Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Đặng Thị Lành
Tên đề tài: Phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học (Trường hợp Bến không chồng của Dương Hướng)

1. Họ và tên: Đặng Thị Lành                                           2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 08/06/1985                                                4. Nơi sinh:  Thái Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/2015/QĐ – XHNV ngày 31 tháng 12 năm 2015

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn từ 12/2018 đến 12/2020

7. Tên đề tài luận án: Phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học (Trường hợp Bến không chồng của Dương Hướng)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                                    9.Mã số: 62220240

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Chính

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

1. Chọn nghiên cứu tác phẩm “Bến không chồng” theo hướng phân tích diễn ngôn, luận án đã góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng của diễn ngôn văn học cũng như cung cấp thêm những bằng chứng nhằm khẳng định tính hữu dụng của lí thuyết phân tích diễn ngôn, cho thấy xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở bình diện cấu trúc mà cần mở rộng trên bình diện nghĩa và chức năng của đơn vị ngôn ngữ (ngữ dụng học) trong các tình huống giao tiếp cụ thể.

2. Luận án đã ứng dụng lí thuyết phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu diễn ngôn “Bến không chồng” trên các bình diện liên kết, mạch lạc và ngữ vực.

Từ bình diện liên kết, luận án đã chỉ ra các phương thức liên kết bên cạnh việc nối kết ý và nghĩa của các câu, các đoạn, các phần trong diễn ngôn, góp phần làm rõ tính mạch lạc của diễn ngôn, chúng còn tạo sự chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn giúp câu văn trở nên nhẹ nhàng, tạo sự cân đối nhịp nhàng cho câu văn.

Từ bình diện mạch lạc, luận án chỉ ra “Bến không chồng” không đơn thuần là một văn bản với chuỗi các nội dung liên quan đến nhau mà giữa chúng có sự liên quan với nhau, ràng buộc với nhau theo các mạng quan hệ như quan hệ nguyên nhân – hệ quả, quan hệ thời gian và sự tương hợp giữa các hành động ngôn ngữ.

Từ bình diện ngữ vực, luận án đã chỉ ra các yếu tố gắn với ngữ cảnh tình huống như trường diễn ngôn, phương thức diễn ngôn và không khí diễn ngôn. Trong đó, ứng với mỗi trường diễn ngôn sẽ có phương thức diễn ngôn khác nhau thể hiện được các mối quan hệ, vai giao tiếp và thái độ giao tiếp giữa các nhân vật (không khí diễn ngôn).

3. Kết quả nghiên cứu luận án đã cung cấp thêm một hướng tiếp cận mới, tiếp cận dưới góc nhìn của phân tích diễn ngôn cho tác phẩm “Bến không chồng” nói riêng và các diễn ngôn văn học nói chung.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc phân tích một văn bản tự sự từ phương diện ngôn ngữ.

- Kết quả nghiên cứu luận án cũng có thể xem là tài liệu tham khảo hữu ích trong việc giảng dạy, nghiên cứu các tác phẩm văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

1.Mặc dù lý thuyết phân tích diễn ngôn mở ra nhiều chiều hướng phân tích nhưng luận án mới chỉ dừng lại ở bình diện mạch lạc, liên kết và ngữ vực để nghiên cứu diễn ngôn “Bến không chồng”. Một số bình diện khác của phân tích diễn ngôn như lập luận, hội thoại, tính quan yếu… trong tác phẩm cần tiếp tục được nghiên cứu.

2. Khi tiếp cận tác phẩm ở góc độ mạch lạc, luận án đã chỉ ra ba bình diện của mạch lạc (mạch lạc qua quan hệ nguyên nhân hệ quả, mạch lạc qua quan hệ thời gian và mạch lạc trong sự tương hợp các hành động ngôn ngữ) nhưng còn nhiều biểu hiện khác của mạch lạc chưa được nghiên cứu, như: mạch lạc trong quan hệ giữa đề tài – chủ đề, mạch lạc theo kiểu suy luận quy kết, mạch lạc trong quan hệ lập luận…điều này mở ra hướng nghiên cứu ở những công trình nghiên cứu tiếp theo.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Đặng Thị Lành (2016), “Ngôn ngữ nhân vật trong “Bến không chồng” của Dương Hướng”, Ngữ văn và Văn hóa học - Một chặng đường, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr.511 – 516.

2. Đặng Thị Lành (2018), “Mạch lạc trong quan hệ giữa đề tài – chủ đề của tiểu thuyết “Bến không chồng”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9 (559), tr.132-137.

3. Đặng Thị Lành (2019), “Về mạch lạc của tiểu thuyết “Bến không chồng”, Kỷ yếu Hội thảo Ngữ học trẻ toàn quốc (Tập 2), Nxb Dân trí, tr.1290 – 1298.

4. Dang Thi Lanh (2020), “Vietnamese traditions and Customs in Duong Huong’s novels”, Proceedings of the International Conference on Language, Literature and Culture education (LLCE 2020), Vietnam Education Publishing house, pp. 315 – p.324, ISBN: 978-604-0-24664-6.

5. Dang Thi Lanh (2021), “The symbolic meaning of some images in Duong Huong’s novel “The Wharf Without Husband”, Proceedings of the 2nd International Conference on Science, Technology and Society Studies (STS 2021), Science and Technics Publishing house, pp.856 – 865.

6. Dang Thi Lanh (2022), “Conjunctional means in “Husbandless Wharf” of author Duong Huong”, Proceedings the 4th International Conference on Language Teaching and Learning (LTAL - 2022), Published by AIJR Publisher, 73 Darussalam, Dhaurahra, Balrampur, U.P (Indian), pp.106 – 113.

7. Dang Thi Lanh, Kieu Thanh Uyen (2022), “Coherence expressed through time Relationship (by frequency relationship type) in Duong Huong’ s “the Husbandless Wharf”, Proceedings of the 4th International Conference on Language Teaching and Learning (LTAL -2022), Published by AIJR Publisher, 73 Darussalam, Dhaurahra, Balrampur, U.P (Indian), pp.14 – 122.

8. Dang Thi Lanh (2022), “Approaching Duong Huong’s the “Wharf Without Husband” from cohesion perspective (Through the Ellipsis)”, Proceedings of the first international Conference on the issues of Social sciences and Humanities, Hanoi National university Publishing House, pp.958- 971.

 VNU Media - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   |