Tin tức
Trang chủ   >  Tin tức  >   Chân dung
Tâm sự của một tấm gương học tập suốt đời
Dù đã gần 80 tuổi đời, nhưng hành trình tri thức của học viên Nguyễn Mạnh Trí chưa bao giờ dừng lại, bởi với ông, muốn phát triển bản thân, muốn đất nước giàu mạnh thì mỗi cá nhân cần phải học tập suốt đời. Ông là học viên đặc biệt của chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật hợp tác kinh tế và kinh doanh quốc tế, Trường ĐH Luật, ĐHQGHN. (16/12/2022)
Thầy Đỗ Đức Hiểu và chàng 'dị nhân' khoa Ngữ văn tiên phong mặc quần loe
Chàng sinh viên Văn khoa thuở ấy đã bị thầy kỷ luật vì “dám” diện chiếc quần loe thời thượng lên giảng đường. Nhưng cách anh ứng xử với thầy khiến bạn bè phải trân trọng và vị nể. (07/12/2022)
Cụ Phan Thị Khóa và Quỹ học bổng K-T đồng hành cùng sự nghiệp giáo dục nước nhà
Sinh năm 1920, tại tỉnh Tuyên Quang, trong một gia đình nhà giáo nghèo, cụ Phan Thị Khoá lớn lên giữa hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, cực khổ - 8 tuổi đã phải xa nhà đi ở đợ. Khởi nghiệp kinh doanh khi mới 9 tuổi từ gánh hàng rong hoa quả, khoai sắn, đến năm 1931, bà Khóa chuyển sang bán rau rong, rồi khi đã tích cóp đủ vốn liếng, bà mở một quầy bán rau tại chợ và còn bán thêm một số mặt hàng tạp phẩm. Bằng chữ tín dành cho cả chủ hàng và khách hàng, quy mô buôn bán của bà Khóa ngày một mở rộng, ... (18/10/2022)
[SCTV4] Nhà khoa học với hơn 30 năm đam mê nghiên cứu vật liệu mới
Là một nhà giáo, nhà khoa học đã đảm đương nhiều cương vị chủ chốt tại Đại học Quốc gia Hà Nội và có đóng góp lớn cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, với kiến thức của một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực cơ học vật rắn, vật liệu composit tại Việt Nam và thế giới, GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN đã công bố nhiều đầu sách trong lĩnh vực nghiên cứu của mình và là người đi tiên phong trong việc nghiên cứu vật liệu kết cấu tiên tiến tại Việt Nam. (13/04/2022)
[Emagazine] Nghiên cứu khoa học hướng đến phát triển cộng đồng
Với thành tích học tập và nghiên cứu xuất sắc, nữ sinh viên Bùi Khánh Huyền (Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN) đã đạt Giải thưởng Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ năm 2021. Bản tin UET đã có buổi trò chuyện với nữ sinh viên Bùi Khánh Huyền về giải thưởng danh giá này. (24/03/2022)
Tình nguyện chống dịch vì tình yêu và tấm lòng với các bệnh nhân nhi
Hầu hết các bệnh nhân Nhi mắc covid -19 đều không có người thân ở bên cạnh vì vậy việc chăm sóc cho các em lại càng khó khăn, vất vả hơn rất nhiều cho đội ngũ y bác sĩ và điều dưỡng. Điều này đã thôi thúc Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Đếm - giảng viên Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN xung phong lên tuyến đầu chống dịch. (27/02/2022)
“Người đặc biệt” của ngành vật lý
Một nhà vật lý lý thuyết kỳ cựu, được giới khoa học trong nước kính trọng, giới chuyên môn quốc tế đánh giá cao là GS.VS Đào Vọng Đức. Ông gây chú ý với quan điểm: Thế kỷ 21 này sẽ còn đánh dấu một bước tiến lớn về trí tuệ, đó là nhận thức khoa học và tâm linh không hề đối nghịch nhau mà là hai mặt bổ sung cho nhau… (15/02/2022)
GS.VS.NGND Nguyễn Văn Hiệu: Cánh chim đầu đàn ngừng bay
