quảng mà còn nhất khoa trong cách tạo nên những ứng xử, những giai thoại vui làm tươi mát cho cuộc đời vốn quá lắm nhọc nhằn. Bên cạnh ông là những giáo sư cùng trang lứa tuy không sôi nổi nhưng lại hành trình vào con đường khoa học bằng tất cả sự nhiệt huyết vô tư. Đó là những người như: Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Kim Đính, một người thầy làm ta cảm động vì chuyện đời tư. Phó giáo sư Phan Ngọc, người thông minh, có bộ óc bác học nhưng lận đận bởi ngọn gió xoay chiều của thời thế. Phó giáo sư Bùi Duy Tân, một người thầy nghiêm khắc, say mê làm việc với nhiều khám phá tìm tòi, là chỗ dựa tinh thần cho làng "Vũ đại" Mễ Trì (ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về nghiên cứu Khoa học và Công nghệ). Nhưng đằng sau cái vẻ "khắc nghiệt" ông luôn là một người hóm hỉnh, làm việc bằng tinh thần vô tư đầy nhiệt huyết. Các giáo sư khác như giáo sư Nguyễn Hàm Dương, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Văn Tu, Hoàng Như Mai, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Lai, Hoàng Thị Châu, Đặng Thị Hạnh, Nguyễn Đức Dân, Lê Quang Thiêm, Lê Đức Niệm...mỗi người hiện lên như là một cá tính, một lối sống riêng, một cuộc đời và số phận riêng, nhưng ở họ đều toát lên cải vẻ đẹp rất riêng của con người văn khoa: nho nhã, yêu đời, yêu nghề, thương trò rất mực, biết vượt lên trên hoàn cảnh mà số phận đã ký thác cho mình.. Họ là "thánh" mà không phải là Thánh. Họ rất cao siêu mà lại rất đời thường. Bạn đọc có thể không nhịn được cười khi chứng kiến cảnh bảo vệ tiến sĩ để hoàn tất thủ tục hồ sơ xét phong giáo sư của Đỗ Đức Hiểu hoặc cảnh Phó giáo sư Lê Đức Niệm lộn ngược đầu trồng cây chuối ngay trên bàn làm việc... Nhưng sau mỗi chi tiết ấy, ta sẽ cảm nhận được chân xác cuộc sống của một thời đã qua mà không mấy xa xôi.

Bên cạnh các chân dung giáo sư, bạn đọc còn được gặp các chân dung của những người thầy suốt một đời tận tuỵ, tận tâm, tận sức với học trò mà phải chịu nhiều thiệt thòi khiến người có lương tâm không thể không thổn thức. Đó là hình ảnh cô giáo Lê Hồng Sâm, một cô giáo tài năng, dạy giỏi, có rất nhiều công trình nghiên cứu để lại cho đời nhưng về hưu vẫn không có được một học hàm xứng đáng với mình. Cũng như bà, nhà giáo Nguyễn Xuân Lương suốt đời làm nhiệm vụ mà Đảng phân công tới quyền Bí thư Đảng uỷ Trường Đại học Tổng hợp, Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, nhưng lúc về già lại không được nhận bất cứ một hàm cấp hay danh hiệu cao quí nào...Mỗi chân dung như thế được phản ánh trong sách đều làm cho ta có thể suy ngẫm về sự đời, về nhân tình thế thái, lay động hồn ta những thức tỉnh để đừng bao giờ mắc lại các sai lầm.

