1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Cảnh Định
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 10/10/1985
4. Nơi sinh: Phù Cát, Bình Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 4374/QĐ-KHTN-CTSV, ngày 03/12/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn đào tạo số 741/QĐ-ĐHKHTN, ngày 31/02/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu các phức chất hỗn hợp kim loại với phối tử N’,N’,N’’’,N’’’-tetraetyl-N,N’’-pyriđin-2,6-đicacbonylbis(thioure)”
8. Chuyên ngành: Hóa vô cơ 9. Mã số: 62440113
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Hùng Huy
Hướng dẫn phụ: GS.TS. Triệu Thị Nguyệt
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Điểm mới 1: Đã thăm dò khả năng tạo phức chất hỗn hợp kim loại của H2L trong dung dịch và tìm điều kiện tối ưu để tổng hợp phức chất hỗn hợp kim loại dạng rắn.
Điểm mới 2: Đã tổng hợp, nghiên cứu thành phần và cấu tạo của 52 phức chất hỗn hợp ba nhân kim loại với phối tử H2L bằng các phương pháp phân tích hàm lượng ion kim loại (chuẩn độ complexon III), phân tích hàm lượng nguyên tố C, H, N, S; phổ IR, phổ khối lượng ESI-MS, phổ 1H NMR. 52 phức chất bao gồm: 24 phức chất MLnL-212 (M = Co, Ni, Zn và Ln = La, Ce, Pr, Nd, Eu, Gd, Dy, Er); 18 phức chất MLnL-213 (M = Co, Ni và Ln = Ce, Pr, Nd, Gd, Dy, Er; M = Zn và Ln = La, Ce, Pr, Eu, Gd, Er) ; 4 phức chất MAL-212 (M = Co, Ni, Zn và A = Ca; M = Zn và A = Ba) và 6 phức chất MAL-213 (M = Co, Ni, Zn và A = Ca, Ba). Các phức chất này đều là mới và chưa từng được công bố.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các phức chất MLnL-212, MLnL-213, MAL-212 và MAL-213 có công thức phân tử lần lượt là [M2LnL2(OAc)3], [M2LnL3](PF6), [M2AL2(OAc)2] và [M2AL3] (không bao gồm các phân tử dung môi phối trí và kết tinh). H2L bị tách hai proton N-H khi tham gia tạo phức chất, trong đó hai nhóm C=O và hai nhóm C=S tham gia phối trí vòng càng với các ion kim loại. Các anion AcO- đóng vai trò phối tử, nằm trong cầu nội của phức chất MLnL-212 và MAL-212. Anion PF6- trong phức chất MLnL-213 nằm ở cầu ngoại, đóng vai trò trung hòa điện tích của cation phức chất [M2LnL3]+. Kết quả nghiên cứu bằng phổ 1H NRM cho thấy các phức chất có cấu trúc đối xứng ở trong dung dịch và có sự giải tỏa electron π trong hệ, làm cho mức độ cứng nhắc của liên kết (S)C-N(C2H5)2 được tăng cường so với trong phối tử tự do.
Điểm mới 3: Đã xác định được 19 cấu trúc của 18 phức chất hỗn hợp kim loại bằng phương pháp nhiễu xạ tia X đơn tinh thể, bao gồm:
- 4 phức chất CoLnL-212:
|
[Co2LaL2(OAc)3(CH3OH)(H2O)]
[Co2PrL2(OAc)3]
[Co2EuL2(OAc)3].(CH3OH)4
[Co2GdL2(OAc)3].(CH3OH)4)
|
- 3 phức chất NiLnL-212:
|
[Ni2PrL2(OAc)3(CH3OH)2].(CH3OH)2 [Ni2EuL2(OAc)3(CH3OH)2].(H2O)2
[Ni2ErL2(OAc)3(H2O)].C7H8
|
- 2 phức chất ZnLnL-212:
|
[Zn2CeL2(OAc)3]
[Zn2EuL2(OAc)3]
|
- 1 phức chất CoCeL-213:
|
[Co2CeL3(CH3OH)2](PF6).(CH3OH)2
|
- 2 phức chất NiLnL-213:
|
[Ni2CeL3(CH3OH)2](PF6).(CH3OH)2 [Ni2PrL3(H2O)2](PF6).(CH3OH)2.(H2O)2
|
- 1 phức chất ZnLaL-213:
|
[Zn2LaL3(CH3OH)2](PF6).(CH3OH)2
|
- 1 phức chất NiCaL-212:
|
[Ni2CaL2(OAc)2(CH3OH)4]
|
- 1 phức chất ZnCaL-212:
|
[Zn2CaL2(OAc)2]
|
- 1 phức chất CoBaL-213:
|
[Co2BaL3(CH3OH)].CH3OH
|
- 1 phức chất NiBaL-213:
|
[Ni2BaL3]
|
- 1 phức chất ZnBaL-213:
|
Kết tinh hệ tam tà:
[Zn2BaL3(CH3OH)].CH3OH
Kết tinh hệ đơn tà: [Zn2BaL3(CH3OH)2].(CH3OH).(H2O)2
|
