1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đặng Văn Đoàn
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 01/8/1979
4. Nơi sinh: Hải Dương
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 2048/QĐ-SĐH ngày 09/7/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu chế tạo cột vi chiết mao quản hở để xác định một số chất cơ clo dễ bay hơi trong môi trường nước
8. Chuyên ngành: Hóa môi trường
9. Mã số: 62440120
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Quang Huy, GS.TSKH Nguyễn Đức Huệ
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Lần đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu và lựa chọn than hoạt tính (GCB) và co-polyme polidimetylsiloxan (PDMS) tạo lớp màng phủ GCB và PDMS của cột vi chiết pha rắn mao quản hở (OT-SPME) để phân tích một số chất cơ clo dễ bay hơi (Cl-VOC) trong nước.
- Lần đầu tiên chế tạo thành công cột vi chiết pha rắn mao quản hở (OT-SPME) với màng phủ bên trong thành cột mao quản là thép không rỉ gồm GCB và PDMS. Cột vi chiết OT-SPME có chiều dài 7,5 cm, đường kính ngoài 0,6 mm, đường kính trong 0,419 mm; lớp màng phủ GCB/PDMS có độ dầy 27,50 µm, chiều dài lớp phủ 0,5 cm; phần cột không có màng phủ GCB/PDMS có đường kính trong là 0,1 mm cho hiệu quả vi chiết Cl-VOC cao nhất.
- Bước đầu đóng góp vào việc giải thích quá trình vi chiết các chất Cl-VOC trong không gian hơi lên trên màng phủ GCB/PDMS, trong đó cùng tồn tại hai quá trình hấp phụ và phân bố hòa tan chất.
- Đã sử dụng cột vi chiết OT-SPME chế tạo được kết hợp với phương pháp không gian hơi và sắc ký khí đêtectơ khối phổ (GC/MSD) để phân tích xác định một số chất Cl-VOC trong các mẫu nước mặt lấy ở một số sông, hồ thuộc nội thành thành phố Hà Nội. Kết quả phân tích 132 mẫu nước mặt cho thấy nồng độ các chất Cl-VOC xác định được tại thời điểm lấy mẫu đều thấp hơn các giá trị cho phép trong tiêu chuẩn nước mặt của Châu Âu và Nhật Bản; đây là những số liệu ban đầu đầu tiên về nồng độ các chất Cl-VOC trong nước mặt một số sông, hồ ở Hà Nội được xác định.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Sử dụng cột vi chiết OT-SPME chế tạo được để phân tích các chất Cl-VOC trong các mẫu không khí, mẫu đất.
- Có thể thay thế các sợi vi chiết thương mại để phân tích cùng một loại chất trong cùng một đối tượng mẫu.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tiếp tục nghiên cứu mở rộng ứng dụng của cột vi chiết OT-SPME đã chế tạo để phân tích các chất khác nhau trong các loại mẫu khác nhau như mẫu nước, khí, dược phẩm, thực phẩm, mẫu sinh học, độc chất,…
- Nghiên cứu chế tạo các cột OT-SPME có các loại pha tĩnh khác nhau và có các kích thước khác nhau để mở rộng phạm vi ứng dụng trong phân tích.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Trần Mạnh Trí, Nguyễn Mai Dung, Nguyễn Đức Huệ, Trần Thị Như Mai, Đặng Văn Đoàn (2010) “Nghiên cứu xác định hợp chất clo bay hơi trong không khí bằng phương pháp vi chiết pha rắn kim rỗng kết hợp với sắc kí khí (GC/ECD)”, Tạp chí phân tích Hoá, Lý và Sinh học, Tập 15, số 3, trang 99-107.
[2] Đặng Văn Đoàn, Đỗ Quang Huy, Nguyễn Đức Huệ (2012) “Xác định Tetracloetylen trong nước bằng phương pháp sắc ký khí kết hợp với kỹ thuật vi chiết pha rắn ống mao quản hở”, Tạp chí Hóa học, T50, số 2, trang 233-238.
[3]. Đặng Văn Đoàn, Đỗ Quang Huy, Nguyễn Đức Huệ (2015) “Phát triển kỹ thuật vi chiết pha rắn mao quản hở để xác định một số chất clo hữu cơ dễ bay hơi trong môi trường nước”, Tạp chí Hóa học, T.53, số 4e2, trang 68-73.
[4]. Đặng Văn Đoàn, Đỗ Quang Huy, Nguyễn Đức Huệ (2015) “Đánh giá cột vi chiết pha rắn mao quản hở trong phân tích xác định một số chất clo hữu cơ dễ bay hơi trong môi trường nước”, Tạp chí Hóa học, T.53, số 4e2, trang 47-53.
[5]. Đặng Văn Đoàn, Đỗ Quang Huy, Nguyễn Đức Huệ (2015) “Đặc tính của cột vi chiết pha rắn mao quản hở trong phân tích xác định một số chất clo hữu cơ dễ bay hơi trong môi trường nước”, Tạp chí khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T31, số 2, trang 8-17.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|