1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Cấn Thu Văn
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 02/8/1981
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 826/QĐ-SĐH
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai.
8. Chuyên ngành: Thủy văn học
9. Mã số: 62440224
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Xây dựng được một phương pháp tính toán tính dễ bị tổn thương do lũ trên cơ sở kết hợp thuật toán phân tích hệ thống phân cấp (AHP) và thuật toán tính trọng số Iyengar-Sudarshan áp dụng trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.
- Thiết lập được bộ tiêu chí để đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt trên lưu vực sông.
- Xây dựng được bộ chỉ số và bộ bản đồ chỉ số dễ bị tổn thương do lũ lụt chi tiết đến các xã thuộc các tiểu lưu vực trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn. Bộ chỉ số và bản đồ dễ bị tổn thương cho thấy bức tranh toàn cảnh về thiệt hại do lũ và giúp ích có hiệu quả cho công tác quy hoạch, quản lý, phòng chống và giảm thiểu thiên tai lũ lụt.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Kết quả của luận án có thể được sử dụng làm cơ sở phục vụ quy hoạch, quản lý phòng chống thiên tai lũ lụt các cấp trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Trên cơ sở bộ tiêu chí đã lựa chọn và thiết lập để đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, cần có nghiên cứu sâu hơn để tinh giảm bộ tiêu chí sao cho khối lượng thu thập, tính toán và xử lý dữ liệu tối ưu.
- Mỗi tiêu chí, thành phần, biến đã được xác định trọng số trong tính toán chỉ số dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, cần nghiên cứu chi tiết nội hàm (theo kịch bản) các biến, thành phần này để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến chỉ số dễ bị tổn thương.
- Tiến tới việc xây dựng một hệ thống các điểm thu thập thông tin, dữ liệu đồng bộ để cập nhật, đánh giá và chỉnh sửa bộ chỉ số và bản đồ dễ bị tổn thương nhằm phục vụ tốt hơn công tác quy hoạch phòng chống thiên tai lũ lụt cho từng địa phương cụ thể.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1]. Nguyễn Thanh Sơn, Cấn Thu Văn (2012), “Các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương - Lý luận và thực tiễn. Phần 1. Khả năng ứng dụng trong đánh giá tính dễ bị tổn thương lũ lụt ở Miền Trung Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28(3S), tr. 115-122.
[2]. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn (2013), “Các chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương lũ lụt và phương pháp tính toán”, Tuyển tập báo cáo Hội thảo Khoa học Quốc gia về khí tượng thủy văn, môi trường và biến đổi khí hậu lần thứ XVI Tập II. Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 27-29 tháng 6, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 203-211
[3]. Nguyễn Văn Hiếu, Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn (2013), “Ứng dụng mô hình MIKE FLOOD tính toán ngập lụt và mô phỏng phương án xây dựng đê cho lưu vực sông Lại Giang”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29(1S), tr. 64-71.
[4]. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Ngọc Anh, Đặng Đình Khá (2013), “Các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương - Lý luận và thực tiễn Phần 2. Áp dụng thử nghiệm tính toán chỉ số dễ bị tổn thương do lũ thuộc lưu vực sông Lam - tỉnh Nghệ An”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29(2S), tr. 223- 232.
[5]. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Ngọc Anh và Ngô Chí Tuấn (2014), “Xây dựng chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt sử dụng phương pháp phân tích hệ thống phân cấp (AHP) - Thử nghiệm cho vài đơn vị cấp xã tỉnh Quảng Nam thuộc vùng hạ lưu sông Thu Bồn”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn (643), tr. 10-18.
[6]. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn và Nguyễn Xuân Tiến (2014), “Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng đất đến kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thương do lũ – Áp dụng tính cho huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam thuộc hạ du lưu vực sông Thu Bồn”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn (643), tr. 40-44.
[7]. Nguyễn Thanh Sơn, Cấn Thu Văn (2014), “Các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương - Lý luận và thực tiễn. Phần 3: Tính toán chỉ số dễ bị tổn thương do lũ bằng phương pháp trọng số - Thử nghiệm cho đơn vị cấp xã vùng hạ lưu sông Thu Bồn”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 30(4S), tr. 150-158.
[8]. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn (2015), "Xây dựng phương pháp tính trọng số để đánh giá tính dễ bị tổn thương trên lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 31(1S), tr. 93-102.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|