Kết luận đưa ra từ các phương pháp nghiên cứu khác đều phù hợp với kết quả nghiên cứu nhiễu xạ tia X đơn tinh thể. Cấu trúc của chúng cho thấy: Ni(II), Co(II) hoặc Zn(II) liên kết với hợp phần aroylthioure của phối tử L2- thông qua các nguyên tử O, S theo kiểu cis-bischelat hoặc fac-trischelat; Ln(III) hoặc kim loại kiềm thổ A(II) liên kết với hợp phần điaxylpyriđin của L2- thông qua các nguyên tử O, N, O. Trong đa số các phức chất MLnL-212 và MCaL-212: Ni(II) phối trí bát diện, Zn(II) và Co(II) phối trí chóp tứ giác, Ln(III) có số phối trí 9-10, Ca(II) có số phối trí 8-9. Trong các phức chất MLnL-213 và MBaL-213: Co(II), Ni(II) và Zn(II) đều phối trí bát diện dạng fac, Ln(III) có số phối trí 11, Ba(II) có số phối trí 9-11. Kết quả nghiên cứu phức chất bằng nhiễu xạ tia X đơn tinh thể đã giải thích được sự phụ thuộc của thành phần và cấu trúc của phức chất vào cấu tạo của phối tử và tính chất của các ion kim loại.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Có tiềm năng ứng dụng cao trong các lĩnh vực như vật liệu từ, vật liệu phát huỳnh quang, cũng như trong xúc tác hóa học.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu các tính chất từ, tính chất quang của các phức chất để tìm ra ứng dụng của chúng.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Lê Cảnh Định, Vũ Thị Kim Thoa, Triệu Thị Nguyệt, Nguyễn Hùng Huy (2013); “Tổng hợp và nghiên cứu phức chất đa nhân hỗn hợp kim loại của Ni2+ và đất hiếm Ln3+ với phối tử N,N- pyriđin-2,6- đicacbonyl-bis(đietylthioure)”, Tạp chí hóa học, T51(2AB), tr. 198-202
[2] Lê Cảnh Định, Vũ Thị Kim Thoa, Triệu Thị Nguyệt, Nguyễn Minh Hải, Nguyễn Hùng Huy (2013); “Tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc của phức chất hỗn hợp kim loại Zn2+ và đất hiếm Ln3+ với phối tử 2,6-pyriđinđicacbonyl-bis(N,N-đietylthioure)”, Tạp chí hóa học, T51 (3AB), tr. 373-377
[3] Lê Cảnh Định, Vũ Thị Kim Thoa, Triệu Thị Nguyệt, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn Hùng Huy (2013); “Cấu trúc nhiễu xạ tia X đơn tinh thể của phức chất ba nhân của Ni2+ và Pr3+ với phối tử 2,6-pyriđinđicacbonyl - bis (N,N-đietylthioure)”, Tạp chí hóa học, T51(3AB), tr. 476-479
[4] Lê Cảnh Định, Triệu Thị Nguyệt, Nguyễn Minh Hải, Nguyễn Hùng Huy (2014); “Phức chất đa nhân mới của Zn(II) và ion kiềm thổ Ca(II), Ba(II) với phối tử 2,6-pyriđinđicacbonyl-bis(N,N-đietylthioure)”, Tạp chí hóa học, T52(5A), tr. 324-327
[5] Lê Cảnh Định, Triệu Thị Nguyệt, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn Hùng Huy (2015); “Tổng hợp và nghiên cứu phức chất ba nhân [Zn2Ca(L)2(CH3COO)2] của phối tử 2,6-pyriđinđicacbonyl-bis(N,N-đietylthioure)”, Tạp chí hóa học, T53(4E1), tr. 88-91
[6] Lê Cảnh Định, Triệu Thị Nguyệt, Trương Thị Cẩm Mai, Nguyễn Hùng Huy (2016), “Nghiên cứu cấu trúc của phức chất hỗn hợp kim loại Zn và Ca với phối tử N’,N’,N’’’,N’’’-tetraetyl-N,N’’-pyriđin-2,6-đicacbonylbis(thioure) bằng nhiễu xạ tia X đơn tinh thể”, Tạp chí hóa học, T54(5E1,2), tr. 140-143.
[7] Lê Cảnh Định, Triệu Thị Nguyệt, Trương Thị Cẩm Mai, Nguyễn Hùng Huy (2016), “Tổng hợp và nghiên cứu phức chất hỗn hợp kim loại [Zn2BaL2(OAc)2] với phối tử N’,N’,N’’’,N’’’-tetraetyl-N,N’’-pyriđin-2,6-đicacbonylbis(thioure) (H2L)”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, T32, S4, tr. 281-286.
[8] Nguyen H.H., Jegathesh J.J., Takiden A., Hauenstein D., Pham C.T., Le C.D., Abram U. (2016), “2,6-Dipicolinoylbis(N,N-dialkylthioureas) as Versatile Building Blocks for Oligo- and Polynuclear Architectures”, Dalton Trans., 45, pp. 10771-10779.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|