1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thu Thủy
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/02/1980
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 2385/SĐH ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Đại học Quốc Gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Một số phương pháp song song dạng Runge-Kutta giải bài toán không cương
8. Chuyên ngành: Toán học tính toán
9. Mã số: 62 46 30 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Nguyễn Hữu Công
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Luận án đã đề xuất và nghiên cứu được ba phương pháp số để giải bài toán giá trị ban đầu không cương là:
- Phương pháp lặp song song hiệu chỉnh hai bước một dạng Runge-Kutta dựa trên điểm trùng khớp (collocation) Gauss-Legendre.
- Phương pháp lặp song song giả Runge-Kutta hai bước với chiến lược điều khiển bước lưới.
- Phương pháp giả Runge-Kutta ba bước hiển.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Có thể ứng dụng trong tính toán khoa học.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu thêm các phương pháp khác hiệu quả hơn để giải bài toán giá trị ban đầu của hệ phương trình vi phân.
- Nghiên cứu mở rộng các phương pháp này cho bài toán giá trị ban đầu của hệ phương trình vi phân có trễ.
- Nghiên cứu mở rộng các phương pháp này cho hệ phương trình vi phân cấp hai.
- Nghiên cứu viết chương trình của các thuật toán trong luận án thành các code chạy trên máy song song.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] N.H. Cong and N.T. Thuy, “Two-step-by-two-step PIRK-type PC methods based on Gauss-Legendre collocation points”, Journal of Computational and Applied Mathematics, 236(2011), 225-233
[2] N.H. Cong and N.T. Thuy, “Stability of Two-Step-by-Two-Step IRK methods based on Gauss-Legendre collocation points and an application”, Vietnam Journal of Mathematics, 40(2012), no.1, 115-126
[3] N.H. Cong and N.T. Thuy, “Parallel iterated pseudo two-step RK methods with stepsize control”, Japan Journal of Industrial and Applied Mathematics, 31, no.2, pp. 441-460. (SCI)
[4] N.H. Cong and N.T. Thuy, “A class of explicit pseudo three-step Runge-Kutta methods” (submitted).
|