Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Cơ chế mới, điểm tựa để “cất cánh”
Có thể nói Trường ĐHCN có quyền tự hào là một trong số ít cơ sở đào tạo đại học ở nước ta thực hiện thành công được những bước đi ban đầu này. Thực ra, từ lâu ai cũng biết và mong muốn thực hiện được mô hình hợp tác đó.

Khó khăn buổi đầu

Tôi có may mắn được chứng kiến nhiều sự kiện liên quan đến quá trình xây dựng và trưởng thành các khoa tiền thân và trường Đại học Công nghệ. Đây quả là một quá trình vận động phát triển có những thuận lợi, nhưng cũng có những khó khăn, trong đó có những lúc cả tập thể đơn vị từ các cấp lãnh đạo Đại học Quốc gia trở xuống phải đầu tư suy nghĩ thực hiện, thậm chí tranh luận giữa các khuynh hướng khác nhau để rồi cùng nhau thống nhất trên con đường xây dựng phát triển một trường ĐHCN vững mạnh.

Nhớ lại, năm 1998 vừa mới ổn định việc di dời 2 khoa Công nghệ Thông tin và Công nghệ Điện tử Viễn thông từ Thượng-đình lên khu Cầu-giấy, thì nhận được chủ trương của ĐHQG về việc sát nhập 2 khoa thành một đơn vị mới, tách ra khỏi trường Đại học Khoa học tự nhiên và trực thuộc thẳng ĐHQG. Khi nghe tin Nhà nước sẽ cử Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu về xây dựng đơn vị mới này, tôi vô cùng bỡ ngỡ nhưng cũng thấy rất đỗi tự hào cho đơn vị mình. Bởi Viện sĩ là một nhà quản lý, một nhà khoa học lớn của đất nước, cỡ bậc thày của thế hệ chúng tôi; nay thày đồng ý nhận trách nhiệm xuống đây trực tiếp xây dựng cơ sở thì đó là niềm vinh dự cho anh chị em cán bộ và sinh viên; nhưng qua đó cũng thấy Đảng và Nhà nước quan tâm và đặt hy vọng vào đơn vị rất nhiều và từng người cũng phải xác định trách nhiệm của mình cho tương lai của đơn vị, cho Đại học Quốc gia. Tiếp đó là những ngày khẩn trương chuẩn bị cho việc thành lập Khoa trực thuộc. Ban chuẩn bị thành lập khoa (gồm thày Hiệu, các thày Hồ Sĩ Đàm, Nguyễn Viết Kính, Nguyễn Quốc Toản và tôi) họp bàn về phương hướng xây dựng đơn vị mới, trong đó có 2 vấn đề quan trọng được đặt ra là cơ cấu tổ chức và tên gọi của đơn vị mới. Phải nói ngay từ đầu, mọi việc diễn ra không phải xuôn sẻ theo một chiều. Với cơ cấu tổ chức cũng có 2 luồng ý kiến trái ngược nhau: một ý kiến cho rằng cứ giữ nguyên 2 khoa độc lập ở lại trường ĐHKHTN hoặc thành 2 phân khoa trong một khoa chỉ quản lý chung về hành chính, ý kiến khác nhiệt thành ủng hộ việc hợp nhất 2 khoa thành một khoa mới trực thuộc ĐHQG, Khoa sẽ quản lý toàn diện cả mọi mặt hành chính và chuyên môn của 2 ngành. Ý kiến thứ hai này được ĐHQG chấp thuận dựa trên cơ sở mối quan hệ khăng khít giữa 2 ngành Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông, cần tích hợp hữu cơ thành một đơn vị đủ mạnh để thực hiện các ý tưởng mới, phù hợp với yêu cầu phát triển của ĐHQG. Tên Khoa trực thuộc được thống nhất gọi là “Khoa Công nghệ”. Một trong những lý do chính không thêm một bổ ngữ cụ thể cho từ “Công nghệ” vì muốn rằng trong tương lai khoa còn phát triển thêm một số ngành nữa ngoài 2 ngành sẵn có. Về sau, bước đường phát triển thành trường Đại học Công nghệ đã chứng minh rằng việc quyết định chọn mô hình thứ 2 trong giai đoạn đó là hoàn toàn đúng đắn. Như ta đã biết, ĐHQG được hình thành trên cơ sở một số trường đại học thành viên với thế mạnh dựa trên nền tảng các ngành khoa học cơ bản đã có truyền thống hàng trăm năm của trường Đại học Tổng hợp. Tuy nhiên, với vị thế là một đại học đa ngành, đa lĩnh vực, trong tình hình công nghiệp hóa đất nước hiện nay, ĐHQG không thể không phát triển các ngành khoa học công nghệ. Như vậy nhu cầu có một trường đại học giảng dạy, nghiên cứu công nghệ trong ĐHQG là cấp thiết. Giai đoạn quá độ phát triển thành một trường đại học như vậy được thực hiện qua con đường là các Khoa trực thuộc. Để thực hiện được mục tiêu đó, một Khoa trực thuộc phải đối mặt với thách thức đặt ra: phải duy trì, phát triển được chuyên môn vững vàng làm tiền đề cho việc phát triển lên thành trường, mặt khác phải đảm nhận tất cả các vai trò của một đơn vị độc lập như một trường trong ĐHQG với hoàn cảnh quy mô nhân lực ít hơn các trường truyền thống nhiều.