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu là nhà vật lý lý thuyết, vật lý toán học nổi tiếng, được coi tượng đài khoa học thuộc thế hệ các nhà khoa học đầu đàn của nền khoa học Việt Nam. Ông là nhà khoa học có uy tín lớn và nổi tiếng trong giới khoa học trong nước cũng như nước ngoài. Ông đã được trao tặng nhiều giải thưởng về khoa học có uy tín nhất ở trong nước cũng như trên thế giới (Giải thưởng Lenin về Khoa học và Kỹ thuật năm 1986, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về khoa học và kỹ thuật năm 1996,…), được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương độc lập hạng nhất (năm 2009), danh hiệu Nhà giáo nhân dân (năm 2010). (26/01/2022)
Người thầy giáo nhiều lần “cháy giáo án” bởi những câu chuyện chiến tranh
Nhớ lại những bài giảng với nhiều thế hệ sinh viên khoa Văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), PGS TS Phạm Thành Hưng nói: “Khi lên bục giảng, tôi nhiều lần bị "cháy giáo án" khi sa vào những câu chuyện chiến tranh. Sinh viên chăm chú nghe còn tôi lại băn khoăn với suy nghĩ như vậy có nên không?”. (27/07/2021)
Hán Nôm - ngành học quan trọng kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai
Trở thành Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm khi mới 35 tuổi, PGS.TS Nguyễn Tuấn Cường, viện trưởng trẻ nhất trong lịch sử của Viện Nghiên cứu Hán Nôm cũng như các viện thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là nhân vật có tầm ảnh hưởng trong giới học thuật cả trong nước và thế giới. Anh cho rằng, tư liệu Hán Nôm không chỉ là “di sản” (heritage), mà còn là “tài sản” (property). Chính vì vậy, tư liệu Hán Nôm cần được phát huy giá trị về mặt văn hóa, xã hội, học thuật và cả giá trị kinh tế trong thời đại ngày nay. (07/07/2021)
Nghiên cứu khoa học tạo nên giá trị cốt lõi của bản thân
Năm học 2020-2021, PGS.TS Nguyễn An Thịnh - Trưởng Khoa Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã trở thành tác giả chính của 8 bài báo được công bố trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI (3 bài Q1 và 5 bài Q2); chủ biên 5 cuốn sách chuyên khảo - trong đó có 2 cuốn được xuất bản bởi NXB Springer - một nhà xuất bản giàu truyền thống và có uy tín hàng đầu thế giới. (07/07/2021)
GS Nguyễn Đình Tứ - người suốt đời tôi mang ơn
GS Nguyễn Đình Tứ - người Thầy, nhà khoa học lỗi lạc của Việt Nam, nhà quản lý giỏi có tâm và có tầm. Thầy Tứ đã giúp tôi thay đổi cả cuộc đời. (01/07/2021)
Người truyền lửa cho học viên Chương trình Kĩ thuật Môi trường, Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN
TS. Nguyễn Thị An Hằng – Giám đốc Chương trình Kĩ thuật Môi trường (MEE), Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN đã được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ với thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học tự nhiên và được ứng dụng thực tiễn năm 2020. Đây là một ghi nhận cho quá trình bền bỉ, say mê làm nghiên cứu khoa học và giảng dạy của cô. (18/05/2021)
Làm thầy không nhất thiết phải đứng trên bục giảng
"Đến thời điểm này, tôi không hề nhận lương của ĐHQGHN, tôi chỉ “ăn” một lương thôi, Bộ Y tế đã trả lương cho tôi rồi. Tôi không cần lương. Tôi chỉ cần có một môi trường giáo dục tốt để truyền nghề. Như vậy là đủ”. (15/02/2021)
Làm thầy thì phải tận tâm, tận lực
Phía sau thành công của các thế hệ học trò là sự tận tâm, tận lực của mỗi thầy, cô giáo. Bằng nguồn cảm hứng, đam mê, tinh thần tự học của bản thân, các thầy, cô giáo thắp lên trong lòng các thế hệ học trò tinh thần chủ động, sáng tạo, hứng khởi trong học tập, trách nhiệm với cộng đồng. Đó là chia sẻ của giảng viên trẻ sinh năm 1988 TS. Trần Đình Minh, đang giảng dạy tại Khoa Công nghệ Giáo dục (CNGD), Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN vừa được Giải thưởng Nhà giáo trẻ tiêu biểu năm 2020 của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng. (09/02/2021)
