Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Giải Nobel Vật lý năm 2006
Giải Nobel Vật lý năm 2006 được trao cho hai giáo sư thiên văn học người Mỹ John C. Mather và George E. Smooth vì những khám phá liên quan tới sự hình thành của thiên thể đen và tính không đẳng hướng của Bức xạ phông vi sóng vũ trụ (bức xạ điện từ được sinh ra từ thời kỳ sơ khai của vũ trụ).

Ông John C. Mather, 60 tuổi, là một nhà vật lý học thiên thể học làm việc tại Trung tâm bay vũ trụ Goddard của Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA). Còn ông George F. Smoot, 61 tuổi, là giáo sư vật lý  Đại học California. Tại đây, ông đã là cộng tác viên của giáo sư Louis Alvarez, người được giải Nobel năm 1968, trước khi tham gia chương trình COBE của NASA cùng với John C. Mather.

Công trình nghiên cứu được tưởng thưởng năm nay của hai ông là kết quả của ba năm khảo sát vũ trụ với những dụng cụ đo đạc thiên văn được cài trên vệ tinh COBE (Cosmic Background Explorer), từ 1989 đến 1992. Những dụng cụ này, mà John Mather là người trách nhiệm chính, và vệ tinh COBE được thiết kế từ những năm 1970 để “nghe” những bức xạ vi ba vũ trụ nền (tiếng Anh: Cosmic Microwave Background Radiation, viết tắt: CMB; tiếng Pháp: Rayonnement Cosmique de Fond, RCF) đã được các nhà vật lý lý thuyết tiên đoán từ những năm 50 trên cơ sở thuyết Big Bang.

George E. Smooth

Năm 1978, giải Nobel cũng đã được trao cho hai nhà vật lý người Mỹ Arno Penzía và Robert Wilson, với khám phá RCF lần đầu tiên năm 1965. Khoảng 380000 năm sau Big Bang, cách đây gần 14 tỉ năm, những hạt ánh sánh (photon) hình thành và được phóng ra khắp vũ trụ, với một quang phổ gần như của một lỗ đen hoàn hảo, và làm nhiệt độ của lỗ đen hạ từ 2725°K xuống còn 2,7°K (tức 2,7 độ trên độ không tuyệt đối là -273,15°C). John Mather và George Smoot cho thấy bức xạ CMB đo được từ COBE là đúng với tiên đoán đó của thuyết Big Bang, góp phần “khẳng định mạnh mẽ hơn thuyết Big Bang để cắt nghĩa nguồn gốc của vũ trụ”, theo đánh giá của Việt Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển.

Người đứng đầu Uỷ ban Nobel lĩnh vực vật lý - GS. Per Carlson nhận xét rằng: “Mặc dù họ chưa có đủ căn cứ để khẳng định về vụ nổ ấy, nhưng những gì họ mang đến cho chúng ta cũng đã là những thành quả cực kỳ to lớn. Tôi cho rằng khám phá này của họ có thể được coi là khám phá vĩ đại nhất của thế kỷ này. Nó cho chúng ta hiểu thêm rất nhiều về chuyện chúng ta đang ở đâu trong vũ trụ”.

Với phát hiện này, các nhà khoa học sẽ được thay đổi việc nghiên cứu về khởi nguyên của vũ trụ, từ sự theo đuổi một giả thuyết lớn đến kỷ nguyên mới của sự quan sát và đo đạc trực tiếp.

 Thảo Nguyên (tổng hợp) - Ảnh: nobelprize.org
- Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   |