1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hồ Công Hòa
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 30/10/1976
4. Nơi sinh: xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh của Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội số 3678/QĐ-SĐH ngày 28/10/2009.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không thay đổi.
7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu đổi mới cơ chế hợp tác nhà nước và tư nhân trong các dịch vụ môi trường đô thị ở Việt Nam”.
8. Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững.
9. Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Xuân Bá và TS. Võ Thanh Sơn.
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về hình thức hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP), trong đó đã mô tả và phân tích các điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức của mô hình PPP trong cung cứng các dịch vụ môi trường đô thị.
- Thông qua việc phân tích thực tế triển khai PPP trên thế giới, tác giả đã rút ra được 10 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Dự báo được thị trường dịch vụ thu gom và xử lý nước, chất thải rắn sinh hoạt đô thị của Việt Nam.
- Đánh giá được thực trạng môi trường đầu tư theo hình thức PPP ở Việt Nam, thông qua việc xây dựng bộ chỉ số đánh giá môi trường đầu tư theo hình thức PPP (PPP Infarscope) cho Việt Nam, cũng như nhận dạng, phân tích các “nút thắt”, bất cập về cơ chế liên quan làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp đổi mới cơ chế nhằm thúc đẩy cung ứng dịch vụ môi trường đô thị ở Việt Nam theo hình thức PPP.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Luận án sẽ tiếp tục là tài liệu tham thảo cho các nhà hoạch định chính sách trong quá trình xây dựng, sửa đổi các văn bản pháp luật như:
+ Các văn bản hướng dẫn Nghị định 15/2015/NĐ-CP, ngày 14/2/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức PPP.
+ Các văn bản quy phạm pháp luật nhằm huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo Quyết định số 1196/QĐ-TTg, ngày 23/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
- Là tài liệu tham khảo cho công tác quản lý, cũng như cho các nhà đầu tư tư nhân tham khảo, định hướng đầu tư trong tương lai.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Cần tiếp tục nghiên cứu PPP trong các dịch vụ môi trường mà Luận án chưa đề cập, như cơ sở hạ tầng xanh, dịch vụ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, xử lý khí thải, tiếng ồn, dịch vụ chuyển giao công nghệ môi trường và các dịch vụ khác.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1) Hồ Công Hòa, Nguyễn Việt Phong (2013), “Vai trò của các thành phần kinh tế trong tiến trình xã hội hóa dịch vụ môi trường ở Việt Nam”, Tạp chí Môi trường (12/2013), tr. 26-28.
2) Hồ Công Hòa (2013), “Đổi mới cơ chế đối tác công tư trong cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam: trường hợp dịch vụ vệ sinh môi trường”, Tạp chí Quản lý kinh tế (55), 8/2013, tr. 19-31.
3) Hồ Công Hòa (2012), “Thị trường ngành thu gom và xử lý nước, rác thải ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế (50), tr. 38-49.
4) Hồ Công Hòa (2010), “Mô hình hợp tác công tư - giải pháp tăng nguồn vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý của tư nhân cho các dự án về môi trường ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia lần thứ II về Môi trường và Phát triển bền vững, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 305-316.
>>>>> Xem thêm bản thông tin bằng tiếng Anh.
|