GS. Nguyễn Quang Riệu - Nhà khoa học lang thang trên Dải Ngân Hà
GS.TS. Nguyễn Quang Riệu – nhà thiên văn học hàng đầu thế giới đã xa cõi tạm ngày 05/01/2021 tại Pháp ở tuổi 89. Ông là nhà khoa học có nhiều kỉ niệm và hợp tác với ĐHQGHN như đã tham gia tổ chức và giảng dạy các khóa học, hội thảo về môn Vật lý thiên văn, Khí hậu học và môi trường trong nhiều năm. Năm 2010, ĐHQGHN đã trao Bằng Tiến sĩ Danh dự cho Giáo sư Nguyễn Quang Riệu để ghi nhận những thành tựu xuất sắc trong hoạt động khoa học cũng như cho sự phát triển các mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các trường đại học và các tổ chức khoa học Pháp với ĐHQGHN. Cổng thông tin ĐHQGHN trân trọng giới thiệu bài phỏng vấn Giáo sư của Ths. Nguyễn Đức Phường công tác tại Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, một người cộng tác nhiều năm với GS. Nguyễn Quang Riệu như một nén tâm hương tưởng nhớ đến ông. (12/01/2021)
Nhà ngôn ngữ học Hoàng Thị Châu qua đời ở tuổi 87
GS.TS.NGND Hoàng Thị Châu sinh năm 1934, quê quán Thừa Thiên Huế, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1983-1993) do tuổi cao sức yếu đã từ trần vào hồi 2 giờ 32 phút, ngày 6 tháng 8 năm 2020 (tức ngày 17, tháng Sáu, năm Canh Tý), hưởng thọ 87 tuổi. Cổng Thông tin điện tử ĐHQGHN trân trọng giới thiệu bài viết của PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt. Bài viết đã đăng trong cuốn “100 chân dung – Một thế kỷ Đại học Quốc gia Hà Nội", xuất bản năm 2006. (07/08/2020)
Yên Lãng nhất cô Châu
“Yên Lãng nhất cô Châu” là lời khẳng định về vị trí số một độc đáo mà “bậc đàn anh” Nguyễn Tài Cẩn dành cho người nữ đồng nghiệp thân thiết của mình. Phảng phất đâu đó, chúng ta bắt gặp sự hóm hỉnh trong lối chơi chữ hai lớp nghĩa và cũng cả sự tinh tế của một đôi mắt hiểu lẽ đời. Hình ảnh đậm chất Đường thi gợi lên sự cô độc của một con thuyền chơi vơi giữa khói sóng mênh mang. Dường như suốt cuộc đời của vị nữ giáo sư ngôn ngữ học Việt Nam đầu tiên này, ít có lúc Bà được trải lòng trọn vẹn. Bà lặng lẽ sống, lặng lẽ suy tư và lặng lẽ cống hiến. Nhưng chẳng phải Goethe đã từng chiêm nghiệm: “Tính cách dựng nên trong bão táp còn Trí tuệ hình thành trong yên tĩnh” đó sao. Có lẽ chính vì có những khoảng lặng ấy mà GS. Hoàng Thị Châu đã gửi tặng học giới và cuộc đời những công trình có giá trị học thuật trên năm mảng nghiên cứu mà suốt hơn 50 năm qua Bà trăn trở tìm tòi và suy ngẫm. (07/08/2020)
Cựu sinh viên Nguyễn Hữu Tuất: FastGo và cuộc đua chiếm lĩnh 40% thị phần gọi xe thông minh
Ra mắt tháng 6/2018, FastGo đang từng bước nỗ lực không chỉ giành lại thị phần trên sân nhà mà còn có tham vọng chiếm lĩnh 40% thị phần gọi xe thông minh. Bên cạnh thị trường Việt Nam, FastGo đang mở rộng hoạt động kinh doanh sang các nước Đông Nam Á và chinh phục các thị trường khó tính như Mỹ, Brazil…  (30/09/2019)
Hạnh phúc là được đứng trên bục giảng
Phan Thị Ngọc Lệ là một gương mặt giảng viên trẻ nổi bật tại Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN. Xuất sắc bảo vệ luận án tiến sĩ trước thời hạn ở tuổi 29, cô đã được nhà trường khen thưởng. Cuối năm 2018, cô lại vinh dự được trao tặng danh hiệu Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp ĐHQGHN. (01/05/2019)
Trang :  1  |  2  |  3  |  4  |  5  |  6  |