Cuối cùng có thể khẳng định rằng, "Văn khoa chân dung ký" là một cuốn sách quí và có giá trị. Ngoài việc khắc hoạ chân dung của các nhà giáo nổi tiếng, tác giả còn cho ta một cách nhìn khách quan hơn về một số sự kiện văn học và nhà văn hiện đại. Khi đọc cuốn sách này, không nên hệ luỵ vào một vài chi tiết hư cấu mà tác giả có dụng ý làm sinh động thêm cuốn sách theo cách của một cuốn chân dung văn học. Sự tài hoa của tác giả không chỉ ở việc lựa chọn chi tiết, phân tích nó một cách sắc sảo mà còn ở việc chuyển tải nhiều nội dung sâu kín sau mỗi bài thơ chân dung được sáng tạo theo phương pháp tập Kiều và lảy Kiều ở giữa và cuối mỗi bài. Nếu tách riêng phần này cũng đủ cho ta một tập "Thơ chân dung" khá sâu sắc và sinh động.

Một số thông tin về tác giả Hữu Đạt

PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt là chuyên gia giảng dạy bộ môn Phong cách học và Ngôn ngữ văn học, đồng thời là tác giả nhiều tác phẩm văn học thuộc các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, sân khấu, thơ. Trong đó, có nhiều tác phẩm được bạn đọc yêu thích như: Hai đầu của bức thư tình, Các con đại tá (2 tập), Phía sau giảng đường, Những kẻ giấu mặt (tiểu thuyết); Chuyện thường ngày ở huyện, Nước mắt cô đào, Vì tôi yêu (sân khấu).

1. Vài nét tóm tắt về tiểu sử

· Tốt nghiệp K16 Khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sau đó ở lại trường làm cán bộ giảng dạy từ 1976 đến nay.

· Nghiên cứu sinh tại Liên Xô sau là Liên bang Nga.

· Bảo vệ luận án tiến sĩ Ngữ văn tại Viện Ngôn ngữ học (Viện Hàn lâm Khoa học Nga).

· Được phong học hàm Phó giáo sư vào năm 2005.

· Là chuyên gia dạy tiếng tại PhnômPênh Cămpuchia năm 1984–1985, Đại học Paris (Cộng hoà Pháp) năm 1997–1998.

· Hiện là phó Chủ nhiệm bộ môn Việt ngữ học, Khoa Ngôn ngữ học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội).

Ông là chuyên gia giảng dạy bộ môn Phong cách học và Ngôn ngữ văn học, đồng thời là tác giả nhiều tác phẩm văn học thuộc các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, sân khấu, thơ. Trong đó, có nhiều tác phẩm được bạn đọc yêu thích như: Hai đầu của bức thư tình, Các con đại tá (2 tập), Phía sau giảng đường, Những kẻ giấu mặt (tiểu thuyết); Chuyện thường ngày ở huyện, Nước mắt cô đào, Vì tôi yêu (sân khấu). Tác phẩm của ông đoạt giải trong kì thi thơ kỉ niệm 15 ngày thành lập Hiệp Hội thanh niên Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là tác giả của nhiều công trình lí luận phê bình văn học và là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

2. Sách đã xuất bản

1. Hữu Đạt (1987). Sách dạy tiếng Việt cho học sinh Campuchia (viết chung) Nxb Giáo dục – Nxb PhnômPênh, 288 trang.

2. Hữu Đạt (1993). Ngôn ngữ thơ ca Việt Nam. Viện HLKH Nga, Viện ngôn ngữ học, Mockva. 243 tr (bản bằng tiếng Việt và tiếng Nga)

3. Hữu Đạt (1994). Tiếng Việt thực hành. CĐSP H., 224 trang.

4. Hữu Đạt (1995). Tiếng Việt thực hành (tái bản). Nxb Giáo dục, H., 225 trang.

5. Hữu Đạt (1996). Ngôn ngữ thơ ca Việt Nam. Nxb Giáo dục, H., 272 trang.

6. Hữu Đạt (1997). Tiếng Việt thực hành (tái bản). Nxb Giáo dục, H., 227 trang.

7. Hữu Đạt (1998). Cơ sở tiếng Việt (viết chung). Nxb Giáo dục, H.

8. Hữu Đạt (1999). Phong cách học tiếng Việt hiện đại. Nxb KHXH, H., 376 trang.

9. Hữu Đạt (1999). Nhà văn, sự sáng tạo nghệ thuật. Nxb Hội Nhà văn, H., 187 trang.

10. Hữu Đạt (1999). Về việc chuẩn hoá phong cách hành chính công vụ. Công trình NCKH cấp trường. Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.

