ĐẨY MẠNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
TIẾP CẬN TRÌNH ĐỘ QUỐC TẾ
2.8.1 Định hướng mục tiêu các hoạt động KHCN của ĐHQGHN là phấn đấu để từ nay đến năm 2010 tiếp tục giữ vững và phát huy thế mạnh hàng đầu cả nước nước về khoa học cơ bản, đồng thời tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho nghiên cứu khoa học đỉnh cao, những công nghệ lưỡng dụng để có những kết quả khoa học tầm cỡ quốc tế, có những phát minh, sáng chế quan trọng và những sản phẩm công nghệ đột phá, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng; góp phần xứng đáng giải quyết những vấn đề khoa học công nghệ lớn của đất nước, phục vụ trực tiếp đào tạo của ngành và chuyên ngành được lựa chọn.
Phấn đấu để đến năm 2020 ĐHQGHN cơ bản đạt các tiêu chí của đại học tiên tiến trong khu vực, một số tiêu chí đạt chuẩn đại học đẳng cấp quốc tế; trở thành trung tâm hàng đầu đất nước về KHCN và đào tạo nhân tài, tiêu biểu cho tinh hoa trí tuệ Việt Nam.
ĐHQGHN tập trung vào các nội dung cụ thể sau:
- Về khoa học xã hội và nhân văn: Tham gia tư vấn và xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hình thành các chủ trương và hệ thống chính sách đồng bộ của Đảng và Nhà nước. Tiếp tục đổi mới, tăng cường nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, ưu tiên cho những nghiên cứu liên ngành. Đặc biệt chú ý khuyến khích đầu tư cho các nghiên cứu khu vực học nhằm xác định, đánh giá cơ hội và con đường phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, góp phần thiết thực trong việc xây dựng luận cứ khoa học cho quá trình hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô và vi mô. Đầu tư cho các nghiên cứu liên ngành về các quá trình chuyển đổi đang diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế xã hội ở nước ta; nghiên cứu cơ chế quản lý và ứng phó các tình huống khẩn cấp, cơ chế định dạng và giải quyết các xung đột xã hội... Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sự hội nhập kinh tế - xã hội của Việt Nam với khu vực và thế giới, đặc biệt ưu tiên các nghiên cứu về hội nhập, quản lý kinh tế, đổi mới hệ thống luật pháp, quan hệ quốc tế, phát triển bền vững. Đẩy mạnh các nghiên cứu liên ngành về biển và hải đảo, các chiến lược quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên biển, phát triển bền vững của các đới bờ, xây dựng ý thức và tâm lý của cộng đồng dân tộc về biển với tư cách là một dân tộc ven biển,...
- Về khoa học tự nhiên và công nghệ: Phát huy các thế mạnh về nghiên cứu cơ bản trong một số lĩnh vực như toán học, vật lý, hoá học,… để có những công trình khoa học tầm cỡ quốc tế, những trường phái khoa học mạnh, danh tiếng. Tiếp tục đầu tư nghiên cứu cho các công nghệ cao, công nghệ lưỡng dụng theo các hướng chọn lọc, ưu tiên trong giai đoạn này là: Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá và điều khiển, công nghệ điện tử viễn thông, công nghệ vật liệu nano và vật liệu mới, công nghệ môi trường,... theo hướng từ công nghệ ra đến quy trình sản phẩm cụ thể để thiết thực phục vụ kinh tế xã hội. Tiếp tục nghiên cứu, điều tra cơ bản phục vụ cho công tác quy hoạch lãnh thổ, giảm thiểu rủi ro thiên tai, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội bền vững, xoá đói giảm nghèo. Ưu tiên, đẩy mạnh triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ vào đời sống và xã hội. Lấy hiệu quả phục vụ đào tạo chất lượng cao và phục vụ thực tiễn là tiêu chí quan trọng để đánh giá các hoạt động KHCN. Nghiên cứu mô hình tổ chức và quản lý các đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực,...