PGS.TS Trần Quang Vinh (phải) hướng dẫn đoàn đại biểu Bộ Giáo dục Cu Ba thăm ĐHCN

Phải nói, trong giai đoạn ban đầu này anh chị em Khoa Công nghệ, nhất là khối cán bộ quản lý, phải “căng” ra mà làm việc, đảm nhận nhiều chức trách mà vốn chưa bao giờ quen làm. Nhưng dần với thời gian, bằng sự quyết tâm học hỏi, tinh thần trách nhiệm, anh chị em đã quen dần và làm tốt các việc được giao cho. Một trong những nhân tố hỗ trợ tích cực cho Khoa là luôn được sự chỉ đạo sáng suốt và tạo điều kiện tối đa của các cấp lãnh đạo ĐHQG. Khi chuẩn bị thành lập Khoa Công nghệ trực thuộc, đa số anh chị em đều quán triệt được chủ trương của ĐHQG, nhưng không phải không có vài ý kiến, kể cả trong cán bộ, đảng viên còn chưa đồng thuận ngay. Trong một cuộc họp Đảng bộ 2 khoa, khi được hỏi về tương lai của khoa mới này thế nào, tôi vẫn nhớ mãi câu nói của GS Nguyễn Văn Đạo, Giám đốc ĐHQG lúc đó, là: “ĐHQG không hứa cho các đồng chí nhiều kinh phí mà ĐHQG hứa cho các đồng chí một cơ chế mới để xây dựng và phát triển đơn vị”. Quả thật về sau, ở cương vị quản lý đơn vị tôi mới càng cảm nhận rõ câu nói đầy ý nghĩa này của thày Đạo: trong hoàn cảnh cả đất nước ta nói chung và các đơn vị trong ngành giáo dục nói riêng vừa thoát thai từ cơ chế bao cấp, hành chính quan liêu thì nếu cơ sở nào được hưởng một cơ chế tự chủ mới, cơ sở đó hoàn toàn có thể làm được tốt hơn nhiều việc. Với cơ chế mà ĐHQG dành cho một Khoa trực thuộc, chúng ta đã được tạo điều kiện, chủ động hơn rất nhiều trong các mặt đào tạo, nghiên cứu và tài chính. Tuy nhiên cũng không thể nói mô hình khoa trực thuộc là tối ưu mọi mặt. Vẫn có một số khó khăn nảy sinh trong mô hình này: thí dụ, vì quy mô của một khoa với số cán bộ, sinh viên không nhiều, nên về nguyên tắc chỉ tiêu nhân lực phục vụ đào tạo ít, trong khi khoa vẫn phải đảm nhận tất cả các nhiệm vụ, các đầu mục việc như một trường lớn.

