Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Hữu Huấn

 1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Hữu Huấn

2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh:     29 / 01 / 1972                                       

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận  nghiên cứu sinh: Quyết định số 5429/SĐH ngày 30/10/2008 của Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 963/QĐ-SĐH, ngày 06/8/2009 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên, về việc điều chỉnh tập thể cán bộ hướng dẫn NCS.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu sự hình thành và phát tán hyđrosunfua từ sông Tô Lịch.

8. Chuyên ngành: Môi trường đất và nước                    

9. Mã số: 62 85 02 05

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải; PGS.TS Trần Yêm

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

-  Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là nghiên cứu đầu tiên đã xác định được một số đặc trưng của tỷ lệ phát thải khí H2S từ nước sông, thời gian tồn lưu trung bình của khí H2S trong môi trường nước, thời gian tồn lưu trung bình của khí H2S trong không khí và độ cao ảnh hưởng trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam.

- Đề tài luận án cũng là nghiên cứu đầu tiên đã hiệu chỉnh và áp dụng mô hình METI-LIS đối với nguồn phát thải dạng đường có đặc trưng là nguồn lạnh, với độ cao phát thải thấp ở Việt Nam.

- Bên cạnh đó, đề tài luận án còn là nghiên cứu đầu tiên xây dựng được mô hình dự báo tỷ lệ hình thành sunfua trong nước thải dựa trên một số thông số chính của chất lượng nước trong sông thoát nước thải (kênh hở) phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Đề tài luận án đã thiết kế, cải tiến thiết bị lấy mẫu quan trắc tỷ lệ phát thải khí H2S từ mặt nước phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam, qua đó hoàn thiện khả năng áp dụng phương pháp lấy mẫu quan trắc tỷ lệ phát thải khí H2S từ mặt nước, đồng thời mở ra cơ hội áp dụng cho việc quan trắc tỷ lệ phát thải của các chất khí khác từ môi trường đất và đất ngập nước.

- Đề tài luận án cũng đã làm sáng tỏ cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của biện pháp kiểm soát ô nhiễm khí H2S từ hệ thống thoát nước thải thông qua việc xác định được ngưỡng tối ưu về giá trị Eh đối với quá trình hình thành sunfua trong nước thải. Từ đó đề xuất biện pháp sục khí cưỡng bức để kiểm soát Eh trong nước thải nhằm giảm thiểu khả năng hình thành sunfua góp phần cải thiện chất lượng nước trên hệ thống sông thoát nước thải TP. Hà Nội.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Hữu Huấn (2010), “Khả năng sinh khí H2S từ nước sông Tô Lịch” Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 1, tr. 28-33.

[2] Nguyễn Hữu Huấn, Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Nhân Tuấn,Trần Yêm (2010), “Đánh giá nhanh khả năng phát thải khí H2S và khí nhà kính do hồ thủy điện Luangprabang”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26(5S), tr. 762-766.

[3] Nguyễn Hữu Huấn, Nguyễn Xuân Hải, Trần Yêm (2012), “Nghiên cứu ứng dụng mô hình METI-LIS dự báo mức ô nhiễm khí H2S từ sông Tô Lịch”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28(4S), tr. 95-102.

[4] Nguyen Huu Huan, Nguyen Xuan Hai, Tran Yem, Nguyen Nhan Tuan (2012), “METI-LIS model to estimate H2S emission rates from Tolich river, Vietnam”, ARPN Journal of Engineering and Applied Sciences 7(11), pp. 1473-1479.

[5] Nguyen Huu Huan, Nguyen Xuan Hai, Tran Yem, Nguyen Nhan Tuan (2013), “Factors effect to the sunfua generation in the Tolich river, Vietnam”, ARPN Journal of Engineering and Applied Sciences 8(3), pp. 190-199.

[6] Nguyen Thi Bich Nguyet, Nguyen Xuan Hai, Nguyen Huu Huan (2013), “Effect of irrigation regimes and fertilizers to Eh in the paddy soil of the Red river delta, Vietnam”, ARPN Journal of Agricultural and Biological Science 8(3), pp. 201-205.


 

 

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :