Sinh viên
Trang chủ   >  Sinh viên  >   Nhịp cầu bè bạn
Những ông chủ trọ “đa tình”
Phải thật khéo léo, chúng tôi mới đặt chân được vào khu phòng trọ để gặp gỡ với một số “nữ khách” của căn nhà. Điều rất lạ là tất cả các cửa sổ phòng ở đây đều được ghép bằng những tấm kính nhỏ xếp theo hình vẩy cá. đứng ngoài có thể nhìn vào trong dễ dàng. (04/08/2009)
Thủ khoa Trường ĐHKHTN: Phía trước là bầu trời
Hôm nay, tôi đã chính thức trở thành một tân cử nhân khi được cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp - thành quả sau 4 năm miệt mài học tập, tu dưỡng và rèn luyện nghiên cứu khoa học. (25/07/2009)
Tìm “bệnh” của sinh viên
Từ trước tới giờ ta thường ngại thái độ “bới lông tìm vết” của người đời và hồ như cứ thấy ai đả động đến nhược điểm của mình thì phản ứng ngay hoặc lảng tránh. Giới SV chúng tôi cũng vậy, bên cạnh những ưu điểm như sự năng động, tự tin, nhiệt tình và đầy bản lĩnh còn có không ít người mắc những “căn bệnh” mà nếu không nêu ra thì thật khó nhận diện... (12/04/2009)
Nhận diện và ứng phó với căng thẳng mùa thi
Với mục đích giúp thí sinh giải toả những ức chế tâm lý, cách nhận biết, phòng tránh, giải toả street đồng thời cung cấp cho các em những kinh nghiệm làm bài thi đại học, cao đẳng, tối 2/7/2008, Ban Quản lý KTX Mễ Trì đã phối hợp cùng Trung tâm hỗ trợ và tư vấn tâm lý (Trường ĐHKHXH&NV) tổ chức chương trình toạ đàm "Căng thẳng mùa thi - cách nhận diện và ứng phó". (11/04/2009)
Địa chỉ cho bạn:
Học nấu nướng, học một môn thể thao hay một nhạc cụ mới là cách hiệu quả để refresh bản thân đã được “kiểm nghiệm và chứng nhận”! Vừa thư giãn lại vừa biết thêm điều mới. Tuyệt thật phải không bạn? Cùng tham khảo hai địa chỉ “học vui vui học” dưới đây nhé! (08/11/2008)
Sách và việc đọc của sinh viên
Thi tiên Lý Bạch từng hào sảng: "Không sợ người đời không biết ngọc Kinh Sơn mà chỉ sợ trong lòng mình không có chứa quyển sách nào". Trong lòng bạn chứa quyển sách nào? (08/11/2008)
Bảo vệ khóa luận kiểu đọc, kể và diễn xuôi
Trong khóa luận tốt nghiệp, sinh viên phải đưa ra những giải pháp, kiến nghị cho một vấn đề khoa học. Và họ phải bảo vệ những quan điểm đó trước hội đồng. Thế nhưng, nhiều sinh viên không "bảo vệ" mà là "kể lể" những điều họ dày công viết trong mấy tháng ròng rã. Thay vì tập trung vào những giải pháp và luận giải, họ lại nói "dông dài" nội dung cụ thể. (08/11/2008)
Lấy chồng từ thuở… sinh viên
"Lấy chồng nhưng vẫn phải "xin viện trợ" từ gia đình. Cả hai đứa đều là sinh viên. Nhiều lúc cuối tháng hết tiền lại cuống cuồng lên chạy vạy, vay mượn bạn bè, làm thêm..." - một "cô vợ sinh viên" giãi bày. Hiện nay, hiện tượng nữ sinh viên kiêm thêm thiên chức là vợ, là mẹ không còn là chuyện hiếm. Đằng sau cuộc sống của những gia đình quá trẻ ấy là bao nỗi niềm trăn trở... (05/09/2008)
Mang sinh viên đi "đấm" chuông vàng!
Gần đây có một gameshow mới trên chương trình VTV3 dành cho một lực lượng có tiếng là quậy bậc nhất, vui tính bậc nhất, và đầy tính sáng tạo - sinh viên. Chương trình ấy đã đi khắp các trường đại học từ Bắc tới Nam với hy vọng tìm ra một người thực sự xuất sắc cho suất học bổng chung kết năm lên tới 40.000 USD. (05/09/2008)
Nỗi niềm sinh viên thực tập
Có quan niệm cho rằng khi đang là sinh viên, bạn chỉ cần tích luỹ kiến thức thôi là đủ. Mang theo suy nghĩ ấy, không ít bạn sinh viên chỉ quanh quẩn học trên giảng đường và thư viện. Họ đã bỏ lỡ cơ hội tiếp xúc với thực tiễn sôi động của cuộc sống. Đến khi đi thực tập, va chạm với những công việc cụ thể họ đã lúng túng và bị động... (05/09/2008)
Hiến máu nhân đạo, niềm hạnh phúc!
