1. Họ và tên nghiên cứu sinh: TRỊNH THỊ DIỆU HẰNG
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 05/11/1982
4. Nơi sinh: Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 876/QĐ-ĐT, ngày 29 tháng 12 năm 2011
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo
- Quyết định số: 876/QĐ-ĐT, ngày 29 tháng 12 năm 2011, được giao đề tài luận án:
“ Quản lý chất lượng đào tạo các chương trình đại học liên kết với nước ngoài của ĐHQG Hà Nội ”
- Quyết định số 703/QĐ – ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014, được chỉnh sửa tên đề tài luận án thành: “ Quản lý chất lượng đào tạo các chương trình đại học liên kết với nước ngoài của ĐHQG Hà Nội theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM )”
- Quyết định số 365/QĐ-ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2015, được chỉnh sửa tên đề tài luận án thành: “ Quản lý chất lượng đào tạo đại học liên kết quốc tế tại Đại học Quốc Gia Hà Nội theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể”
7. Tên đề tài luận án: Quản lý chất lượng đào tạo đại học liên kết quốc tế tại Đại học Quốc Gia Hà Nội theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể.
8. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
9. Mã số: 62140114
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN KHÁNH ĐỨC
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Góp phần hệ thống hóa và phát triển lý luận về QLCLĐT đại học nói chung và QLCLĐT đại học liên kết quốc tế theo tiếp cận TQM nói riêng.
- Cụ thể hóa nội dung và xây dựng hệ thống QLCLĐT đại học liên kết quốc tế theo tiếp cận TQM nhằm đào tạo một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng QLCLĐT đại học liên kết quốc tế tại ĐHQGHN, phát hiện được những vấn đề, những hạn chế còn tồn tại trong hệ thống quản lý này, từ đó đề xuất một số giải pháp từng bước triển khai áp dụng hệ thống này theo tiếp cận TQM nhằm nâng cao hiệu quả QLCLĐT đại học liên kết quốc tế tại ĐHQG.
- Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể vận dụng một số đặc trưng cơ bản của TQM vào QLCLĐT đại học liên kết quốc tế, đồng thời khuyến nghị với các cơ quan quản lý về đào tạo một số cơ chế và chính sách phù hợp để các trường đại học khác có thể từng bước đưa triết lý TQM vào hệ thống QLCLĐT đại học liên kết quốc tế của trường mình.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tìm hiểu mối tương quan giữa QLCLĐT đại học liên kết quốc tế tại ĐHQGHN và các nhân tố kinh tế, văn hóa, xã hội khác như các giá trị văn hóa truyền thống, kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế…
- Nghiên cứu sâu hơn và khái quát hơn yếu tố văn hóa chất lượng là yếu tố then chốt, đặc biệt quan trọng quyết định sự thành công trong QLCLĐT đại học liên kết quốc tế tại ĐHQGHN để từ đó có thể đề xuất những biện pháp hữu hiệu nâng cao QLCL chương trình đào tạo này.
- Áp dụng xem xét việc QLCLĐT các chương trình đại học khác tại ĐHQGHN cũng như tại các trường đại học khác theo hướng tiếp cận TQM. - Tổ chức thực nghiệm tác động một số biện pháp quản lý được đề xuất nhằm khẳng định tính hiệu quả, hợp lý, thực tiễn và khả thi của những biện pháp đề xuất..
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Trịnh Thị Diệu Hằng (2013), “Nâng cao chất lượng đào tạo từ kinh nghiệm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của học viên trong chương trình đào tạo liên kết nước ngoài đến khả năng áp dụng vào chương trình đào tạo trong nước”, Tạp chí Giáo dục(2), tr.7-9
2. Trịnh Thị Diệu Hằng (2013), “Nâng cao chất lượng giảng viên trong liên kết đào tạo đại học với nước ngoài” Tạp chí Giáo dục(2),tr.7-9
3. Trịnh Thị Diệu Hằng (2015),“Quản lý chất lượng các chương trình liên kết đào tạo trong mối quan hệ tổng thể”.Tạp chí Giáo dục & Xã hội (47), tr.33-35
>>>>> Thông tin bản tiếng Anh.
|