1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thị Việt Anh
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 23/03/1971
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 2259/SĐH ngày 07/12/2006 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định cho phép NCS tạm ngừng học tập số 3215/QĐ-ĐT ngày 03/10 năm 2012 của Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Công văn cho phép NCS tiếp tục chương trình học tập số 3597/ĐHQGHN-ĐT ngày 10/10/2013 của Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Công văn cho phép NCS gia hạn thời gian bảo vệ luận án số 4654/ĐHQGHN-ĐT ngày 20/12/2013 của Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vực Hà Nội
8. Chuyên ngành: Môi trường không khí
9. Mã số: 62.85.02.10
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Xuân Cơ
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Các yếu tố có lợi cho môi trường không khí như độ che phủ của cây xanh và diện tích mặt nước được tính đến trong bài toán đánh giá chất lượng không khí ở Việt Nam một cách định lượng.
- Lần đầu tiên đưa ra qui trình đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí có tính đến tác động tổng hợp của cả các yếu tố gây ô nhiễm và yếu tố cải thiện chất lượng môi trường không khí (cây xanh, mặt nước).
- Kết hợp hệ phương pháp mô hình hóa, công cụ GIS, phương pháp chập bản đồ môi trường để xây dựng chỉ số tổng hợp và bản đồ đánh giá chất lượng môi trường không khí cho một khu vực đô thị.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Góp phần mở ra một hướng nghiên cứu mới trong đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí, có tính đến yếu tố cây xanh, mặt nước – yếu tố có thể giảm thiểu ô nhiễm hữu hiệu.
- Cung cấp cơ sở khoa học trong thiết kế khu vực bảo tồn, trồng cây xanh, bảo tồn diện tích mặt nước tăng cường loại bỏ các chất ô nhiễm nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng.
- Có thể ứng dụng phương pháp đánh giá tổng hợp vào giải quyết các bài toán thực tiễn đối với môi trường không khí như: Đánh giá tác động môi trường, qui hoạch môi trường, qui hoạch mạng lưới điểm quan trắc, qui hoạch không gian phân bố vùng cách ly vệ sinh công nghiệp, phục vụ công tác giám sát, cảnh báo ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội và mở rộng cho các khu vực đô thị tương ứng.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học trong việc thiết kế, lựa chọn khu vực phù hợp trồng cây xanh cải thiện chất lượng không khí.
- Ước tính khả năng lọc bụi của cây xanh ở Hà Nội.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1]. Phạm Thị Việt Anh, Hoàng Xuân Cơ (2006), “Nghiên cứu, xây dựng phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vực thành phố Hà Nội”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 22 (3B), tr.80-84.
[2]. Phạm Thị Việt Anh (2008), “Bước đầu nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí cho khu vực huyện Thanh Trì, Hà Nội”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 24 (1S), tr.1-5.
[3]. Phạm Ngọc Hồ, Dương Ngọc Bách, Phạm Thị Việt Anh, Nguyễn Khắc Long (2008), “Ứng dụng mô hình hộp để đánh giá sự biến đổi nồng độ SO2, NO2, và bụi PM10 theo thời gian trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 24 (1S), tr.87-95.
[4]. Phạm Thị Việt Anh, Hoàng Xuân Cơ, Phạm Thị Thu Hà, Cấn Anh Tuấn (2010), “Nghiên cứu sử dụng mô hình ISC3 trong đánh giá ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội do các nguồn thải công nghiệp”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 26 (5S), tr. 673-678.
[5]. Phạm Thị Thu Hà, Phạm Thị Việt Anh, Cấn Anh Tuấn (2010), “Đánh giá hiện trạng mưa axít ở một số khu vực thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh)”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 26 (5S), tr. 710-719.
[6]. Cấn Anh Tuấn, Hoàng Xuân Cơ, Phạm Thị Việt Anh, Phạm Thị Thu Hà (2011), “Những vấn đề thiệt hại và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm không khí”, Tạp chí Môi trường (9), tr. 48-52.
[7]. Phạm Thị Việt Anh, Phạm Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2011), “Đánh giá khả năng ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng quận Hai Bà Trưng và quận Ba Đình, Hà Nội”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 27 (5S), tr. 282-291.
[8]. Phạm Thị Việt Anh, Nguyễn Thị Thúy Hường (2012), “Đánh giá chất lượng không khí nội thành Hà Nội bằng chỉ tiêu tổng hợp dựa trên số liệu trạm quan trắc tự động”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 28 (4S), tr.1-9.
[9]. Phạm Thị Việt Anh (2014), “Vai trò của cây xanh, mặt nước trong phân hạng chất lượng không khí ở Hà Nội”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 30 (4S), tr.1-7.
|