1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Đình Phương
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 26/09/1985
4. Nơi sinh: Hải Dương
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 4982/QĐ-KHTN ngày 27/11/2013 của Hiệu trưởng trường ĐH KHTN – ĐHQG Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định điều chỉnh đề tài và thay đổi cán bộ hướng dẫn số 5028/QĐ – ĐHKHTN ngày 30/12/2016 của Hiệu trưởng trường ĐH KHTN – ĐHQG Hà Nội
7. Tên đề tài luận án: “Tổng hợp, đặc trưng và nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác của vật liệu nano BiTaO4 để phân hủy các chất hữu cơ độc hại”
8. Chuyên ngành: Hóa môi trường
9. Mã số: 62440120
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Hồng Côn
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Đã nghiên cứu tổng hợp thành công vật liệu a - Ta2O5 có kích thước < 50nm bằng phương pháp đốt cháy gel PVA. Gel được tạo thành từ Ta2(C2O4)5 với tỉ lệ mol Ta: PVA = 1: 3, pH = 2. Nhiệt độ tạo gel ở 80oC và nung ở 750oC trong 2 giờ. Hiệu suất xử lý phenol của vật liệu này đạt trên 90%. Phản ứng phân hủy phenol được giả định bậc 1.
- Đã nghiên cứu tổng hợp thành công vật liệu BiTaO4 đơn pha bằng phương pháp đốt cháy gel PVA ở điều kiện: ở pH = 2; nhiệt độ tạo gel là 80oC, tỉ lệ mol Bi:Ta:PVA là 1:1:6 và nung 750oC trong 2 giờ.
- Vật liệu BiTaO4 được nghiên cứu xác định đặc trưng, tính chất bằng các phương pháp hóa lý hiện đại: IR, XRD, EDS, TEM, BET. Vật liệu BiTaO4 tổng hợp ở điều kiện tối ưu có kích thước đồng nhất < 40 nm với diện tích bề mặt riêng lớn 20,79 m2/g và có điểm đẳng điện pHz = 6,72 ± 0,1.
- Đã khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng quang xúc tác của vật liệu BiTaO4 trong việc phân hủy metylen xanh, metyl da cam, phenol:
Vật liệu BiTaO4 tổng hợp ở điều kiện tối ưu cho hiệu suất xử lý quang xúc tác phân hủy metylen xanh, metyl da cam, phenol tốt nhất (xanh metylen 98,85%; metyl da cam: 98,8% và phenol: 86,7%) trong thời gian 60 phút.
Lượng vật liệu xúc tác BiTaO4 đạt hiệu suất tốt nhất là 0,25 g/l (Hiệu suất phân hủy 98,85% đối với metylen xanh ; 98,8% đối với metyl da cam và 85,3% đối với phenol).
Vật liệu BiTaO4 sau 4 lần sử dụng vẫn đạt hiệu suất xử lý cao (Hiệu suất phân hủy đối với metylen xanh 97,6%; metyl da cam 97,2% và phenol 75%).
Cơ chế quang phân hủy MO và quá trình động học của vật liệu BiTaO4 được tổng hợp ở điều kiện tối ưu đã được nghiên cứu hệ thống và tỷ mỷ bằng các phương pháp GC/MS/MS kết hợp với phương pháp bẫy điện tử ion. Kết quả chỉ ra rằng phản ứng oxi hóa MO bằng vật liệu nano BiTaO4 tuân theo phương trình động học giả bậc 1. Các hợp chất trung gian trong quá trình phản ứng được phát hiện đầy đủ và tương đồng với kết quả của các nghiên cứu khác trên thế giới.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Tổng hợp thành công vật liệu mới hiệu quả cao trong loại bỏ các chất hữu cơ độc hại góp phần quan trọng trong việc phát triển công nghệ mới xử lý nước thải.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tiếp tục nghiên cứu Vật liệu để xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt có chứa các chất hữu cơ độc hại
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1. Vu Dinh Phuong, Nguyen Quang Bac, Doan Trung Dung, Pham Ngoc Chuc, Nguyen Thi Ha Chi, Duong Thi Lim, Tran Hong Con, Dao Ngoc Nhiem. “Synthesis of BiTaO4 by gel combustion method using polyvinyl alcohol and preliminary study on methylene blue degradations”, Vietnam Journal of Chemistry, 55(3e12) Tr.332 - 335, 2017.
2. Vu Dinh Phuong, Nguyen Quang Bac, Doan Trung Dung, Pham Ngoc Chuc, Nguyen Thi Ha Chi, Duong Thi Lim, Tran Hong Con, Dao Ngoc Nhiem. “Effect of calcination temperatures on photocatalytic degradation of methylene orange and the regeneration of nanomaterial BiTaO4”, Vietnam Journal of Chemistry, 55(3e12) Tr.367 - 370, 2017.
3. Nguyen Quang Bac, Vu Dinh Phuong, Nguyen Thi Ha Chi, Doan Trung Dung, Pham Ngoc Chuc, Duong Thi Lim, Dao Ngoc Nhiem, and Tran Hong Con. “More understanding on photodegradation of methyl orange using BiTaO4 nanoparticle under visible light”. The 6th Aisan Symposium on Advanced Materials, September 27-30th, Hanoi, Vietnam, Tr.527 - 533, 2017.
4. Vu Dinh Phuong, Nguyen Quang Bac, Doan Trung Dung, Pham Ngoc Chuc, Nguyen Thi Ha Chi, Duong Thi Lim, Tran Hong Con and Dao Ngoc Nhiem. “Synthesis and investigations of visible-light-driven photocatalytic degradation of phenol by nanoparticles Ta2O5”. The Asian Workshop on Polymer Processing (AWPP2017), Hanoi, Vietnam, Tr.208 - 211, 2017.
|