1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Thiệu Minh Quỳnh
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 27/04/1987
4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1068 QĐ –ĐT ngày 09/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Tên đề tài luận án: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh Trung học phổ thông tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hiện nay
7. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
8. Mã số: 62 14 01 14
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS.TS Đặng Bá Lãm
Hướng dẫn 2: TS. Trần Anh Tuấn
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Hệ thống hóa các nghiên cứu ở Việt Nam trên hai phương diện: các nghiên cứu “Về đạo đức, giá trị đạo đức và văn hóa đạo đức” và các nghiên cứu cụ thể hơn“Về đạo đức truyền thống, Giáo dục đạo đức truyền thống, quản lý Giáo dục đạo đức truyền thống trong nhà trường” Trung học phổ thông.
- Luận án đã xác định mục tiêu và nội dung quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức truyền thống không chỉ dựa trên các chức năng quản lý. Đặc biệt, trong Luận án đã xác định: Các hoạt động Giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh Trung học phổ thông không thể chỉ trong phạm vi từng trường Trung học phổ thông. Do vậy, để đạt được mục tiêu và hiệu quả giáo dục cao hơn, việc quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức truyền thống cần phải được đặt trong một hệ thống quản lý lớn hơn, với sự tham gia của các cơ quan chức năng cấp trên (Tỉnh ủy, Tỉnh đoàn Thanh ni ên c ộng s ản, Sở Giáo dục đào tạo và Sở V ăn h óa - Thể thao và Du lịch. Từ đó, đã phân tích và đưa ra một mô hình hệ thống hoạt động Giáo dục đạo đức truyền thống trên địa bàn cấp tỉnh.
- Cuộc khảo sát thực trạng nhiều mặt đã có được những số liệu và sự phân tích cần thiết, cũng như chỉ ra những ưu, nhược, những mặt mạnh, yếu, và cơ hội, thách thức cho việc xác định cơ sở thực tiễn cho các giải pháp quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh Trung học phổ thông tỉnh Thái Bình.
Trên thực tế, công tác quản lý hoạt động giáo dục Giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh Trung học phổ thông vẫn chủ yếu do từng trường Trung học phổ thông tự xoay sở, thiếu sự phối hợp đồng bộ với các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư, đặc biệt là các hoạt động văn hóa thể thao. Chính vì vậy, các giải pháp, biện pháp quản lý Giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh Trung học phổ thông trong bối cảnh mới cần được đặt trong tổng thể các tác động của một hệ thống tuyên truyền, giáo dục nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, của địa phương, trong đó cốt lõi là hình thành cho thế hệ trẻ các giá trị văn hóa thể thao và các giá trị đạo đức truyền thống và xây dựng một môi trừờng văn hóa đạo đức trong cộng đồng dân cư, nơi các trường Trung học phổ thông đóng và con em nhân dân hàng ngày gắn bó.
-Thực chất đây là một nghiên cứu vận dụng tổng hợp các cách tiếp cận: tiếp cận giá trị, tiếp cận văn hóa và tiếp cận hệ thống, được tập trung ở luận điểm: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học phổ thông, trong đó có Giáo dục đạo đức truyền thống, không thể chỉ thực hiện bó hẹp trong phạm vi từng trường học.
Luận đã đề xuất 04 giải pháp quản lý, mỗi giải pháp bao gồm một số biện pháp có tính đồng bộ và tính thực tiễn cao. Trong hệ thống đó, Giải pháp G4 “Hiệu trưởng Trung học phổ thông quản lý các hoạt động giáo dục hệ giá trị đạo đức truyền thống…” là trung tâm, trực tiếp gắn với mục tiêu quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức truyền thống tại các trường Trung học phổ thông. Là một khâu đặc biệt trong hệ thống giải pháp giáo dục đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ Thái Bình.
Kết quả khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất cho thấy: Đa số ý kiến của các chuyên gia là cán bộ Ban tuyên giáo, cán bộ Đoàn, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên Trung học phổ thông đã ghi nhận và đánh giá khá cao. Tính đồng bộ của các giải pháp cũng được đánh giá tốt. Bên cạnh đó, ý kiến đánh giá bước đầu của số học sinh và giáo viên tham gia các hoạt động góp phần Giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh Trung học phổ thông cũng cho thấy: Giải pháp quản lý G2 và một số hoạt động thuộc nội dung các biện pháp đưa vào thực tiễn đã có tác động tích cực và có hiệu quả thực tế.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Nghiên cứu có thể áp dụng luôn vào thực tiễn. Kết quả nghiên cứu sẽ là những dữ liệu quan trọng để Cán bộ Quản lý giáo dục, Nhà trường tham khảo và áp dụng
12. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Thiệu Minh Quỳnh (2014), “Tầm quan trọng của nhiệm vụ giáo dục đạo đức truyền thống trong nhà trường Trung học phổ thông hiện nay, Tạp chí giáo dục 338 kì tháng (7/2014)
2. Thiệu Minh Quỳnh (2014), Đa dạng hóa hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn Thái Bình. (Tạp chí giáo dục số đặc biệt tháng 6/2014)
3. Thiệu Minh Quỳnh (2014), Tăng cường mối quan hệ Nhà trường – gia đình trong công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh Trung học phổ thông ( Tạp chí giáo dục số đặc biệt tháng 4/2014)
4. Thiệu Minh Quỳnh (2014), Quản lý các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh Trung học phổ thông (Tạp chí thiết bị giáo dục số đặc biệt tháng (7/2014)
5. Thiệu Minh Quỳnh (2014), Nghiên cứu giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh Trung học phổ thông trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí dạy và học ngày nay ( /2017)
6. Thiệu Minh Quỳnh (2016), giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Phòng giáo dục và đào tạo cho giáo viên trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Tạp chí Dạy và Học ngày nay số đặc biệt tháng 6/2016)
7. Thiệu Minh Quỳnh (2017), Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh Trung học phổ thông tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí Dạy và Học ngày nay số đặc biệt tháng (12/2017),
8. Thiệu Minh Quỳnh (2018), Tổng quan nghiên cứu về giáo dục đạo đức truyền thống cho hoc sinh Trung học phổ thông theo tiếp cận giá trị Tạp chí Dạy và Học ngày nay tháng (01/2018)
9. Thiệu Minh Quỳnh (2012). Nâng cao vài trò lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
* Đề tài nghiên cứu khoa học
Hợp tác xã thanh niên thành thành phố Thái Bình xây dựng hệ thống tư vấn, cung cấp sách và đồ dùng học tập phục vụ công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đề tài cấp bộ (xuất sắc)
|