Hiến máu nhân đạo, một nghĩa cử cao đẹp. Hãy thử tưởng tượng một tai nạn xảy ra và bạn mất đi một lượng máu lớn có thể gây nguy hại đến tính mạng của chính bạn. Thật quý báu biết bao khi những chai máu được truyền tới giành lại sự sống của bạn vừa mới suýt bị trôi tuột đi trong gang tấc. (05/09/2008)
Chuyện học ngoại ngữ - biết rồi, khổ lắm, cứ phải nói!
Trong công cuộc hội nhập quốc tế hiện nay, học ngoại ngữ là nhu cầu của từng cá nhân đồng thời đáp ứng xu thế phát triển chung của xã hội. Đã có không ít ý kiến kêu ca về chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường. Vậy thực tế việc học ngoại ngữ của sinh viên hiện nay như thế nào? (05/09/2008)
Môn học giáo dục thể chất dưới góc nhìn sinh viên
Cũng có đủ cả các loại hình như bóng đá, khiêu vũ, cờ vua, bóng chuyền, bóng rổ... Nhưng bộ môn Giáo dục thể chất trong trường đại học hiện nay đa số vẫn là đá bóng tưởng tượng, khiêu vũ chân trần, cờ vua thì học xong không biết mặt quân cờ... (05/09/2008)
Sinh hoạt Đoàn... "đóng băng"
Chuông vừa reo hết giờ, Ngân đã vội vã chạy lên thông báo cho cả lớp ở lại để Đại hội chi Đoàn. Nhưng đáp lại lời kêu gọi của cô chỉ là những cái nhìn thờ ơ và những bước chân vội vã ùa ra khỏi lớp học. Ngân trở lại với vài ba cộng sự trong BCH. Hình ảnh cô trở nên bé nhỏ và bất lực giữa giảng đường rộng thênh thang. (03/09/2008)
Coi chừng chiêu thức lừa mới qua ATM
15 giờ ngày 17/1/2008, máy điện thoại di động của tôi hiện thị một số điện thoại lạ từ nước ngoài gọi về, tôi ấn phím để nghe. Sau một hồi nhạc khoảng 2 phút, phía đầu dây xuất hiện một giọng nữ: "Anh đã từng mua đồ điện tử, điện lạnh tại các siêu thị lớn ở Việt Nam chưa?" (03/09/2008)
Vai trò của người đi trước
Một buổi học của đầu học kỳ II năm thứ nhất, một cậu bạn cùng lớp hỏi tôi: “Cậu có muốn tham gia hoạt động Đoàn không? Tớ giới thiệu cậu với một anh trên Đoàn trường, cứ đến gặp anh ấy rồi quyết định nhé!”. (27/05/2007)
Văn hóa giao tiếp @
Một thứ ngôn ngữ khác hẳn được phát ra từ những cái miệng xinh xinh của những cô cậu sinh viên khiến không ít người phải ái ngại. Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng không biết có phải sinh viên đang “cài số lùi” trong môn học văn hoá giao tiếp? (27/05/2007)
Cuộc bầu cử Quốc hội khóa XII dưới góc nhìn sinh viên
Thời gian gần đây, khi người dân cả nước đang háo hức đón chờ sự kiện bầu cử Quốc hội khóa XII thì cũng là lúc nhiều người đặt câu hỏi băn khoăn về ý thức và nhận thức chính trị của giới trẻ bây giờ. Vấn đề này đã được chúng tôi đem ra trao đổi với một số sinh viên của ĐHQGHN: (15/05/2007)
Buôn dưa lê trong sinh viên
Bên cạnh việc giao tiếp trao đổi, trò chuyện thì buôn dưa lê đã trở thành một thói quen xấu khi những chủ đề của câu chuyện đi quá giới hạn. Và thói quen này lại có rất nhiều trong giới sinh viên. (14/05/2007)
Gửi Xuân 20
Một năm mới nữa lại đang về đó em! Và em bước sang tuổi 20 trong tiết trời nồng nàn hương sắc. Cỏ cây mượt mà, bầu trời yên ả. Nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi” gối đầu giường. Em đã chuẩn bị cho ngày này lâu lắm rồi phải không? (14/05/2007)
Trang :  1  |  2  |  3  |