1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Chí Luận
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 08/03/1980
4. Nơi sinh: Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 827/QĐ - ĐT ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội công nhận là nghiên cứu sinh đào tạo tại Trường Đại học Công nghệ.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 47/QĐ-ĐT ngày 25 tháng 01 năm 2013 về việc bổ sung cán bộ hướng dẫn nghiên cứu sinh của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ. Tập thể cán bộ hướng dẫn mới cho nghiên cứu sinh Lê Chí Luận như sau:
Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Phạm Ngọc Hùng, Trường ĐH Công nghệ
Cán bộ hướng dẫn phụ: PGS.TS Hồ Sĩ Đàm, Trường ĐH Công nghệ
7. Tên đề tài luận án: Đặc tả và kiểm chứng từng phần cho phần mềm dựa trên biểu đồ tuần tự
8. Chuyên ngành: Kỹ thuật Phần mềm
9. Mã số: 62.48.01.03
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Phạm Ngọc Hùng
2. PGS. TS. Hồ Sĩ Đàm
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đã đạt được các kết quả chính sau:
Đề xuất một phương pháp hoàn chỉnh nhằm tự động sinh mô hình và kiểm chứng từng phần cho các thiết kế phần mềm được đặc tả bằng biểu đồ tuần tự UML 2.0. Ý tưởng chính của phương pháp này là tự động sinh mô hình đặc tả chính xác hành vi của các biểu đồ tuần tự biểu diễn dưới dạng các máy hữu hạn trạng thái được gán nhãn (LTSs). Các mô hình này cùng với thuộc tính được kiểm chứng (chỉ cho các thuộc tính an toàn) sẽ được cung cấp cho phương pháp kiểm chứng giả định – đảm bảo nhằm kiểm chứng tính đúng đắn của hệ thống mà không cần ghép nối các mô hình của các thành phần lại với nhau. Bằng cách áp dụng phương pháp kiểm chứng này, bài toán bùng nổ không gian trạng thái hứa hẹn được giải quyết. Một công cụ hỗ trợ cũng đã được cài đặt và thực nghiệm với một số ví dụ điển hình nhằm minh chứng cho tính đúng đắn và tính hiệu quả của phương pháp đề xuất.
Đề xuất một phương pháp sinh mô hình được biểu diễn dưới dạng các ôtômát vào/ra cho các đối tượng từ biểu đồ tuần tự UML 2.0. Với phương pháp đặc tả này, chúng ta không làm mất tính hướng đối tượng của thiết kế phần mềm trong các biểu đồ tuần tự. Nghiên cứu này cũng đề xuất một phương pháp chuyển đổi từ đặc tả dưới dạng ôtômát vào/ra sang đặc tả PROMELA để có thể sử dụng bộ công cụ SPIN nhằm kiểm chứng tính đúng đắn của hệ thống. Với giải pháp này, chúng ta có thể kiểm chứng nhiều loại thuộc tính hơn so với việc chỉ hỗ trợ thuộc tính an toàn như đóng góp đầu tiên của luận án. Một công cụ hỗ trợ phương pháp đề xuất cũng đã được cài đặt và thực nghiệm với một số hệ thống đơn giản và thu được kết quả khả quan bước đầu.
Đề xuất hai cải tiến nhằm nâng cao tính hiệu quả của phương pháp kiểm chứng giả định – đảm bảo sử dụng thuật toán học L* - được biết đến như là một phương pháp tiềm năng nhằm giải quyết bài toán bùng nổ không gian trạng thái trong kiểm chứng mô hình. Cải tiến thứ nhất tập trung vào việc giảm thiểu các truy vấn lặp lại và giải pháp lựa chọn hậu tố (suffix) khi xử lý các phản ví dụ trong quá trình học và sinh các ứng cử viên giả định của thuật toán L*. Với cải tiến này, tính hiệu quả của phương pháp kiểm chứng giả định – đảm bảo được cải thiện đáng kể. Một công cụ hỗ trợ cũng đã được cài đặt và áp dụng cho một số ví dụ điển hình nhằm minh chứng cho tính hiệu quả của những cải tiến này. Cải tiến thứ hai là đề xuất một giải pháp mới nhằm sinh ra các giả định có ngôn ngữ nhỏ nhất (giả định nhỏ nhất) so với các giả định được sinh ra bởi phương pháp hiện tại. Các giả định này sẽ hiệu quả hơn trọng việc kiểm chứng lại tính đúng đắn của hệ thống trong tương lai khi một số thành phần bị thay đổi.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Các kết quả của luận án có thể công cụ hóa nhằm kiểm chứng tính đúng đắn của các thiết kế phần mềm.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Trong nghiên cứu thứ nhất, tác giả đang nghiên cứu để áp dụng phương pháp này với một số hệ thống thực tế và lớn hơn để chứng minh tính hiệu quả của nó. Kiểm chứng được các thuộc tính không chỉ là thuộc tính an toàn (liveness, fairness). Đồng thời, tác giả đang mở rộng phương pháp sử dụng các dạng biểu đồ UML khác của giai đoạn thiết kế (ví dụ như: sơ đồ lớp, sơ đồ các trạng thái v.v.) để các hệ thống nhất định có thể xác nhận trong tất cả các khía cạnh của thiết kế tự động. Tác giả sẽ tiến hành chứng minh về mặt lý thuyết tính đúng đắn của phương pháp sinh mô hình và kiểm chứng tính đúng đắn thiết kế cho các phần mềm dựa trên thành phần.