Sau gần 5 năm hoạt động, vào năm 2004 Khoa Công nghệ thuộc ĐHQG Hà nội đã có một “vị thế” khá nổi tiếng trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Việc hình thành một trường đại học công nghệ trong ĐHQG đã đến lúc chín muồi. Toàn bộ quá trình này được diễn ra dưới sự chỉ đạo sát sao và kiên quyết của ĐHQG cũng như sự tham gia đóng góp của tập thể cán bộ trong Khoa Công nghệ. Hiện nay các trường đại học trong toàn quốc được thành lập nhiều và nhanh, thậm chí một số cơ sở dù không đủ giảng viên không hiểu sao vẫn được thành lập trường đại học (!). Trái lại, khi ấy khoa Công nghệ mặc dàu có nguồn lực khá mạnh (thí dụ, tỷ lệ cán bộ giảng dạy có học hàm học vị vào loại cao trong cả nước) lại không dễ gì một sáng một chiều được quyết định thành lập ngay thành trường. Lẽ ra trường ĐHCN phải được thành lập sớm hơn ít nhất hàng năm, nhưng thời gian đó, có một số ý kiến trong các Bộ, Ngành còn phân vân, đại loại như: tại sao đã có 1 trường đại học công nghệ là Đại học Bách khoa Hà nội, mà nay lại phải thành lập thêm 1 trường Đại học Công nghệ nữa trong ĐHQG ? Tôi còn nhớ một chi tiết liên quan đến khoa ta trong quá trình thành lập trường. Một hôm, khi đó thày Hiệu và thày Đàm trong Ban Chủ nhiệm khoa đi vắng, thay mặt Giám đốc ĐHQG, Phó Giám đốc Phạm Quang Long triệu tập thày Nguyễn Phú Thùy và tôi lên giao cho một việc: nhanh chóng đề xuất ý kiến tóm tắt của Khoa về mô hình của trường ĐHCN trong tương lai. Về nhà, hai anh em lo lắng trao đổi, suy nghĩ, rồi sau đó, căn cứ vào các ý tưởng mà thày Hiệu, thày Đàm trong Ban Chủ nhiệm Khoa vẫn trao đổi, cùng với thực tiễn phát triển của Khoa chúng tôi kiến nghị với cấp trên: trường ĐHCN nên là một mô hình đại học khoa học công nghệ với quy mô vừa phải, chỉ tập trung phát triển một số ngành công nghệ mũi nhọn và tiên tiến như CNTT, ĐTVT, Điều khiển tự động, v.v... và sẽ được phát triển bền vững dựa trên cơ sở các ngành khoa học cơ bản truyền thống trong ĐHQG. Một mô hình như vậy sẽ không thể “chồng lẫn” với mô hình “đại học Bách khoa” là một trường đại học kỹ thuật lớn với vô số các ngành công nghệ phổ biến. Rất mừng là nguyện vọng này cũng hợp với chỉ đạo của ĐHQG. Tôi còn nhớ, sau đấy thày Hiệu còn rất vui khi nói với tôi là: “nhà nước và ĐHQG còn giao cho chúng ta một nhiệm vụ đặc biệt mà chưa có đơn vị nào trong toàn quốc được giao là: bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước nữa”. Các mục tiêu đó đến nay vẫn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình phát triển của Nhà trường.

Chìa khóa thành công

Mặc dù “tuổi đời còn rất trẻ” nhưng Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN thời gian qua đã đạt được những thành tựu rất lớn, có tiếng vang và dần dần khẳng định thương hiệu của mình, từ góc độ là Phó hiệu trưởng Nhà trường, tôi cho rằng các yếu tố sau đã làm nên những thành công đó:

Trước hết đó là sự đoàn kết. Có đoàn kết mới tập hợp được lực lượng giảng dạy, nghiên cứu, mới thu hút được người tài ở các nơi như các anh chị em tiến sĩ trẻ vừa tốt nghiệp ở nước ngoài về, mới ổn định để thực hiện được các mục tiêu được vạch ra. Để làm được điều này, ngoài vai trò của các cấp lãnh đạo chính quyền, vai trò của các tổ chức Đảng và đoàn thể là vô cùng quan trọng.

Tiếp đến đó là sự quan tâm, tạo điều kiện (cơ chế) của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là của ĐHQG. Tôi vẫn nhớ mãi trong những thời gian đầu, nhiều việc khó khăn cần giải quyết của trường ĐHCN đều được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp và có hiệu quả ngay của các GS. Nguyễn Văn Đạo, GS. Đào Trọng Thi và các thầy trong Ban Giám đốc. Nếu không có nhân tố này, không thể có điều kiện để thực hiện các mục tiêu vạch ra.

