1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Quốc Quân
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 15/05/1990
4. Nơi sinh: Hà Tĩnh
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 637/QĐ-CTSV, ngày 16 tháng 09 năm 2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Công Nghệ - Đại học Quốc Gia Hà nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Phân tích ổn định tĩnh và đáp ứng động lực phi tuyến của vỏ thoải hai độ cong FGM trên nền đàn hồi
8. Chuyên ngành: Cơ kỹ thuật
9. Mã số: 62520101
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TSKH Nguyễn Đình Đức
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
i. Đề xuất công thức tính sự thay đổi các tham số hình học của gân gia cường theo nhiệt độ cũng như xây dựng được công thức tổng quát để tính các thành phần lực và mô men của kết cấu có gân gia cường.
ii. Dựa trên lý thuyết vỏ cổ điển và lý thuyết vỏ biến dạng trượt bậc ba của Reddy cùng với tính phi tuyến hình học của von Karman kết hợp với kỹ thuật san đều tác dụng gân của Lekhnitskii và công thức gân mới, đã thiết lập các phương trình cơ bản của bài toán ổn định tĩnh và động lực phi tuyến của vỏ thoải hai độ cong FGM có và không có gân gia cường tựa trên nền đàn hồi trong đó có kể đến tính không hoàn hảo về hình dáng ban đầu của vỏ và tính chất vật liệu phụ thuộc vào nhiệt độ.
iii. Xây dựng các phương trình cơ bản để giải quyết bài toán động lực phi tuyến và dao động của vỏ hai độ cong FGM không hoàn hảo không gân gia cường được tích hợp hai lớp áp điện chịu tổng hợp các lực cơ, nhiệt và điện sử dụng lý thuyết biến dạng trượt bậc ba.
iv. Bằng tiếp cận giải tích và sử dụng phương pháp Galerkin kết hợp phương pháp Runge-Kutta bậc bốn để phân tích các phương trình cơ bản để nghiên cứu ổn định tĩnh và động lực phi tuyến của vỏ hai độ cong FGM chịu các loại tải cơ, nhiệt và cơ - nhiệt kết hợp. Cụ thể, xây dựng được các biểu thức thể hiện mối quan hệ tải trọng – biên độ độ võng, biên độ độ võng – thời gian, tần số – biên độ của dao động tự do và dao động cưỡng bức tuyến tính và phi tuyến. Sử dụng tiêu chuẩn tĩnh về ổn định tĩnh để xác định giá trị lực tới hạn tĩnh và tiêu chuẩn Budiansky – Roth để xác định giá trị lực tới hạn động. Biểu thức hiển để tính tần số dao động tự do tuyến tính cũng được biểu diễn một cách cụ thể.
v. Sử dụng thuật toán lặp để nghiên cứu ổn định phi tuyến của vỏ hai độ cong FGM có gân gia cường chịu tải trọng nhiệt khi các tính chất của các vật liệu thành phần phụ thuộc vào nhiệt độ.
vi. Khảo sát và đánh giá các ảnh hưởng khác nhau của các tham số vật liệu và hình học, gân gia cường, nền đàn hồi, sự phụ thuộc vào nhiệt độ của các tính chất vật liệu, gia số nhiệt độ, sự không hoàn hảo hình dáng và các loại tải trọng lên sự ổn định tĩnh và động học phi tuyến của vỏ hai độ cong FGM. Từ đó rút ra một số kết luận có ý nghĩa khoa học giúp ích cho người thiết kế lựa chọn các thông số kết cấu phù hợp với yêu cầu thực tế.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có):
i. Nghiên cứu ổn định tĩnh và động lực phi tuyến của các kết cấu tấm, panel và vỏ thoải hai độ cong FGM được gia cường bởi các ống nano cácbon.
ii. Nghiên cứu ổn định tĩnh và động lực phi tuyến của các kết cấu tấm, panel và vỏ thoải hai độ cong FGM chịu sự tác dụng của các tải trọng đặc biệt (tải trọng điện, tải trọng nổ, áp lực thủy tĩnh, lực khí động học,…).
iii. Nghiên cứu ổn định tĩnh và động lực phi tuyến của các kết cấu tấm, panel và vỏ thoải hai độ cong FGM có độ dày thay đổi.
iv. Nghiên cứu tối ưu hóa kích thước và vật liệu các kết cấu FGM.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
i. Tran Quoc Quan, Nguyen Dinh Duc (2017). “Nonlinear thermal stability of eccentrically stiffened FGM double curved shallow shells”. Thermal Stresses, Vol. 40 (2), pp. 211-236.
ii. Nguyen Dinh Duc, Tran Quoc Quan, Vu Dinh Luat (2015), “Nonlinear dynamic analysis and vibration of shear deformable piezoelectric FGM double curved shallow shells under damping – thermo – electro – mechanical loads”. Composite Structures, Vol. 125, pp. 29-40.
iii. Nguyen Dinh Duc, Tran Quoc Quan (2015). “Nonlinear dynamic analysis of imperfect FGM double curved thin shallow shells with temperature-dependent properties on elastic foundation”. Journal of Vibration and Control, Vol. 21 (7), pp. 1340-1362.
iv. Nguyen Dinh Duc, Tran Quoc Quan (2014). “Transient responses of functionally graded double curved shallow shells with temperature-dependent material properties in thermal environment”. European Journal of Mechanics – A/Solids, Vol. 47, pp. 101-123.
v. Nguyen Dinh Duc, Tran Quoc Quan (2013). “Nonlinear postbuckling of imperfect eccentrically stiffened P-FGM double curved thin shallow shells on elastic foundations in thermal environments”. Composite Structures, Vol.106, pp. 590-600.
vi. Nguyen Dinh Duc, Tran Quoc Quan (2013). “Nonlinear postbuckling of imperfect double curved thin FGM shallow shells on elastic foundations subjected to mechanical loads”. Mechanics of Composite Materials, Vol. 49. N5, pp. 493-506.
vii. Nguyen Dinh Duc, Tran Quoc Quan (2012). “Nonlinear stability analysis of double curved shallow FGM panel on elastic foundation in thermal environments”. Mechanics of Composite Materials, Vol. 48, N4, pp. 435-448.
|