1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Chu Anh Đào
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 23-01-1976
4. Nơi sinh: Phú Thọ
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 3201/QĐ-SĐH ngày 08/11/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu động thái và khả năng di chuyển của một số kim loại nặng (Cu, Pb, Zn) trong đất lúa sử dụng nước tưới từ sông Nhuệ khu vực Thanh Trì – Hà Nội.
8. Chuyên ngành: Môi trường đất và nước
9. Mã số: 62440303
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS Nguyễn Mạnh Khải
Hướng dẫn phụ: PGS.TS Nguyễn Ngọc Minh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Đã nghiên cứu làm sáng tỏ động thái của một số KLN (Cu, Pb, Zn) trong đất lúa khi sử dụng nước tưới từ sông Nhuệ (nguồn nước chịu tác động mạnh bởi nước thải đô thị): đó là nồng độ KLN hòa tan tăng trong thời kỳ đầu ngập nước, sau đó gần như không đổi và bắt đầu giảm đi. Các yếu tố môi trường như pH, Eh, Fe2+, Mn2+, CHC, các anion và cation… đều đồng thời có sự tương quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới động thái của KLN và được thể hiện ở các phương trình tương quan như sau:
[Cu]=1,81–0,424*pH+0,587*Fe–0,187*PO4+0,0467*Ca–0,0474*COD; [Pb]=1,19+0,00216*Eh+0,244*Fe+0,0262*SO4+0,0407*Ca–0,0145*COD;
[Zn]=–1,30–1,05*pH–0,0114*Eh+1,25*Fe+0,785*Mn+0,144*SO4+0,219*Ca–0,0335*COD.
Như vậy với điều kiện môi trường luôn biến đổi, động thái của KLN sẽ rất khó kiểm soát và là mối đe dọa lớn đối với hệ sinh thái đất, nhất là trong điều kiện các KLN liên tục được đưa vào đất qua các nguồn bổ sung trong nông nghiệp và lắng đọng khí quyển.
Đã sử dụng các mô hình mô phỏng sự phân bố, tích lũy và di chuyển của các KLN (Cu, Pb, Zn) trong môi trường đất lúa sử dụng nước tưới từ sông Nhuệ và nhận thấy: có sự khác biệt rõ rệt về hàm lượng KLN trong tầng đất mặt ở các khu vực khác nhau và vai trò của các nguồn đưa KLN vào trong đất đối với từng nguyên tố. Sự tích lũy Cu và Zn là rõ rệt hơn ở các khu vực sử dụng nước tưới từ sông Nhuệ hay xung quanh các khu công nghiệp. Trong khi đó, Pb có xu hướng phân bố dọc theo các tuyến giao thông; Tốc độ di chuyển qua phẫu diện đất của KLN liên quan chặt chẽ đến các thuộc tính của đất. Ở các tầng đất 0–50cm, với hàm lượng CHC và sét cao – đặc trưng cho đất lúa sẽ xảy ra xu hướng tích lũy, làm giảm tốc độ di chuyển của KLN, ở các tầng đất > 50cm xuống dưới khả năng phân tán của các KLN cao hơn so với các tầng đất bên trên. Tốc độ di chuyển từ tầng mặt xuống các tầng đất phía dưới của KLN trong đất tuân theo thứ tự: Zn2+ > Cu2+ > Pb2+. Thời gian di chuyển của Pb2+, Cu2+ và Zn2+ từ bề mặt xuống đến độ sâu 105 cm ở các phẫu diện khác nhau tương ứng là 740–1000, 600–880 và 400–510 ngày.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Từ các kết quả của luận án giúp các nhà quản lý đưa ra các biện pháp như kiểm soát chất lượng nước tưới, bố trí cây trồng hợp lý và các biện pháp canh tác phù hợp để giảm nhẹ tác động từ sự ô nhiễm KLN trong đất. Là nghiên cứu trường hợp (case study) có thể mở rộng cho các nghiên cứu về rửa trôi mất chất dinh dưỡng của đất lúa trong điều kiện ngập nước …
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu mô phỏng di chuyển KLN (Cu, Pb, Zn) thực tế kết hợp một vài thuộc tính quan trọng chưa được tích hợp vào trong những tính toán của mô hình (như sự tồn tại của các dòng ưu thế, hoạt động của cây trồng trên đất, sự di chuyển của các keo đất, sự phá hủy và hình thành các khoáng vô cơ…).
Nghiên cứu thí nghiệm trong phòng thí nghiệp kết hợp với các thí nghiệm thực tế ngoài đồng ruộng để đánh giá trực tiếp hơn tác động của điều kiện khử đến sự linh động của KLN.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án
[1]. Chu Anh Dao, Pham Manh Con, Nguyen Manh Khai (2010), “Characteristic of urban wastewater in Hanoi City – nutritive value and potential risk in using for agriculture”, Journal of Science, Earth Sciences Vietnam National University, Hanoi, 26 (1), pp 42–47.
[2]. Chu Anh Đào, Nguyễn Ngọc Minh, Phạm Vy Anh, Khương Minh Phượng, Nguyễn Mạnh Khải (2012), “Nghiên cứu sự tích lũy Kim loại nặng (Cu, Pb, Zn) trong đất canh tác khu vực huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 28 (4S), tr 26–32.
[3]. Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Thùy Linh, Chu Anh Đào, Phạm Mạnh Cổn, Nguyễn Thị Nga (2012), “Nghiên cứu chất lượng nước sông Nhuệ khu vực Hà Nội”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 28(4S), tr 111–117.
[4]. Chu Anh Đào, Khương Minh Phượng, Phạm Vy Anh, Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Mạnh Khải (2014), “Application of Hydrus – 1D model to simulate the transport of some selected heavy metals in paddy soil in Thanh Tri, Hanoi”, Journal of Earth and Environmental Sciences Vietnam National University, Hanoi, 30 (1), pp 22–30.
[5]. Thi Lan Huong Nguyen, Motohei Kanayama, Takahiro Higashi, Van Chinh Le, Thu Ha Doan, Anh Dao Chu (2014), “Assessment of the Water Quality of the Nhue River in Vietnam and its Suitability for Irrigation Water”, Journal of the Faculty of Agriculture Kyushu University, 59(1), pp 143–147.
[6]. Thi Lan Huong Nguyen, Motohei Kanayama, Takahiro Higashi, Van Chinh Le, Thu Ha Doan, Anh Dao Chu (2014), “Heavy Metal of Soil in Wastewater – Irrigated Agricultural Soil in a Surrounding Area of the Nhue River, Vietnam”, Journal of the Faculty of Agriculture Kyushu University, 59 (1), pp 149–154.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|