Cộng hoà Đông U-ru-guay có Thủ đô là Môn-tê-vi-đê-ô. Đất nước yên bình và tươi đẹp này nằm ở vùng Đông Nam - Nam Mỹ, phía Bắc và Đông Bắc giáp Bra-xin, Nam giáp sông Bạc (River Plate), Đông và Đông Nam giáp Đại Tây Dương và Tây giáp Ác-hen-ti-na. Địa hình bằng phẳng với nhiều vùng cao nguyên rộng lớn nằm ở độ cao từ 200 m đến 500 m so với mực nước biển.
Với diện tích 176.220 km2, khí hậu ôn đới, ổn định, nhiệt độ trung bình từ 12oC đến 25oC rất thích hợp cho chăn nuôi, du lịch. Chỉ với dân số 3. 431.932 (7/2006) con người U-ru-guay nổi tiếng hiền hòa, hiếu khách, yêu chuộng tự do, hòa bình, lẽ phải. Con người nơi đây vốn thuần chất, đoàn kết một lòng xây dựng và bảo vệ đất nước. Với 2/3 dân số theo Thiên chúa giáo (65%), con người U-ru-guay nổi tiếng sùng đạo, chân thành, cởi mở. Người dân U-ru-guay có truyền thống yêu nước sâu sắc, có tinh thần đấu tranh kiên cường chống ngoại xâm. Trước khi bị người Châu Âu xâm chiếm, U-ru-guay là nơi sinh sống của thổ dân Cha-ru-a.
Ngài Danilo Astori Phó Tổng thống Uruguay
Ngài Danilo Astori sinh ngày 23/4/1940 tại Montevideo, Uruguay.
Ngài là Phó Tổng thống Uruguay nhiệm kì từ tháng 3/2010 đến tháng 3/2015.
Năm 1984: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Mở rộng
Năm 1989: Ứng cử chức phó tổng thống và các chức vụ trong Mặt trận Mở rộng
Năm 1994: Chủ tịch và người sáng lập Đảng Asamblea Uruguay, Mặt trận Mở rộng
Năm 1990-2010: được bổ nhiệm Thượng Nghị sĩ
2005-2008: Bộ trưởng Kinh tế Tài chính Uruguay
2009: được bổ nhiệm làm Phó tổng thống Uruguay, nhiệm kỳ 2010-2015
Ngoài lĩnh vực chính trị, ông còn hoạt động trong các lĩnh vực khác như ngoại giao, giáo dục, báo chí. Ông được mời làm Giáo sư giảng dạy tại rất nhiều viện quốc gia và quốc tế về Phân tích kinh tế, Phát triển và hoạch định kinh tế tại các quốc gia như Argentina (Ác-hen-ti-na), Brazil (Bra-xin), Bolivia, Chile, Colombia, Honduras, Mexico, Peru, Cộng hòa Dominican, và Venezuela. Hiện tại, Ông là Giáo sư trên danh nghĩa của khoa Kinh tế học và quản trị, Montevideo, Uruguay.
Ông cũng là tác giả của rất nhiều cuốn sách cũng như các bài báo về Kinh tế.
|
Năm 1516, Hoan Đi-at đê Xô-lit phát hiện ra vùng lãnh thổ U-ru-guay hiện nay và đã biến mảnh đất này thành thuộc địa của Tây Ban Nha. Năm 1821, U-ru-guay bị sáp nhập vào Bra-xin. Sau các cuộc khởi nghĩa 1821, 1823 và 1825, ngày 25/8/1825 U-ru-guay tuyên bố độc lập và liên hiệp với Ác-hen-ti-na. Sau 3 năm chiến tranh với Bra-xin, bằng việc ký Hiệp ước Môn-tê-vi-đê-ô (1828), U-ru-guay trở thành một quốc gia độc lập. Hiến pháp đầu tiên được thông qua năm 1830.
Cuối những năm 60 của thế kỷ XX, phong trào vũ trang cánh tả Tu-pa-ma-rôt (Tupamaros) phát triển . Năm 1973, giới quân sự thiết lập chế độ độc tài. Tháng 11/1980, sau thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý, giới quân sự buộc phải để đất nước trở lại chế độ dân sự. Năm 1984, tổng tuyển cử được tổ chức, Quốc hội được lập lại, các đảng phái chính trị trở lại hoạt động hợp pháp.