11. Hữu Đạt (2000). Ngôn ngữ thơ Việt Nam (tái bản có sửa chữa, bổ sung). Nxb KHXH, H., 358 trang.

12. Hữu Đạt (2000). Văn hoá và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt. Nxb VHTT, H., 194 trang.

13. Hữu Đạt (2000). Tiếng Việt thực hành (tái bản). Nxb VHTT, H., 297 trang.

14. Hữu Đạt (2000). Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt. Nxb VHTT, H., 463 trang.

15. Hữu Đạt (2000). Cơ sở tiếng Việt (viết chung). NxbVHTT, H., (tái bản có bổ sung sửa chữa). 201 trang.

16. Hữu Đạt (2000). Văn, tiếng Việt 12 theo phương pháp mới (viết chung). Nxb ĐHQG Hà Nội 285 tr.

17. Hữu Đạt (2000). Về một cách tiếp cận tác phẩm văn học. (bút danh: Văn Tuệ Quang) Nxb ĐHQG Hà Nội 324 tr.

18. Hữu Đạt (2001). Phong cách học tiếng Việt hiện đại. Nxb ĐHQG Hà Nội, 338 trang.

19. Hữu Đạt (2001). Từ điển Bách khoa tri thức học sinh (viết chung). NxbVHTT, H., 1507 trang.

20. Hữu Đạt (2002)Từ điển Bách khoa tri thức học sinh(viết chung). NxbVHTT, H., (tái bản có sửa chữa) 1507 trang.

21. Hữu Đạt (2002). Về việc chuẩn hoá ngôn ngữ các văn bản luật pháp thời kì Đổi mới. Công rrình NCKH cấp ĐHQG. Trường ĐHKHXH&NV- ĐHQG Hà Nội.

22. Hữu Đạt (2005). Bách khoa văn hiến toàn thư. NxbVHTT, H., (sắp XB)

23. Hữu Đạt (2005). Những hướng nghiên cứu mới của Việt ngữ học hiện nay(viết chung). Sách chuyên đề. Viện TTKHXH, H., (sắp XB)

3. Các bài báo

1. Hữu Đạt (1980). Về năng lực viết câu của học sinh lớp 10. Nghiên cứu Giáo dục. số7.

2. Hữu Đạt (1981). Thử tìm hiểu quy tắc cấu tạo của một vài nhóm từ tiếng Việt. Trong "Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam". NDDH ĐH&THCN, H.

3. Hữu Đạt (1983). Phong cách và cách hành văn trong sách Tập đọc lớp 5. Trong "Những vấn đề ngôn ngữ sách giáo khoa" Tập II. Nxb Giáo dục

4. Hữu Đạt (1989). Cematika i phunksija sluzebnưk slov…v Vietname Jazưke. Trong "Cái mới trong nghiên cứu tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam á (bằng tiếng Nga). Moskva

5. Hữu Đạt (1996). Vấn đề chuẩn hoá phong cách hành chính công vụ. Tạp chí ĐHQG, số 2

6. Hữu Đạt (1996). Phương pháp so sánh loại hình học và việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Hội nghị Quốc tế về tiếng Việt và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, H.