Thứ ba là Nhà trường đã đề ra được các mục tiêu đúng đắn, chỉ đạo thực hiện sát sao, dẫn đến thực hiện thành công các mục tiêu đó. Để làm được điều này thì việc quan tâm thực sự đến quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ và sinh viên là quan trọng.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong một lần thăm trường ĐHCN

Hợp tác trường - viện, thành tựu nổi bật

Có thể nói Trường ĐHCN có quyền tự hào là một trong số ít cơ sở đào tạo đại học ở nước ta thực hiện thành công được những bước đi ban đầu này. Thực ra, từ lâu ai cũng biết và mong muốn thực hiện được mô hình hợp tác đó. Tuy nhiên ít nơi thực hiện được vì có nhiều nhân tố đòi hỏi phải được giải quyết một cách đồng bộ ở cả các bên đối tác. Có thể nói 2 nhân tố: Mô hình trường ĐHCN - một mô hình mới trong ĐHQG, được sự tạo điều kiện của ĐHQG - cùng với sự quyết tâm, nhiệt thành của Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, người Hiệu trưởng đầu tiên và là nhà khoa học có uy tín lớn cùng sự hăng hái của tập thể cán bộ nhà trường, đã tạo bước tiến mới cho việc thực hiện mô hình hợp tác này. Thầy Hiệu thường nói rằng thày đã mong muốn thực hiện việc này từ lâu nhưng chưa được. Chỉ khi vừa là một nhà khoa học có uy tín lớn ở Viện Khoa học Việt nam, đồng thời lại là một lãnh đạo trường đại học, cộng với sự ủng hộ của các cơ quan hữu quan, các cấp lãnh đạo thì thày mới có điều kiện chỉ đạo anh em các bên cùng thực hiện được mong muốn này.

Chính nhờ mô hình liên kết đào tạo này với sự dạy dỗ tận tình của các thày cô trong trường và Viện Khoa học Việt nam mà sau hơn 4 năm học tập, hơn ba mươi em sinh viên khóa đầu tiên của khoa Cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa đã tốt nghiệp và hầu hết nhận được việc làm xứng đáng tại các cơ sở nghiên cứu, sản xuất. Tôi nghĩ chúng ta cần tiếp tục duy trì, chăm lo cho mô hình này được phát triển bền vững, kể cả với các cơ sở công nghiệp, như Viện máy và dụng cụ công nghiệp IMI là nơi chúng ta đang hợp tác liên kết đào tạo ngành Công nghệ Cơ điện tử.

Vị thế và thương hiệu

10 năm qua, Khoa Công nghệ và Trường ĐHCN đã đạt được một số thành tựu ấn tượng trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nhà trường đã đào tạo ra nhiều lớp sinh viên đại học, sau đại học trong các ngành công nghệ tiên tiến và có nhiều em hiện đang giữ những cương vị quan trọng đóng góp cho các ngành kinh tế xã hội của đất nước. Trường ĐHCN là một trong số ít trường có tỷ lệ cán bộ phấn đấu đạt học hàm học vị cao trong toàn quốc. Tiến dần đến mục tiêu là đại học nghiên cứu, hiện nay trường cũng có tỷ lệ học viên sau đại học thuộc loại cao nhất nước.

Cán bộ và sinh viên nhà trường đã tham gia và đạt được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi đỉnh cao trong nước và quốc tế như các kỳ thi Olempic Toán, Lý, Tin, Cơ học toàn quốc, cuộc thi lập trình viên quốc tế PCM-CIA, giải thưởng Nhân tài đất Việt, giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc. Trong nghiên cứu khoa học, nhiều cán bộ kể cả cán bộ trẻ đã đạt được những chỉ số đánh giá khoa học cao được quốc tế công nhận. Phải nói rằng, cùng với các trường truyền thống trong ĐHQG, mặc dù tuổi đời còn rất trẻ, trường ĐHCN đã có “thương hiệu” trong làng đại học Việt nam.

