1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Anh Đức
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 10/05/1982
4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3613/QĐ-SĐH, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Chế tạo và nghiên cứu vật liệu tổ hợp từ-điện với lớp từ giảo có cấu trúc nano và vô định hình dùng cho cảm biến từ trường micro-tesla
8. Chuyên ngành: Vật liệu và linh kiện nano
9. Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Hương Giang
GS.TS Nguyễn Hữu Đức
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
+ Chế tạo thành công vật liệu tổ hợp từ điện dạng màng mỏng TbFeCo/PZT (Terfecohan/PZT) và dạng tấm Metglas/PZT.
+ Xác định được nhiệt độ ủ tối ưu cho màng Terfecohan. Màng mỏng sau khi ủ xuất hiện cấu trúc tinh thể nano và do đó đã làm tăng cường tính chất từ, từ giảo và từ-điện phục vụ cho mục đích chế tạo cảm biến từ trường yếu có độ nhạy và độ phân giải cao.
+ Tối ưu hóa cấu hình vật liệu tổ hợp từ-điện dạng tấm (số lớp, kích thước, cấu trúc, …).
+ Đề xuất được mô hình lý thuyết để mô phỏng và tính toán chính xác một số thông số vật lý của hiệu ứng từ-điện cho kết quả phù hợp với kết quả thực nghiệm.
+ Chế tạo thành công các mẫu thử: cảm biến từ trường trái đất 1D, 2D và 3D từ vật liệu tổ hợp từ điện với cấu hình tối ưu. Khảo sát thành công khả năng đo cường độ từ trường trái đất và góc định hướng của nó với độ nhạy và độ phân giải cao.
+ Đóng gói hoàn thiện thiết bị cảm biến đo góc bao gồm đầu đo tích hợp với mạch điện tử.
+ Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được phát triển tiếp tục theo hướng hoàn thiện sản phẩm ứng dụng tiến tới thương mại hóa sản phẩm.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Sử dụng các cảm biến từ trường trái đất 1D, 2D và 3D kết hợp với bộ thiết bị hiển thị như một la bàn điện tử thế hệ mới và sử dụng trong các hệ thống tự động kiểm soát và bám sát góc tầm, hướng của máy thu thông tin vệ tinh.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu cấu hình cảm biến từ trường dựa trên vật liệu tổ hợp từ điện Metglas/PZT phù hợp cho các ứng dụng đo cường độ dòng điện, đo nhịp tim, phát hiện hạt nano từ và cảm biến y – sinh.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
a) Đỗ Thị Hương Giang, Phạm Anh Đức, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Thế Hiện, Nguyễn Hữu Đức (2012), “Enhancement of the Magnetic Flux in Metglas/PZT – Magnetoelectric Integrated 2D Geomagnetic Device”, Journal of Magnetics, 17(4), 308 – 315
b) Đỗ Thị Hương Giang, Phạm Anh Đức, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Thế Hiện, Nguyễn Hữu Đức (2012), “Spatial angular positioning device with three – dimensional magnetoelectric sensors”, Review of scientific instruments, 83, 095006
c) Đỗ Thị Hương Giang, Phạm Anh Đức, Nguyễn Thị Ngọc,Nguyễn Hữu Đức (2012), “Geomagnetic sensors based on Metglas/PZT laminates”, Sensors and Actuators A, A179, 78 – 82
d) Phạm Anh Đức, Đỗ Thị Hương Giang, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Hữu Đức (2013), “Nghiên cứu, tối ưu cấu hình và mô phỏng lý thuyết hiệu ứng từ điện trên các vật liệu tổ hợp Metglas/PZT”, SPMS 2013
e) Phạm Anh Đức, Nguyễn Thị Ngọc, Lê Khắc Quynh, Nguyễn Hữu Đức, Đỗ Thị Hương Giang (2015), “Chế tạo và nghiên cứu màng mỏng từ - điện Terfercohan/PZT cấu trúc nano”, SPMS2015
|