1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đặng Thị Hoài
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 20/05/1980
4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 305/QĐ-ĐHKT ngày 25/02/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo theo Quyết định số: 4239/QĐ-ĐHKT ngày 30/12/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
7. Tên đề tài luận án: Đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho nông nghiệp tỉnh Thái Bình
8. Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
9. Mã số: 62 31 01 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
· Về mặt lý luận
Luận án bổ sung và làm mới một số khía cạnh lý luận về đầu tư từ NSNNcho nông nghiệp cụ thể là: xây dựng khung ly thuyết để phân tích nội dung đầu tư, các tiêu yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá kết quả của đầu tư từ NSNN cho nông nghiệp
Luận án phân tích kinh nghiệm đầu tư NSNN cho nông nghiệp của một số quốc gia và địa phương trong nước và rút ra bài học kinh nghiệm, trong đó bài học kinh nghiệm quan trọng nhất là: xác định đúng lĩnh vực cần đầu tư và phân bổ vốn đầu tư từ NSNN cho nông nghiệp để tăng năng suất và kích thích đầu tư từ những nguồn vốn khác.
· Về mặt thực tiễn
- Luận án đã phân tích thực trạng đầu tư NSNN cho nông nghiệp của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2006 – 2015, đã khẳng định một số kết quả mà tỉnh Thái Bình đã đạt được từ đầu tư NSNN cho nông nghiệp, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của nó.
- Luận án đưa ra các kiến nghị, giải pháp thực hiện đầu tư từ NSNN cho nông nghiệp ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư từ NSNN và thực hiện mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh Thái Bình
12. Khả năng ứng dụng sang thực tiễn:
- Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho đầu tư từ NSNN cho nông nghiệp của các địa phương
- Kết quả nghiê cứu của luận án có thể sử dụng cho tỉnh Thái Bình trong việc xác định cơ cấu đầu tư NSNN cho phát triển ngành nông nghiệp theo nội dung đầu tư. Theo kiến nghị của luận án, đối với mỗi nội dung đầu tư nên tập trung vào những khâu nào, đồng thời luận án cũng chỉ rõ cách thức đầu tư NSNN và quản lý khoản đầu tư này theo từng nội dung. Từ những kiến nghị, giải pháp luận án đưa ra có thể giúp nâng cao hiệu quả đầu tư NSNN cho nông nghiệp của Thái Bình trong thời gian tới.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Trong thời gian tới, tác giả dự định nghiên cứu theo một số hướng như sau:
Nghiên cứu đầu sâu tác động của từng nội dung đến sự phát triển của nông nghiệp; Nghiên cứu sự tác động của các nguồn vốn khác nhau đối với ngành nông nghiệp; Một số hướng nghiên cứu khác liên quan đến sự phát triển của ngành nông nghiệp trong điều kiện mới (Biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch…)
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1. Đặng Thị Hoài (2016), “Một số vấn đề lý luận về đầu tư từ NSNN cho ngành nông nghiệp”, Tạp chí Kinh tế Châu á Thái Bình Dương, số 484, tháng 12/2016
2. Đặng Thị Hoài (2017), “ Đầu tư cho phát triển nông nghiệp của một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 253, tháng 2/2017
3. Đặng Thị Hoài, Phạm Thị Hồng Điệp, (2017), “Đầu tư công cho ngành nông nghiệp: Cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia, Học viện Chính trị Khu vực I, năm 2017.
|