Năm 1985-1990, Lãnh tụ của Đảng Mầu Hu-li-ô M. San-ghi-ne-ti thắng cử và nhậm chức Tổng thống, tiến hành cải cách kinh tế và củng cố chế độ dân sự ở U-ru-guay. Trong những năm 1990-1995, Chính phủ của Tổng thống Lu-it A. La-ca-giê (Đảng Dân tộc) đã tiến hành cải cách mạnh mẽ cơ cấu kinh tế và tự do hoá thương mại. Năm 1991, U-ru-guay đã cùng với Bra-xin, Ac-hen-ti-na và Pa-ra-guay lập Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).
- Tại vòng hai cuộc Tổng tuyển cử tháng 10/1999, ứng cử viên Hoóc-hê Bát-giê (Jorge Batlle) của Đảng Mầu liên minh với Đảng Dân tộc, đã giành thắng lợi và nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ 2000-2005.
Chính phủ Hoóc-hê Bát-giê đặt ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường trao đổi thương mại quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài và giải quyết các vấn đề liên quan đến những người bị thủ tiêu, mất tích dưới chế độ độc tài quân sự trước đây, đồng thời thông qua một số luật cho phép phi độc quyền hoá các công ty viễn thông và năng lượng quốc gia.
- Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2004, ứng cử viên Ta-ba-rê Vát-xkết thuộc Liên minh Mặt trận rộng rãi đã giành đa số phiếu, đắc cử Tổng thống, nhiệm kỳ 2005-2010, chấm dứt 170 năm nắm quyền kiểm soát chính trị của các Đảng Màu và Trắng. Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Ta-ba-rê Vát-xkết Rô-xát (nhậm chức 01/3/2005), đất nước U-ru-guay ngày càng phồn thịnh, phát triển, có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
Hàng thập kỉ nay U-ru-guay theo chế độ Cộng hoà. Tổng thống được bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm, là Nguyên thủ quốc gia, đứng đầu Chính phủ. Tổng thống có quyền chỉ định các thành viên Nội các.
Về hệ thống lập pháp U-ru-guay có Quốc hội bao gồm 2 viện: Thượng viện có 31 thượng nghị sĩ và Hạ viện có 99 hạ nghị sĩ, được bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm. Phó Tổng thống đồng thời là Chủ tịch Quốc hội.
Nhờ có sự đầu tư mạnh mẽ cho hệ thống giáo dục nên đã hàng thập kỉ nay,UNESCO đã công nhận Uruguay đạt tiêu chuẩn quốc gia “Giáo dục cho mọi người”. Theo báo cáo hàng năm của UNESCO, U-ru-guay cùng Argentina, Aruba và Cuba là 4 nước Mỹ latinh và Caribe đạt tiêu chuẩn quốc gia có nền “Giáo dục cho mọi người”. Các tiêu chí của danh hiệu này gồm: phổ cập giáo dục cấp tiểu học, xóa nạn mù chữ ở người lớn tuổi, bình đẳng giới và chất lượng giáo dục đảm bảo. Trong năm 2009, Chính phủ Uruguay đã lên kế hoạch đầu tư 4,5% GDP cho giáo dục. Thông qua dự án One Laptop Per, năm 2009, Uruguay đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cung cấp máy tính xách tay cho tất cả các học sinh tiểu học.
Việt Nam và U-ru-goay thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ từ 11/08/1993. Chính giới và nhân dân U-ru-guay luôn có cảm tình và ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do trước đây cũng như thành tựu xây dựng đất nước hiện nay của Việt Nam. Cuối năm 2005, Việt Nam và U-ru-guay kết thúc đàm phán về việc Việt Nam gia nhập WTO. Năm 2007, U-ru-guay ủng hộ Việt Nam ứng cử Uỷ viên không thường trực HĐBA/LHQ khoá 2008-2009. Tổng thống U-ru-guay đã thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11/2007.
Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam và U-ru-guay có nhiều tiềm năng có thể khai thác, nhất là trong các lĩnh vực mỏ, xây dựng, công nghiệp chế biến nông - thủy sản, xi măng, giấy... Việt Nam có thể xuất khẩu sang U-ru-guay những sản phẩm công nghiệp nhẹ, đồ điện, điện tử gia dụng.
>>> Tin liên quan:
- VNU - SHIMADZU: Có chung một triết lí phát triển
- Ngài Herman Van Rompuy: Các bạn là biểu tượng của mặt trời đang lên
|