1. Họ và tên nghiên cứu sinh: ĐINH THỊ PHƯƠNG LAN
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 05/06/1976
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận NCS theo QĐ số: 560/QĐ-ĐT ngày 21/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội được giao đề tài tiến sĩ: “Chính sách tài chính nhằm phát triển giáo dục dân tộc khu vực Nam Trung Bộ”
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Đề tài được phép chỉnh sửa thành: “Tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số khu vực Nam Trung Bộ”, tại Quyết định số 476/QĐ-ĐT ngày18/06/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.
Trở về cơ quan công tác và tiếp tục hoàn thành chương trình đào tạo tại Quyết định số 2042/QĐ-ĐT, ngày 29/12/2016.
Đề tài tiếp tục được chỉnh sửa thành: “Hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục” tại Quyết định số 20/QĐ – ĐHGD ngày 04/01/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.
7. Tên đề tài luận án: “Hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục”
8. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
9. Mã số: 9 14 01 14
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Lộc, TS. Phạm Quang Sáng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Về lý luận:
Chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số là một trong những biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội trong giáo dục. Trong quá trình của một chính sách, hoàn thiện là một khâu mang tính qui luật. Cùng với sự biến động của bối cảnh KT - XH, của đối tượng hưởng thụ chính sách, thì khả năng tiếp cận chính sách, sự tác động của chính sách cũng biến đổi theo. Chính sách chỉ có thể được hoàn thiện trên cơ sở đánh giá tác động, nghiên cứu những thay đổi trong điều kiện phát triển KT - XH của vùng miền, đối tượng thụ hưởng thụ chính sách.
Luận án hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số, khung lý thuyết đánh giá tác động của hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số.
Về thực tiễn
Đánh giá tác động của hoàn thiện chính sách; thực trạng quá trình chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số, luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục: 1. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số: (i) Hoàn thiện chính sách hỗ trợ giảm thiểu khó khăn vì điều kiện kinh tế gia đình; (ii) Hoàn thiện chính sách hỗ trợ giảm thiểu khó khăn vì vùng cư trú; (iii) Tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ tăng cường tiếng Việt; (iv) Tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển thể chất; (v) Tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc; (vi) Tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ bình đẳng giới; (vii) Tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách phân luồng, hướng nghiệp, dạy nghề; (viii) Tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; (ix) Hoàn thiện chính sách tăng khả năng tiếp cận giáo dục, đào tạo chất lượng; (x) Hoàn thiện chính sách hỗ trợ học sinh phổ thông dân tộc rất ít người, di cư. 2. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ gián tiếp đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục: (i) Tổ chức thực hiện hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở vật chất giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số; (ii) Hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số. 3. Thực hiện tốt các khâu của quá trình chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục: (i) Nâng cao chất lượng xây dựng, quản lý thông tin thống kê làm cơ sở cho xác định vấn đề chính sách; (ii) Xây dựng, thông qua chính sách phù hợp vùng thụ hưởng chính sách, đối tượng thụ hưởng chính sách; (iii) Phối hợp, phân cấp phù hợp, hiệu quả trong tổ chức thực hiện chính sách; (iv) Nâng cao chất lượng đánh giá chính sách; (v) Củng cố, duy trì, hoàn thiện kịp thời, hiệu quả chính sách.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Có tác dụng khuyến nghị hoàn thiện chính sách trong thực tiễn.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
[1] Đinh Thị Phương Lan (2017), “Một số giải pháp hoàn thiện quá trình chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học giáo dục, tháng11/2017 (146), tr. 45 – 49.
[2] Đinh Thị Phương Lan (2017), “Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện một số nội dung chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số vùng dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục”, Tạp chí quản lý giáo dục, tháng 11/2017 (11), tr. 9 -16.
[3] Đinh Thị Phương Lan (2017), “Chính sách tài chính đối với học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trong bối cảnh hiên nay”, Tạp chí giáo dục, tháng 12/2017 (419), tr. 10 – 13.
|