Bồi dưỡng, bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ. Xây dựng cơ chế quản lý các hoạt động khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả.
Các đề tài NCKH trong Dự án này phải đáp ứng ít nhất 4 yêu cầu sau đây:
Có được kết quả nghiên cứu trình độ cao, chất lượng cao, từng bước tiếp cận trình độ quốc tế, đáp ứng nhu cầu Việt Nam. Nâng cao chất lượng đào tạo (nâng cao năng lực, kỹ năng nghiên cứu cho người học, tạo cơ sở tài liệu cho sinh viên, người học làm khoa luận, luận văn, bài báo khoa học, tạo tài liệu năm học cho bài giảng,...); nâng cao năng lực nghiên cứu cho CBGD, CBNC; mở rộng hợp tác với doanh nghiệp, viện, trường đại học trong và ngoài nước; ưu tiên cho triển khai các đề tài KHCN từ nguồn vốn KHCN từ ĐHQGHN cho các ngành, chuyên ngành được lựa chọn.
2.8.2. Xây dựng và thực hiện các đề tại khoa học công nghệ gắn với đào tạo:
* Mỗi đề tài có 4 sản phẩm
- Kết quả KHCN phục vụ xã hội (như mỗi đề tài, dự án KHCN thông thường);
- Đào tạo nâng cao năng lực nghiên cứu của giáo trình, xây dựng được nhóm nghiên cứu mạnh;
- Hiện đại học phòng thí nghiệm, trang thiết bị;
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao thông qua việc đưa người tham gia thực hiện đề tài.
* Ngoài ra:
- Mở rộng hợp tác quốc tế, các đối tác trong nước;
- Chuyên gia nghiên cứu.
Bảng 5: DANH MỤC CÁC PTN MŨI NHỌN VÀ TRỌNG ĐIỂM CỦA ĐHQGHN
(Đã và đang triển khai, tính đến tháng 3/2007)
Đơn vị: triệu đồng
STT |
Tên PTN |
Đơn vị quản lý |
Giá trị đầu tư
(ước tính) |
1 |
PTN trọng điểm Enzym & Protein |
Trường ĐH KHTN |
60 000 |
2 |
Khoa học Vật liệu (các linh kiện điện tử, vật liệu bán dẫn và vật liệu nano, vật liệu xử lý môi trường và các vật liệu y sinh) |
Trường ĐH KHTN
|
45 000 |
3 |
Hoá dầu & Hoá phân tích |
Trường ĐH KHTN
|
30 000 |
4 |
Sinh học phân tử & Công nghệ Tế bào |
Trường ĐH KHTN |
40 000 |
5 |
Động lực & Môi trường Biển |
Trường ĐH KHTN |
5 000 |
6 |
Phân tích môi trường |
Trường ĐH KHTN |
40 000 |
7 |
Công nghệ Mạng và Dịch vụ CNTT |
Viện CNTT
|
20 000 |
8 |
Điện tử và Viễn thông |
Trường ĐHCN |
10 000 |
9 |
Nghiên cứu và Phát triển Phần mềm |
Trường ĐHCN |
5 000 |
10 |
Multimedia |
Trường ĐH Ngoại ngữ |
10 000 |
11 |
Công nghệ Sinh học |
Trung tâm CNSH |
30 000 |
12 |
Trung tâm tính toán
hiệu năng cao |
Trường ĐH KHTN |
22 000 |
13 |
Hệ thống PTN vật liệu và linh kiện hiện đại theo công nghệ micro và nano |
Trường ĐHCN |
48 000 |
14 |
Hệ thống các PTN các hệ tích hợp thông minh |
Trường ĐHCN |
22 000 |
15 |
PTN về công nghệ hạt nhân |
Trường ĐHKHTN |
56 000 |
16 |
PTN Hoá dược |
Trường ĐHKHTN |
38 500 |
17 |
PTN Công nghệ địa môi trường |
Trường ĐHKHTN |
28 500 |
|