Trong nghiên cứu thứ hai, đề xuất phương pháp kiểm chứng từng phần cho đặc tả ôtômát vào/ra. Đề xuất phương pháp kiểm chứng từng phần cho đặc tả ôtômát vào/ra và mở rộng các ôtômát có yếu tố thời gian. Phương pháp này còn có thể kết hợp với các giải pháp kiểm chứng từng phần nhằm giải quyết bài toán bùng nổ không gian trạng thái trong kiểm chứng mô hình. Về mặt thực nghiệm, nghiên cứu sẽ thử nghiệm công cụ đã được xây dựng với các thiết kế trong thực tế. Một giao diện đồ họa cũng sẽ được xây dựng nhằm giúp công cụ trở nên trực quan, dễ sử dụng, có thể áp dụng vào quy trình phát triển phầm mềm tại các công ty.
Trong nghiên cứu thứ ba, chúng tôi đang tiến hành các thực nghiệm để minh chứng cho tính hiệu quả của các giả định nhỏ nhất được sinh ra bởi đề xuất này. Tác giả đang trong quá trình hoàn thiện để tìm ra giả định có ngôn ngữ nhỏ nhất. Bên cạnh đó, nghiên cứu đang trong quá trình áp dụng các phương pháp đề xuất cho phần mềm trong thực tế để chứng minh hiệu quả của phương pháp. Thêm nữa, tác giả đang nghiên cứu làm thế nào để khái quát phương pháp cho các hệ thống lớn hơn, như hệ thống chứa nhiều hơn hai thành phần. Hơn nữa, công việc hiện tại là chỉ áp dụng cho các thuộc tính an toàn, tác giả sẽ mở rộng phương pháp đề xuất của để kiểm tra các thuộc tính khác như thuộc tính liveness, thuộc tính fairness. Từ đó áp dụng các phương pháp đề xuất cho các hệ thống nói chung như các hệ thống phần cứng, hệ thống thời gian thực. Nghiên cứu thứ ba khi kết hợp với nghiên cứu thứ nhất hướng đến một giải pháp đầy đủ cho việc kiểm chứng tính đúng đắn của các thiết kế có khả năng ứng dụng trong thực tế. Kết hợp các kết quả nghiên cứu của luận án với các phương pháp kiểm chứng phần mềm trong ngữ cảnh tiến hóa để có các giải pháp hiệu quả hơn cũng sẽ được quan tâm nghiên cứu.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Hoang-Viet Tran, Chi-Luan Le, Quang-Trung Nguyen and Pham Ngoc Hung (2014), “An Efficient Method for Automated Generating Models of Component-based Software”, In Proc. of the 6th International Conf. on Knowledge and Systems Engineering, Springer LNCS, pp. 499-511.
2. Lê Chí Luận, Phạm Ngọc Hùng (2016), “Phương pháp sinh mô hình tự động cho các biểu đồ tuần tự UML 2.0”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Quốc gia lần thứ 9: Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng công nghệ thông tin (FAIR 2016), pp. 619-625.
3. Hoang-Viet Tran, Chi-Luan Le and Ngoc Hung Pham (2016), “A Strongest Assumption Generation Method for Component-Based Software Verification”, In Addendum Proc. of the 2016 IEEE-RIVF International Conference on Computing and Communication Technologies, pp. 1-6.
4. Chi-Luan Le, Hoang-Viet Tran, Pham Ngoc Hung (2016), ”A Framework for Modeling and Modular Verifying of Component-based System Designs”, VNU Journal of Science: Computer Science and Communication Engineering, vol. 32 , no. 2, pp. 31-42.
5. Chi-Luan Le, Hoang-Viet Tran, and Pham Ngoc Hung (2017). "On Implementation of the Assumption Generation Method for Component-Based Software Verification." Advanced Topics in Intelligent Information and Database Systems. Springer International Publishing, pp. 549-558.
|