1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hà Thị Bắc
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 05/02/1980
4. Nơi sinh: Phú Thọ
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3503/QĐ-ĐT ngày 25 tháng 11 năm 2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định số 160/QĐ-TCT ngày 13 tháng 06 năm 2013 của Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị - Đại học quốc gia Hà Nội về việc điều chỉnh tên đề tài luận án.
7. Tên đề tài luận án: “Giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay”
8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
9. Mã số: 62 22 80 05
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Chí Bảo
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án: “Giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay” được tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta về gia đình và giáo dục gia đình.
- Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, phân tích các tư liệu, tác giả đã tiến hành phân tích và đánh giá khách quan thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hóa, khái quát hóa lý luận và thực tiễn về giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo cho các bậc cha mẹ trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em, phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu về gia đình, giáo dục đạo đức trong gia đình tại các cơ sở giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Trong những năm tới, gia đình Việt Nam vẫn tiếp tục đứng trước rất nhiều khó khăn và thách thức do những mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin gây ra. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận trẻ em hiện nay đã khiến các bậc cha mẹ phải nhìn nhận lại vai trò và trách nhiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em. Nếu chúng ta không khắc phục kịp thời những hiện tượng trên thì gia đình Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều bức xúc, bất ổn về đạo đức nảy sinh trong xã hội và trong chính gia đình của mình. Vì vậy, luận án Giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay cần được nghiên cứu trên nhiều phương diện cụ thể và có sự đầu tư hơn nữa trong những công trình tiếp theo, như:
- Nghiên cứu về những nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cụ thể trong gia đình gắn với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em. Nghiên cứu những biến đổi của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, v.v. đã và đang tác động mạnh mẽ đến giáo dục đạo đức trong gia đình.
- Tiếp tục đi sâu nghiên cứu về việc xây dựng các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, giúp cho các bậc cha mẹ có cở sở để định hướng giá trị, chuẩn mực đạo đức đúng đắn cho con cái.
- Tập trung đi sâu nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay. Qua đó, góp phần củng cố, tăng cường vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em Việt Nam hiện nay.
14. Các công trình khoa học liên quan đến luận án:
- Hà Thị Bắc (2010), “Ảnh hưởng của quá trình đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến gia đình nông thôn Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Những vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 63-74.
- Hà Thị Bắc (2011), “Cơ hội và thách thức với giá trị đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam trong hội nhập quốc tế”, Tạp chí Giáo dục lý luận (8), tr. 51-53.
- Hà Thị Bắc (2012), “Gia đình Việt Nam từ góc nhìn phát triển xã hội trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 33-40.
- Hà Thị Bắc (Chủ nhiệm đề tài) (2012), Ảnh hưởng của quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế đến các giá trị gia đình truyền thống Việt Nam, Đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Hà Thị Bắc (2012), “Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế”, Hội thảo khoa học quốc tế: Thực tại và tương lai của gia đình trong thế giới hội nhập, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr. 443-449.
- Hà Thị Bắc (2013), “Phát huy giá trị đạo đức của gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận (194), tr. 43-45.
- Hà Thị Bắc (Chủ nhiệm đề tài) (2013), Vấn đề đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Hà Thị Bắc (2014), “Ảnh hưởng của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đến giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận (208), tr. 73-76.
- Hà Thị Bắc (2014), “Tăng cường vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận (210), tr. 48-51.
- Hà Thị Bắc (2014), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng sản Điện tử (295), http://www.tapchicongsan.org.vn.
- Hà Thị Bắc (2014), “Phật giáo với giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận (215), tr. 80-83.
- Hà Thị Bắc (2014), “Một số yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận (220), tr. 61-64.
>>>>> Xem thông tin LATS bằng Tiếng Anh.
|