7. Hữu Đạt (1996). Vấn đề tổ chức câu và văn bản trong SGK văn học 9 (viết chung). Trong "Ngữ học trẻ 96", H.

8. Hữu Đạt (1996). Bước đầu khảo sát việc dùng chuyên danh trong SGK văn học 9 (viết chung). Trong "Ngữ học trẻ 96", H.

9. Hữu Đạt (1996). Đặc điểm phong cách ngôn ngữ của thơ và ca dao (nhìn từ góc độ giao tiếp). Tạp chí Ngôn ngữ, số 4.

10. Hữu Đạt (1996). Về việc chuẩn hoá phong cách hành chính công vụ. Công trình NCKH cấp trường. Trường ĐHKHXH&NV- ĐHQG Hà Nội

11. Hữu Đạt (1996). Một thủ pháp trong lối viết bình văn của Trần Đăng Khoa. Tạp chí Sông Hương, số 5.

12. Hữu Đạt (1999). Giá trị phong cách của thành ngữ và các đơn vị tương đương với nó trong Truyện Kiều. Hội nghị Quốc tế về Ngôn ngữ học. Viện Ngôn ngữ, H.

13. Hữu Đạt (1999). Khi dạy thơ Xuân Diệu có nên giới thiệu bài "Hư vô" không? Tạp chí Sông Hương, số 5.

14. Hữu Đạt (1999). Phượng Cách - Một vùng đất có nhiều di tích văn hoá lịch sử. Tạp chí Văn hoá, số 5.

15. Hữu Đạt (1999). Nước mắt cô đào hát. Tạp chí Sân khấu, số 8.

16. Hữu Đạt (2000). Ảnh hưởng của thói quen nói kiểu ngôn ngữ đơn lập với hiệu quả của việc dạy và học tiếng Pháp trong nhà trường (viết chung). Tạp chí Ngôn ngữ, số 6.

17. Hữu Đạt (2000). Cơ sở kiểm nghiệm về tính chân lí trong quá trình tiếp cận tác phẩm văn học và tư tưởng nhà văn. Trong "Về một cách tiếp cận tác phẩm văn học". Nxb ĐHQG, H.

18. Hữu Đạt (2000). Thể loại trường ca trong con mắt văn hoá thời đại. Trong "Về một cách tiếp cận tác phẩm văn học". Nxb ĐHQG, H.

19. Hữu Đạt (2000). Từ truyện dân gian bàn về tính tâm-thiện của người cầm bút. Trong "Về một cách tiếp cận tác phẩm văn học". Nxb ĐHQG, H.

20. Hữu Đạt (2000). Một phương pháp hình thành tư tưởng của Trần Đăng Khoa. Trong "Về một cách tiếp cận tác phẩm văn học". Nxb ĐHQG, H.

21. Hữu Đạt (2001),Phong cách ngôn ngữ thơ Hà Nội trong việc biểu hiện văn hoá thủ đô. Trong "Hà Nội - Những vấn đề ngôn ngữ, văn hoá". Hội Ngôn ngữ học Hà Nội.

22. Hữu Đạt (2002). Vấn đề câu và câu thơ trong thể loại lục bát. Trong "Phong cách học với việc dạy văn và lí luận phê bình văn học". Nxb HN.

23. Hữu Đạt (2002). Tên đất, tên làng…qua ngôn ngữ trường ca. Trong " Phong cách học với việc dạy văn và lí luận phê bình văn học". Nxb HN.

24. Hữu Đạt (2002). Màu sắc của văn hoá phương Đông qua một truyện ngắn. Trong " Phong cách học với việc dạy văn và lí luận phê bình văn học". Nxb HN.

25. Hữu Đạt (2002). "Trường ca biển" một sáng tạo về hình tượng và ngôn ngữ trường ca. Trong " Phong cách học với việc dạy văn và lí luận phê bình văn học". Nxb HN.

26. Hữu Đạt (2002). Thạch Long môn - một di tích văn hoá độc đáo của Trung quốc" Tạp chí VHVNCA, số 3.

27. Hữu Đạt (2002). Tính sáng tạo về phong cách trong cách dùng chữ "Xuân" của Nguyễn Du qua tác phẩm Truyện Kiều. Trong "Phong cách học với việc dạy văn và lí luận phê bình văn học". Nxb HN.

28. Hữu Đạt (2002). Bàn về mặt biểu hiện của văn hoá và văn học. Trong "Phong cách học với việc dạy văn và lí luận phê bình văn học". Nxb HN.

29. Hữu Đạt (2002). Từ tiềm thức văn hoá đến sáng tạo thi ca…Trong " Phong cách học với việc dạy văn và lí luận phê bình văn học". Nxb H.

30. Hữu Đạt (2002). Liên ngành khoa học- biểu hiện tích cực và tiêu cực của nó trong lí luận phê bình văn học. Trong " Phong cách học với việc dạy văn và lí luận phê bình văn học". Nxb HN.

31. Hữu Đạt (2002). Cách dùng phép so sánh trong "Ba cặp núi và hòn núi lẻ". Trong "Phong cách học với việc dạy văn và lí luận phê bình văn học". Nxb HN.

32. Hữu Đạt (2002). " Đất nước hình tia chớp" một đóng góp của Trần Mạnh Hảo với thể loại trường ca. Trong " Phong cách học với việc dạy văn và lí luận phê bình văn học". Nxb HN.

33. Hữu Đạt (2002). Cần thống nhất thuật ngữ trong lí luận phê bình văn học. Trong " Phong cách học với việc dạy văn và lí luận phê bình văn học". Nxb HN.

34. Hữu Đạt (2002). Trong khoa học không nên lẫn lộn. Tạp chí Tia sáng, số 5

35. Hữu Đạt (2002). Thơ Bác trong Nhật kí trong tù. Tạp chí VHVNCA, số 5

36. Hữu Đạt (2003). Giá trị phong cách của chữ"xuân" trong thơ ca. Tạp chí VHVNCA, số 2.

37. Hữu Đạt (2004). Vài đặc điểm về phong cách ngôn ngữ của một số nhà văn Hà Nội. Trong Tiếng Hà Nội trong mối quan hệ với tiếng Việt và văn hoá Việt Nam. Hội Ngôn ngữ học Hà Nội.

38. Hữu Đạt (2004). Về việc chuẩn hoá từ vựng trong các văn bản luật thời kì đổi mới. Tập chí Ngôn ngữ, số 11.

39. Hữu Đạt (2005). Đặc điểm của phương thức ẩn dụ trong thơ Hồ Chí Minh. Tạp chí VNQĐ, số 5.

40. Hữu Đạt (2005). Vai trò của tính từ trong việc xây dựng định ngữ nghệ thuật và phong cách nhà văn qua một số truyện ngắn viết về Hà Nội. Hội nghị khoa học. Hội Ngôn ngữ học Hà Nội.

41. Hữu Đạt (2005). Về việc chuẩn hoá cú pháp trong các văn bản luật thời kì đổi mới. Tập chí ĐHQG Hà Nội, số 4.

42. Hữu Đạt (2005). Tình hình nghiên cứu phong cách chức năng ở Việt Nam. Trong "Những hướng nghiên cứu mới của Việt ngữ học hiện nay". Sách chuyên đề. Viện TTKHXH Hà Nội

43. Hữu Đạt (2005). Mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hoá và biểu hiện của nó trong tiếng Việt. Trong "Những hướng nghiên cứu mới của Việt ngữ học hiện nay". Sách chuyên đề. Viện TTKHXH, H.

44. Hữu Đạt (2005). Vài nhận xét về các loại lỗi giao thoa và vượt tuyến trong quá trình rèn luyện kĩ năng viết cho sinh viên Trung Quốc. Trong "Một số vấn đề về nội dung và phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ". Nxb ĐHQG Hà Nội.

45. Hữu Đạt (2005). Vài nhận xét về sự phân bố từ vựng và phong cách nhà văn qua một số truyện ngắn Việt Nam nửa sau thế kỉ XX. Tạp chí Ngôn ngữ, số 11.

 Vương Vân Linh - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   |