Tuy nhiên, để giữ vững và phát huy vị thế đó tôi nghĩ trường ta còn phải làm nhiều việc. Trước mắt phải tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng giảng dạy cho đạt được các chuẩn mực của ngành giáo dục đào tạo tiến tới đạt tới trình độ của các trường quốc tế trong khu vực. Nói như vậy, chúng ta phải chăm lo việc giảng dạy, học tập cho đại đa số các em sinh viên toàn trường chứ không chỉ những sinh viên đạt thứ hạng cao. Song song với đó thì việc chăm lo đảm bảo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ cũng như điều kiện học tập của sinh viên là quan trọng. Cái khó là trong hoàn cảnh chật hẹp của nhà trường ở khu vực Hà nội bây giờ, tổ chức sao cho “trường ra trường, lớp ra lớp” thì mới có thể tính tới vấn đề đào tạo tiên tiến được. Đây là một bài toán mà theo tôi, các cấp lãnh đạo phải đầu tư suy nghĩ giải quyết cho thấu đáo mới được.

Đôi điều nhắn gửi

“Thương hiệu” của ĐHQG được tạo bởi chính thương hiệu của các trường Đại học thành viên. Và ngược lại, trong một ĐHQG có “thương hiệu” thì các trường mới có cơ hội phát triển. Vậy mong các cấp lãnh đạo ĐHQG hãy tạo mọi điều kiện hơn nữa để các trường có được một môi trường phát triển thuận lợi và bền vững, phát huy hết trí sáng tạo và sự quyết tâm của cán bộ và sinh viên nhà trường.

Cả thày và trò chúng ta cần đi vào thực thực chất các nhiệm vụ giảng dạy và học tập của một trường đại học. Trước hết phải thực hiện tốt và đầy đủ các yêu cầu thiết yếu. Những thành tích đỉnh cao trong học tập nghiên cứu khoa học mà một số cán bộ sinh viên nhà trường đã đạt được trong những năm qua là vô cùng quý giá, chúng có tác dụng động viên thày và trò cố gắng hơn nữa. Nhưng về mặt nào đó, nó là “bề nổi” và quyết không chỉ dựa vào đó mà tự thỏa mãn, không nhìn vào thực chất của số đông sinh viên còn lại, buông lơi các công tác chăm lo đào tạo thường xuyên của nhà trường. Tôi nghĩ rằng các thày cô, các cấp lãnh đạo nhà trường và các anh chị em sinh viên nếu luôn quan tâm đến vấn đề này thì Nhà trường mới phát triển bền vững được. Chúc cho trường ĐHCN chúng ta ngày càng phát triển vững mạnh, có được một vị trí xứng đáng trong ngành giáo dục Việt Nam.

 PGS.TS Trần Quang Vinh - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ - M.T (ghi) - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   | 482   | 483   | 484   | 485   | 486   | 487   | 488   | 489   | 490   | 491   | 492   | 493   | 494   | 495   | 496   | 497   | 498   | 499   | 500   | 501   | 502   | 503   | 504   | 505   | 506   | 507   | 508   | 509   | 510   | 511   | 512   | 513   | 514   | 515   | 516   | 517   | 518   | 519   | 520   | 521   | 522   | 523   | 524   | 525   | 526   | 527   | 528   | 529   | 530   | 531   | 532   | 533   | 534   | 535   | 536   | 537   | 538   | 539   | 540   | 541   | 542   | 543   | 544   | 545   | 546   | 547   | 548   | 549   | 550   | 551   | 552   | 553   | 554   | 555   | 556   | 557   | 558   | 559   | 560   | 561   | 562   | 563   | 564   | 565   | 566   | 567   | 568   | 569   | 570   | 571   | 572   | 573   | 574   | 575   | 576   | 577   | 578   | 579   | 580   | 581   | 582   | 583   | 584   | 585   | 586   | 587   | 588   | 589   | 590   | 591   | 592   | 593   | 594   | 595   | 596   | 597   | 598   | 599   | 600   | 601   | 602   | 603   | 604   | 605   | 606   | 607   | 608   | 609   | 610   | 611   | 612   | 613   | 614   | 615   | 616   | 617   | 618   | 619   | 620   | 621   | 622   | 623   | 624   | 625   | 626   | 627   | 628   | 629   | 630   | 631   | 632   | 633   | 634   | 635   | 636   | 637   | 638   | 639   | 640   | 641   | 642   | 643   | 644   |